8. Kết cấu của luận văn
2.2. Những giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của nông dân Bạc Liêu trong
2.2.5. Thường xuyên chăm lo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh
Đây cũng là một giải pháp cơ bản và quan trọng để phát huy vai trò của nông dân Bạc Liêu trong xây dựng nông thôn mới do đó cần thực hiện những vấn đề sau:
Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở.
Muốn nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở các vùng nông thôn Bạc Liêu, trước hết chúng ta cần đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức Đảng và các tổ chức chính quyền. Đổi mới lĩnh vực này bao gồm những nội dung cụ thể:
Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Quá trình này đòi hỏi các tổ chức Đảng ở cơ sở cũng phải được đổi mới và chỉnh đốn cả về mặt tổ chức, phương thức lãnh đạo và công tác cán bộ. Đồng thời, để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ ở nông thôn, cần phải làm tốt các chức năng của tổ chức Đảng như: định ra chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới một cách toàn diện; tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng đến nhân dân và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách đã đề ra.
Muốn nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên. Phải tìm mọi cách nâng cao trình độ văn hóa cho từng đảng viên, yêu cầu mỗi đảng viên phải thường xuyên học tập qua trường lớp, qua sách báo, qua quần chúng để không ngừng nâng cao trình độ. Tăng cường những hoạt động tuyên truyền quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng đến cán bộ, đảng viên. Những lớp học Nghị quyết cần có kiểm tra đánh giá, trên cơ sở đó thực hiện phân loại đảng viên. Tăng cường hoạt động dân chủ, tổ chức cho nhân dân góp ý đánh giá đảng viên. Cần phải nâng cao sức chiến đấu trong từng tổ chức Đảng từ tổ Đảng đến từng chi, đảng bộ. Đẩy mạnh đấu tranh phê và tự phê trong cán bộ, đảng viên.
Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền. Muốn thực hiện điều đó trước tiên phải nâng cao ý thức, trách nhiệm trong xây dựng chính quyền của nhân dân. Cần làm cho mọi người hiểu rõ chính quyền trực tiếp liên quan tới lợi ích của từng người dân. Nếu chính quyền gắn bó với nhân dân, có năng lực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì mọi việc trong dân được giải quyết hợp tình, hợp lý, giải quyết nhanh gọn. Ngược lại sẽ gây khó khăn cho dân. Chính vì vậy, nhân dân cần có trách nhiệm cao trong giới thiệu và lựa chọn những người lãnh đạo trong các cấp chính quyền. Cần chọn những người có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Đồng thời nhân dân phải có ý thức đóng góp xây dựng chính quyền, xây dựng cán bộ. Về phía Nhà nước cần thường xuyên giáo dục ý thức, trách nhiệm cho cán bộ công chức Nhà nước, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho họ để giúp họ hoàn thành trách nhiệm nhân dân giao phó.
Củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của các đoàn thể quần chúng nhân dân ở nông thôn.
Xây dựng nông thôn mới ở Bạc Liêu gắn bó hữu cơ với việc củng cố tổ chức,
đổi mới phương thức hoạt động của các đoàn thể quần chúng nhân dân ở nông thôn như: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh v.v... Khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định
hướng XHCN thì đương nhiên hoạt động của các tổ chức đó phải đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động.
Về mặt tổ chức, các tổ chức quần chúng phải được tổ chức trong mọi thành phần kinh tế, phải thu hút được một lượng đông đảo nhất quần chúng tham gia. Muốn thực hiện được yêu cầu đó cần phải có đội ngũ cán bộ có năng lực, nhiệt tình. Do vậy cần đổi mới tư duy về cán bộ quần chúng. Đội ngũ cán bộ này phải thực sự có tài vận động, phải thật nhiệt tình, vì tập hợp quần chúng là tuyên truyền vận động. Việc tham gia các tổ chức quần chúng là tự nguyện.
Về nhiệm vụ, các tổ chức quần chúng không chỉ thực hiện tuyên truyền vận động quần chúng tham gia vào trong các phong trào cách mạng, mà còn phải tích
cực tham gia đóng góp ý kiến nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của các thành viên. Ví dụ Hội Nông dân phải có trách nhiệm bảo vệ những lợi ích chính đáng của nông dân, phải có hiểu biết luật pháp, có biện pháp bảo vệ những lợi ích đó. Hội Phụ nữ phải biết và dám bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ, phải tích cực thực hiện và đấu tranh cho bình đẳng giới, phải đấu tranh với tình trạng bạo lực gia đình.
Một nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức quần chúng hiện nay ở Bạc Liêu là phải đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật để dân hiểu và thực hiện; phổ biến các kiến thức khoa học, kỹ thuật để nhân dân áp dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh sao cho đạt được năng suất lao động cao nhất; vận động quần chúng tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Các tổ chức quần chúng ở Bạc Liêu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp hoạt động. Cần khắc phục những biện pháp hành chính, cứng nhắc, phải tăng cường công tác tuyên truyền vận động. Cán bộ các tổ chức quần chúng phải quán triệt
phương pháp vận động “Miệng nói, tay làm, chân đi, tai lắng nghe, đầu suy nghĩ”.
Mỗi người cán bộ quần chúng thực hiện tốt điều này chắc chắn phong trào quần chúng ở Bạc Liêu sẽ có những bước tiến mới, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới ở tỉnh.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, nâng cao trình độ mọi mặt cho đảng viên, cán bộ công chức ở cơ sở, thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ ở cơ sở là con đường đúng đắn trong xây dựng nông thôn mới ở Bạc Liêu.
Kết luận chương 2: Trong những năm đổi mới vừa qua, nhất là từ khi Bạc
Liêu trở thành một tỉnh trong vùng Tây Nam bộ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bạc Liêu đã căn cứ vào đặc điểm địa lý, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương đã đưa ra những chủ trương đúng đắn trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Đón nhận những chủ trương đó nhân dân nói chung và nông dân Bạc Liêu nói riêng đã biến những chủ trương đó thành hiện thực trong cuộc sống. Trong những
năm qua được sự đầu tư của Nhà nước, sự đóng góp của nông dân, kết cấu hạ tầng nông thôn, đời sống của nông dân, phong trào văn hóa, văn nghệ, những phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân Bạc Liêu đã không ngừng được nâng cấp. Nhà ở của bà con nông dân ngày càng khang trang sạch sẽ, nhà gạch kiên cố, nhà cao tầng đã từng bước thay thế cho nhà tạm bợ trước đây. Đường sá giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên thôn liên xã, đường làng ngõ xóm ngày càng rộng rãi, sạch sẽ thay dần cho đường mòn, đường đất trước đây. Trường, sở, trạm y tế ngày một khang trang hơn đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu học tập của thanh thiếu niên, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Nông dân đã thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi từ những loại có hiệu quả thấp sang loại có hiệu quả cao, do vậy đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng tăng lên. Những hộ giàu, hộ khá ngày càng tăng, hộ nghèo ngày càng giảm. Cùng với mức sống vật chất tăng lên, đời sống tinh thần của nông dân ngày càng phong phú. Những lễ hội truyền thống ở nhiều địa phương được khôi phục, phong trào văn hóa - thể thao phát triển rộng khắp ở nhiều địa phương.
Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân không ngừng được nâng lên là tiền đề cho đảm bảo ổn định xã hội, ổn định chính trị ở địa phương. Đồng bào các dân tộc, các tôn giáo đoàn kết xung quanh Đảng bộ và chính quyền Bạc Liêu cùng nhau xây dựng nông thôn của tỉnh ngày càng giàu đẹp và thanh bình.
Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trong xây dựng nông thôn mới, nhưng so với yêu cầu của xây dựng nông thôn mới, Bạc Liêu vẫn còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất của nông thôn Bạc Liêu so với nhiều tỉnh khác còn hạn chế. Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn. Tình trạng thiếu việc làm trong một bộ phận dân cư, đặc biệt là những lúc nông nhàn còn là một vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao ở nhiều địa phương còn thiếu sôi nổi. Nhiều địa phương còn tồn tại những phong tục tập quán lạc hậu đang cản trở việc xây dựng nông thôn mới.
Để nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới, Bạc Liêu cần phải tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, không ngừng nâng cao mức sống của nông
dân. Cần đẩy mạnh những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở các địa phương. Cần tăng cường chăm lo xây dựng hệ thống chính trị của từng cơ sở, từng địa phương. Phải xây dựng tổ chức Đảng ngày càng vững mạnh, phải nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức quần chúng.
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH trong đó có thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đây là giai đoạn đầy triển vọng và cũng đầy khó khăn, thách thức. Là một tỉnh có tiềm năng về sản suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu cần phát huy tốt hơn vị trí và vai trò của nông dân, nông nghiệp góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo những tiêu chí mà chủ trương của Đảng và địa phương đang đặt ra. Đồng thời, xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH không thể tách rời vị trí, vai trò của người nông dân với tư cách là chủ thể của quá trình đó.
Đặc điểm và vai trò của nông dân Bạc Liêu với tư cách là một lực lượng xã hội đông đảo quyết định sự thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nông thôn đã và sẽ được tiếp tục khai thác và phát huy nhằm phục vụ tốt hơn công cuộc xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH. Đó là một nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại, kế thừa những giá trị tốt đẹp của nông thôn, làng xã cổ truyền.
Từ khi tái lập tỉnh đến nay, Bạc Liêu đã chứng minh cho cả nước thấy sự sáng tạo, năng động của toàn Đảng, toàn dân Bạc Liêu trong việc khai thác, phát huy vị trí, vai trò của nông dân, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy mà Bạc Liêu đã được Trung ương chọn huyện Phước Long (một trong năm huyện cả nước) làm huyện điển hình xây dựng nông thôn mới. Những kinh nghiệm, nguyên nhân thành công hay hạn chế, tồn tại sẽ được tiếp tục làm sáng rõ trong quá trình đổi mới hiện nay.
Về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, việc phát huy vai trò của nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói chung và trong việc xây dựng nông thôn mới nói riêng sẽ giúp chúng ta có quan điểm, thái độ, cách đánh giá đúng đắn đối với người nông dân và nông thôn trong sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước.
Nông dân Bạc Liêu là lực lượng nòng cốt trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế của địa phương vì thế mạnh của tỉnh hiện nay là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Do đó, nông dân vẫn là lực lượng xã hội đông đảo trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bạc Liêu. Đồng thời quá trình ấy có mối quan hệ biện chứng với phát huy vai trò của nông dân, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới XHCN. Cũng từ đó mới định hình được bước đi thích hợp của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với những nội dung, nhiệm vụ phù hợp với từng giai đoạn ở địa phương. Tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ làm thay đổi cơ cấu giai cấp - xã hội ở nông thôn. Tuy vậy, giai cấp nông dân, vai trò của nông dân còn giữ vị trí to lớn, lâu dài.
Để phát huy tốt vai trò của nông dân trong việc xây dựng nông thôn mới rất cần những giải pháp cụ thể, thiết thực. Những giải pháp đã nêu trong luận văn này chưa phải là tất cả, song đó là những giải pháp cơ bản, có tính khả thi trong khi thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Mặc dù tâm đắc với đề tài và đã có nhiều cố gắng khi thực hiện nó như một việc cần làm của một người con gắn bó với quê hương Bạc Liêu, tác giả luận văn cho rằng sẽ không thể tránh khỏi khiếm khuyết do nhiều nguyên nhân. Kính mong được sự chỉ dẫn của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tác giả bổ sung và tiếp tục phát triển đề tài này trong quá trình công tác của mình./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Bích (2007) (Sách tham khảo), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
sau hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Khánh Bật (chủ biên) (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông
dân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Sinh Cúc (2008), Chính sách Nhà nước đối với nông dân trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Cộng sản
(787), tr. 60-64.
4. Cục thống kê Bạc Liêu (2009), Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu. 5. Cục thống kê Bạc Liêu (2010), Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu.
6. Tô Mạnh Cường (2008), Quan điểm của V.I.Lênin về vai trò của nông dân trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa và việc phát huy vai trò nông dân ở nước ta hiện nay,
Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.
7. Trần Hữu Dính (1994), Quá trình biến đổi về chế độ sở hữu ruộng đất và cơ cấu
giai cấp ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long 1969 - 1975, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
8. Trần Hùng Điệp (1997), Phát huy tiềm năng của nông dân tỉnh An Giang trong
việc xây dựng nông thôn mới hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.
9. Nguyễn Điền (1996), Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp - nông thôn thế giới và
Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
10. Lê Xuân Đình (2009), Tìm khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Cộng sản, (802), tr. 40-46.
11. Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu (2008), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII, Nxb Bạc Liêu.
12. Đào Thị Bích Hồng (2005), Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo phát triển nông
13. Đào Thị Bích Hồng (2007), Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo phát triển nông
nghiệp, nông thôn (1997-2005), Tạp chí Lịch sử Đảng, (3), tr. 45-47.
14. Đào Thị Bích Hồng (2008), Tuyển tập báo cáo tóm tắt Hội thảo Quốc tế Việt
Nam học lần thứ 3 - Việt Nam hội nhập và phát triển, Mấy vấn đề về nông nghiệp
Bạc Liêu trong thời kỳ đổi mới, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
15. Phạm Bích Hợp (1994), Tâm lý nông dân Nam Bộ, Nxb An Giang.
16. Phạm Bích Hợp (1996), Hoàn cảnh lịch sử và tính cách người nông dân Nam