Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nông dân Bạc Liêu trong xây dựng nông thôn mới hiên nay (Trang 39 - 51)

8. Kết cấu của luận văn

1.2. Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Vai trò, theo từ điển tiếng Việt năm 1997 của Viện Ngôn ngữ, “là tác dụng,

chức năng trong hoạt động, phát triển của cái gì đó ” [70; tr. 1057].

Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới là tác dụng của nông dân trong xây dựng, thúc đẩy sự ra đời, phát triển của nông thôn mới ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là sự nghiệp xây dựng nông thôn mới với những tiêu chí cụ thể nêu trên sẽ không thực hiện được nếu không có sự tham gia đóng góp của nông dân.

Ở Việt Nam, nông dân chiếm hơn 90% dân số nên họ là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng giải phóng giành độc lập cho dân tộc, giành ruộng đất cho nông dân. Trong công cuộc xây dựng CNXH, giai cấp nông dân cũng là lực lượng cơ bản để thực hiện mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Trong công cuộc đổi mới đất nước, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở nước ta.

Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xây dựng cái gốc của cách mạng là khối liên minh công - nông để đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nhiệm vụ dân tộc dân chủ. Khi đã giành được độc lập thì cũng trên nền tảng khối đại đoàn kết đó mà Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH. Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, giai cấp nông dân Việt Nam còn là động lực, là gốc của cách mạng Việt Nam, họ có vai trò

rất quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới ở nước ta có thể tóm tắt:

Một là, nông dân là nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Trong nền kinh tế ở nước ta, nông dân luôn là lực lượng lao động chủ yếu trong nông nghiệp, nông thôn. Đây là nguồn nhân lực dồi dào, quan trọng, quyết định những thành công trong xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay. Những năm gần đây, nhờ những chủ trương, chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng, Nhà nước và áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật, người nông dân đã sản xuất ra nông phẩm, hàng hóa ngày càng dồi dào, mẫu mã đẹp, chất lượng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của xã hội và cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu. Việt Nam là một trong những nước đứng hàng đầu thế giới trong xuất khẩu lúa gạo, cà phê, cao su. Công lao đó trước hết thuộc về giai cấp nông dân Việt Nam. Nhờ có xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản mà Nhà nước có nguồn ngoại tệ mua máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Cũng qua những hàng hóa xuất khẩu đó, nông dân có điều kiện tích lũy vật chất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và góp phần làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, tạo cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.

Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn là nguồn lực to lớn trong việc tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Một trong những mục tiêu và nội dung cơ bản của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nông dân là tiến tới xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý ở nông thôn theo hướng: tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và các hoạt động dịch vụ nông thôn ngày càng hiện đại, đáp ứng các yêu cầu kinh tế - xã hội của phát triển nông thôn. Điều này đòi hỏi người lao động phải mạnh dạn xóa bỏ cách nghĩ, cách làm cũ, thói quen, nếp nghĩ của những người tiểu nông, phải năng động nắm bắt nhu cầu của thị trường và dự đoán được xu hướng vận động của nó; đồng thời cũng cần có vốn, kỹ thuật, lao động để thực

hiện bước chuyển đổi đó. Quá trình này chính là việc mở rộng các loại hình sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả việc khôi phục những ngành, nghề truyền thống, hình thành những nghề mới, mở rộng các dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cơ khí, vận tải v.v… để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điều này thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của người nông dân. Không có sự chuyên môn hóa sẽ không có nền sản xuất hàng hóa và cũng không có sự hỗ trợ tích cực của các ngành công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp. Sự mở rộng các hoạt động dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp của nông dân, một mặt thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa, mặt khác góp phần tích cực vào việc phân bố cơ cấu lao động xã hội theo hướng ngày càng giảm dần số lao động nông nghiệp, bổ sung lực lượng lao động quan trọng cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Qua đó, giai cấp công nhân cũng không ngừng được củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng, giúp tăng cường củng cố khối liên minh công - nông phục vụ nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước.

Ngoài ra, nông dân cũng chính là người trực tiếp tiếp thu, ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Năng lực và mức độ tiếp thu khoa học - kỹ thuật của nông dân sẽ quyết định việc ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp. Trong trường hợp trình độ dân trí của người nông dân còn thấp, không có khả năng và thờ ơ với việc tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất thì đây sẽ là một rào cản lớn cho việc triển khai các đề tài, dự án khoa học. Ngược lại, khi nông dân có trình độ học vấn cao, cùng với sự năng động, sáng tạo, ham học hỏi sẽ là một thuận lợi lớn cho việc triển khai, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Việc nông dân tiếp thu, ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ đại trà vào sản xuất trên quy mô lớn sẽ tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của đất nước. Đồng thời, đây cũng là một kênh thông tin quan trọng phản hồi lại những kết quả thu được đến các nhà khoa học, góp phần làm cho khoa học luôn được bổ sung, điều chỉnh và ngày một hoàn thiện hơn. Qua đó, khoa học từ chỗ là lý thuyết đã trở thành hiện thực qua hoạt động sản xuất của nông dân.

Như vậy, nếu quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới không thể thiếu yếu tố khoa học - công nghệ, thì việc phát huy tác dụng của khoa học - công nghệ không thể thiếu hoạt động của người nông dân. Xét đến cùng, nông dân luôn là người giữ vai trò nòng cốt trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Hai là, nông dân là người trực tiếp xây dựng, giữ gìn và bảo vệ kết cấu hạ tầng nông thôn.

Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn với đường làng được bê tông hóa, đường liên thôn, liên xã được cứng hóa là một nội dung trong xây dựng nông thôn mới. Những điều đó chỉ có thể có được khi người nông dân nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng đường sá trong phát triển kinh tế - xã hội, tự giác đóng góp xây dựng cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước, của địa phương. Đất nước ta còn nghèo, Nhà nước còn phải tập trung vào những dự án lớn như: đường quốc lộ, những cây cầu lớn, những nhà máy thủy, nhiệt điện v.v… Những việc xây dựng đường làng, đường liên thôn, liên xã phải chủ yếu do nhân dân đóng góp với sự hỗ trợ giúp đỡ ít nhiều của Nhà nước. Xây dựng đã khó nhưng bảo vệ hệ thống đường sá mới quan trọng. Ông cha ta có câu “Của bền tại người”. Việc bảo quản, giữ gìn hệ thống đường sá nông thôn phải là công việc của chính bà con nông dân. Cần tạo dựng những kiến thức, hiểu biết và ý thức bảo vệ hệ thống đường sá nông thôn, vì chúng phục vụ cho chính bà con nông dân. Phải làm cho mọi người dân thấy được những tác hại của những việc làm vô ý thức của họ. Ví dụ tình trạng cuốc đường làm lối cho nước chảy, hay đốt rơm rạ trên mặt đường nhựa, đường bê tông là làm hại tới độ bền, tuổi thọ của những con đường của chúng ta. Cần phải tạo ra dư luận phê phán những việc làm vô ý thức đó và tăng cường công tác quản lý của chính quyền địa phương đối với những con đường đã được xây dựng.

Nông thôn mới không thể thiếu hệ thống trường học như: nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học. Những cơ sở vật chất đó phải do chính những người nông dân ở các vùng nông thôn xây dựng và bảo quản.

Hệ thống mương máng kênh nội đồng, chợ nông thôn là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn XHCN. Những công trình đó cũng phải chính do bà con nông dân xây dựng, bảo quản, duy trì thì chúng mới phát huy được tác dụng. Chợ nông thôn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong mở rộng giao lưu kinh tế. Song, việc xây dựng chợ nông thôn ở đâu, xây dựng như thế nào thì cần thu thập ý kiến của bà con nông dân, nghiên cứu kỹ nhu cầu, sở thích tâm lý của nhân dân. Nếu không chú ý tới những điều đó có thể sẽ thất bại. Chúng ta đã từng chứng kiến không ít chợ nông thôn Nhà nước bỏ ra nhiều tỷ đồng xây dựng, nhưng điều nghịch lý là chợ lại không có người họp, ngược lại những nơi không xây dựng chợ lại tự nhiên thành chợ. Điều đó gây lãng phí cho xã hội, khó khăn cho nhân dân. Đành rằng tâm lý nông dân là thích thuận tiện, dễ dàng không chú ý tới việc họp chợ đó có cản trở giao thông hay không. Những điều bất cập đó đòi hỏi các cấp chính quyền phải nghiêm túc xem xét đánh giá. Nếu như việc quy hoạch xây dựng chợ không đúng cần nhanh chóng rút kinh nghiệm để không tái diễn ở những nơi khác. Ngược lại, việc quy hoạch đúng rồi nhưng do thói quen nông dân thích tiện lợi song không hợp lý, đòi hỏi tăng cường vận động cùng với tăng cường quản lý Nhà nước để làm cho những chợ đó phát huy hiệu quả trong cuộc sống.

Ba là, nông dân là những người trực tiếp đóng góp và đưa quan điểm,

đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới đi vào cuộc sống.

Nông dân là lực lượng có vai trò quan trọng trong việc biến những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới thành hiện thực đi vào cuộc sống. Những nhân tố thuộc về lãnh đạo, quản lý như chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước rất quan trọng đối với việc hoạch định nội dung, bước đi và thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới ở nước ta.

Muốn cho đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới đi vào cuộc sống thì trong quá trình xây dựng đường lối đó cần thu thập ý kiến từ bà con nông dân, vì bà con nông dân hàng ngày va chạm trong thực tiễn cuộc sống, có thể cho chúng ta nhiều ý kiến hay mà những người ngồi trong văn phòng nghĩ mãi không ra. Khi đường lối đã được thông qua cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động làm cho nông dân hiểu và thấy được những lợi ích thiết thực của những quan điểm, chủ trương đó, từ đó tự giác thực hiện làm cho những quan điểm, đường lối đó đi vào trong cuộc sống. Đảng chỉ thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình khi mà ý Đảng hợp lòng dân, được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Mọi người đều nhớ câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Chủ trương, đường lối của Đảng hợp lòng dân, được dân hiểu thì dù khó khăn đến mấy cũng được nhân dân tìm cách thực hiện. Dân ủng hộ nhiều chúng ta thắng lợi nhiều, dân ủng hộ ít chúng ta thắng lợi ít. Dân không ủng hộ chúng ta sẽ thất bại. Trong xây dựng quy hoạch xây dựng nông thôn mới cũng cần phải tham khảo ý kiến của bà con nông dân. Cần quy hoạch ra sao để nông thôn mới vừa kế thừa được truyền thống dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố hiện đại, thuận tiện cho cuộc sống của nông dân.

Bốn là, nông dân là những người trực tiếp tham gia đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng nhân dân.

Việt Nam là một nước nông nghiệp đi lên CNXH, tỷ lệ công nhân trong dân cư còn thấp. Vì vậy, tỷ lệ đảng viên xuất thân từ nông dân còn chiếm khá lớn. Do vậy, nông dân Việt Nam có vị trí to lớn trong xây dựng Đảng. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhờ Đảng đi vào trong nông dân, được nông dân nhiệt tình tham gia đóng góp sức người, sức của đã đưa đến thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945 và tiếp theo đó là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày nay cần thu hút sự tham gia đóng góp nhiều hơn nữa của giai cấp nông dân trong công tác xây dựng Đảng. Cần phải tuyên truyền, vận động, giác ngộ để nhiều nông dân phấn đấu tự nguyện gia nhập Đảng làm cho lực lượng đảng viên nông thôn ngày càng đông đảo. Nhưng điều quan trọng hơn nữa là nông dân phải tích cực tham gia đóng góp ý kiến

cho cán bộ đảng viên, tích cực tham gia cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực làm cho Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh. Nông dân phải tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng quan điểm của Đảng, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới nông nghiệp, nông thôn và nông dân sao cho những quan điểm đó phù hợp với những điều kiện của Việt Nam và đáp ứng được những lợi ích chính đáng của nông dân. Có như vậy, đường lối của Đảng mới được bà con nông dân tiếp nhận và đưa chúng vào trong cuộc sống. Những đảng viên nông dân phần đông còn hạn chế về trình độ lý luận, còn mang nặng tâm lý thói quen của người sản xuất nhỏ, còn hạn chế về trình độ khoa học - kỹ thuật, do vậy cần phải nỗ lực rèn luyện phấn đấu để không ngừng nâng cao trình độ lý luận, gạt bỏ những thói quen xấu, xứng đáng là người đảng viên được nhân dân tín nhiệm.

Chính quyền Nhà nước Việt Nam hiện nay mang bản chất giai cấp công nhân. Song, lực lượng tham gia chính quyền Nhà nước bao gồm công nhân, nông dân và những người lao động khác. Nông dân là một bộ phận trong chính quyền Nhà nước, đặc biệt chính quyền các vùng nông thôn, nơi tuyệt đại đa số là nông dân. Chính quyền chỉ mạnh khi giai cấp nông dân có ý thức trách nhiệm cao trong xây dựng chính quyền này. Nông dân phải chọn được những người có tài có đức, hết lòng phấn đấu vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì lợi ích của nhân dân.

Giai cấp nông dân phải tích cực tham gia xây dựng bộ máy chính quyền từng làng, từng bản, từng xã thật sự vững mạnh, luôn luôn giữ nghiêm kỷ cương phép

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nông dân Bạc Liêu trong xây dựng nông thôn mới hiên nay (Trang 39 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)