7. Kết cấu của đề tài
2.3. Đánh giá chung về tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm
2.3.2. Nhược điểm và nguyên nhân
2.3.2.1. Những nhược điểm
Bên cạnh những thành công đã đạt được, công tác tạo động lực làm việc cho người lao động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bắc Ninh Trường Hải vẫn cịn khơng ít những hạn chế cần phải khắc phục, cụ thể:
Công tác tạo động lực thơng qua các biện pháp kích thích vật chất - Về tiền lương: Công tác tiền lương là yếu tố quan trọng nhất trong công tác tạo động lực, tuy nhiên quy chế tiền lương của Cơng ty cịn tồn tại bất cập cần khắc phục, vẫn còn sự chênh lệch tương đối cao về mức lương của lao động thuộc khối cơng trường và khối văn phịng, cũng như mức lương của nhân viên và lãnh đạo. Điều này có thể đưa đến những tiêu cực trong q trình lao động.
- Về tiền thưởng: Hệ thống tiền thưởng còn chưa đa dạng và phong phú, chế độ thưởng đột xuất rất ít được áp dụng, kết quả thực hiện cơng việc chưa sử dụng triệt để trong công tác tiền thưởng, điều này đã làm giảm ý nghĩa của tiền thưởng trong việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động.
- Về chế độ và phúc lợi: Chế độ phúc lợi và phụ cấp mặc dù đã khá đầy đủ nhưng giá trị khích lệ chưa cao so với mặt bằng chung, dẫn đến người lao động “đứng núi này, trông núi nọ”, so sánh về sự chênh lệch về mức thưởng của các doanh nghiệp, gây xáo trộn trong tâm lý.
Công tác tạo động lực thơng qua các biện pháp kích thích tinh thần - Về phân cơng, bố trí cơng việc: u cầu tại một số vị trí cơng việc cịn khá đơn giản, chưa thực sự quan tâm nhiều đến năng lực của người lao động. Công ty cần gắn cơng tác này cùng với các biện pháp kích thích về vật chất mới nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác tạo động lực lao động.
hiện khá tốt tuy nhiên thiếu sự đồng bộ, trên cơng trường cịn thiếu máy móc tiên tiến để công việc đạt hiệu quả hơn.
- Về công tác phát triển và đào tạo nguồn nhân lực: Công tác đào tạo chưa bám sát các kỹ năng cần thiết phục vụ công việc hàng ngày. Vẫn cịn các khóa đào tạo nội bộ cịn dàn trải, chưa bám sát nội dung thực tiễn nên hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được người lao động dẫn đến người lao động tham gia với tính chất điểm danh, đối phó.
- Về văn hóa doanh nghiệp: Định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp chưa rõ ràng, thiếu sự bài bản và chuyên nghiệp.
- Vị trí, vai trị của Tổ chức Cơng đoàn chưa được phát huy. Việc tổ chức các phong trào thi đua trong Công ty chưa được thường xuyên.
2.3.2.2. Nguyên nhân
- Nhận thức của Ban Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bắc Ninh Trường Hải chưa đồng đều, chưa có sự thống nhất cao trong cách đánh giá nhu cầu của người lao động. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bắc Ninh Trường Hải hiện nay chưa tiến hành các hoạt động đồng bộ xác định nhu cầu của người lao động để làm căn cứ xây dựng các biện pháp tạo động lực cho người lao động thông qua việc thỏa mãn nhu cầu. Công ty chưa thấy được nhu cầu nào đang là nhu cầu cấp bách của từng nhóm người lao động nên gặp khơng ít khó khăn khi xây dựng các biện pháp tạo động lực lao động.
- Hiện tại, Công ty chưa chưa đưa ra được các tiêu chí cụ thể để đánh giá việc thực hiện cơng việc của người lao động. Khó khăn mà Cơng ty vướng phải chính là nguồn kinh phí chi riêng cho các hoạt động này còn eo hẹp và do các điều phối nguồn vốn của ban giám đốc Công ty chưa sắp xếp được hài hòa hợp lý các nguồn quỹ phúc lợi.
- Việc xây dựng các chính sách, chế độ liên quan đến quyền lợi vật chất và tinh thần của người lao động cịn mang tính thụ động; chưa mạnh dạn đầu tư tài chính cho các cơng tác liên quan đến tạo động lực lao động. Cụ thể:
Công ty hiện chỉ thực hiện các chế độ phúc lợi bắt buộc, các hoạt động về đời sống tinh thần cịn đơn điệu, khơng tạo được kết nối cho người lao động. Bên cạnh đó, các chính sách về lương thưởng, chính sách đào tạo cũng còn nhiều hạn chế do nguồn vốn đầu tư cho tạo động lực lao động không nhiều.
- Về phía người lao động, do nhận thức, quan điểm của chính người lao động trong Cơng ty cịn chưa thống nhất. Tại Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bắc Ninh Trường Hải, người lao động chưa dám mạnh dạn đề đạt yêu cầu về công việc, quyền lợi và trách nhiệm của bản thân; khiến ban lãnh đạo Cơng ty khó tiếp cận với nhu cầu của người lao động và sẽ khó đưa ra được các biện pháp xử lý kịp thời. Trong 3 nhóm lao động: chỉ có nhóm cán bộ cấp trung trở lên thường xuyên có cơ hội xây dựng ý kiến đóng góp, trong khi đó nhóm cán bộ nhân viên kỹ thuật và nhóm nhân viên hành chính ít khi có cơ hội để trình bày nguyện vọng.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2 tác giả đã nêu khái quát về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bắc Ninh Trường Hải. Qua tìm hiểu cơ bản về Công ty và trên cơ sở các lý luận về tạo động lực lao động, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bắc Ninh Trường Hải. Chương 2 của đề tài đã làm rõ thực trạng nhân lực tại Công ty, các biện pháp tạo động lực lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động tại Cơng ty. Q trình phân tích thực trạng tạo động lực tiếp cận theo hướng “tạo động lực thông qua sự thỏa mãn nhu cầu của người lao động”, tác giả nhận thấy tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bắc Ninh Trường Hải đã đạt được những kết quả nhất định về môi trường làm việc, mơi quan hệ đồn kết giữa các nhân viên, Cơng ty đã có sự quan tâm nhất định đến đời sống của cán bộ nhân viên, tác giả đã đánh giá những kết quả và hạn chế trong hoạt động tạo động lực lao động tại Công ty: xác định được mục tiêu tạo động lực lao động, xây dựng được hệ thống và biện pháp tạo động lực lao động để thúc đẩy nhân viên Cơng ty tích cực làm việc, hồn thành tốt các cơng việc và mục tiêu mà đơn vị đề ra.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như mức lương, thưởng còn thấp, và thiếu linh hoạt trong việc thúc đẩy lao động bằng các hoạt động văn hóa, tinh thần, vấn đề bố trí, sắp xếp nhân sự chưa thực sự hợp lý… Việc nghiên cứu những nội dung này giúp đề tài đưa ra được đề xuất về các giải pháp phù hợp để tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bắc Ninh Trường Hải. Nội dung giải pháp được trình bày tiếp ở chương 3.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN BẮC NINH
TRƢỜNG HẢI
3.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng tạo động lực lao động của Công ty