8. Kết cấu của luận văn
2.2. Những giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của nông dân Bạc Liêu trong
2.2.2. Cần phải tiếp tục xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng ở địa phương
Tiếp tục phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng ở địa phương là một trong những giải pháp cơ bản để xây dựng nông thôn mới hiện nay ở Bạc Liêu. Vì nông dân là chủ thể của quá trình xây dựng và hưởng thụ những thành quả về kết cấu hạ tầng nông thôn, qua đó góp phần cải thiện đời sống vật chất của nông dân. Do đó, cần phải thực hiện những vấn đề sau:
Về hệ thống giao thông nông thôn, cần phát triển giao thông nông thôn Bạc Liêu theo hướng bền vững. Kịp thời sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường giao thông ở các xã, ấp, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Khmer nhằm đảm bảo cho bà con nông dân đi lại thuận lợi và lưu chuyển hàng hóa thông suốt, nhất là các vùng nuôi trồng thủy sản, sản xuất lương thực để nông dân bán được hàng nông, hải sản với giá cao.
Về hệ thống thủy lợi, phải phát động bà con nông dân Bạc Liêu đẩy mạnh công tác thủy lợi, thủy nông nội đồng với phương châm “nhà nước và nhân dân
cùng làm” làm cho hệ thống tưới tiêu đảm bảo được nhu cầu sản xuất nông nghiệp
của nông dân. Đồng thời nạo vét kịp thời các công trình thủy lợi bị bồi lắng, xuống cấp đảm bảo nhu cầu cấp, thoát nước, tiêu úng, xổ phèn, ngăn mặn khi mùa vụ đến. Hoàn chỉnh các công trình kè chống xói lở các cửa biển và kè bảo vệ đê bao khi mùa mưa bão đến nhằm bảo vệ việc sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, nhất là ở các vùng nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp, làm muối, phát triển rừng.
Về điện, cần phải xây dựng hệ thống điện lưới quốc gia đảm bảo 100% hộ nông dân có điện sử dụng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp nhất là trong mùa khô. Bởi vì trong mùa khô ở các vùng nông thôn Bạc Liêu thường xảy ra tình trạng cúp điện luân phiên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất của các cơ sở sản xuất, nhất là ở các vùng nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản ở địa phương. Ngoài ra cần hỗ trợ giá điện cho những hộ nông dân nghèo với giá rẻ hơn so với thành thị để nông dân đầu tư sản xuất nông nghiệp với chi thấp. Điện về sẽ góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp và thay đổi bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc như nông dân có thể sử dụng điện để thắp sáng, xem truyền hình giải trí, bơm nước, giảm được sức lao động cơ bắp v.v...
Về xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, cần phải xây dựng các thiết chế văn hóa ở các xã, đảm bảo mỗi xã đều có nhà văn hóa, thư viện, phòng tập thể dục thể thao, khu vui chơi trẻ em v.v... qua đó góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nông dân Bạc Liêu, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của họ thêm đa dạng, phong phú, góp phần giảm các tệ nạn xã hội ở nông thôn nhất là đối với thanh thiếu niên nông thôn.
Về xây dựng chợ nông thôn, cần tiếp tục xây dựng các chợ nông sản, chợ đầu mối ở những địa điểm thuận lợi, phù hợp như ở trung tâm các huyện, nơi có các cơ sở sản xuất về nông, thủy hải sản. Xây dựng chợ phù hợp, thuận lợi với việc vận chuyển, mua bán hàng hóa nông sản thì bà con nông dân sẽ không còn tình trạng họp chợ tự phát. Qua đó cũng góp phần giữ gìn an ninh, trật tự và văn hóa trong hành vi mua bán của nông dân Bạc Liêu.
Về thông tin liên lạc, cần tiếp tục phát triển hệ thống bưu chính viễn thông ở các vùng nông thôn Bạc Liêu. Đảm bảo 100% xã có trạm bưu điện, hòa mạng internet để nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho nông dân Bạc Liêu ở khắp nơi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Qua đó sẽ giúp nông dân Bạc Liêu sớm tiếp cận với khoa học - kỹ thuật, khoa học - công nghệ về tình hình sản suất, giá cả thị trường trong nước và thế giới, giúp họ cải tiến phương pháp canh tác để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường nông nghiệp.
Về nhà ở, cần hỗ trợ cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi, thấp để nông dân xóa nhà tạm, nhà dột, nhà lá, chỉnh trang, xây dựng nhà ở của mình trở nên khang trang, sạch đẹp hơn bằng cách thông qua hệ thống các ngân hàng trong tỉnh (ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng Đầu tư và Phát triển v.v...). Qua đó góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, dần đô thị hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới Bạc Liêu ngày càng đẹp hơn.
Về trường học, cần tiếp tục hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường học, đảm bảo không còn tình trạng trường học bị dột, bị ngập khi mùa mưa đến. Đảm bảo 100% con em nông dân trong độ tuổi đi học được đến trường, đến lớp. Đảm bảo có đủ giáo viên dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo v.v... qua đó góp phần nâng cao chất lượng học sinh ở vùng nông thôn Bạc Liêu.
Về trạm y tế, cần phải tiếp tục nâng cấp trang thiết bị y tế ở nông thôn Bạc Liêu. Đảm bảo 100% xã, ấp đều có trạm y tế dự phòng, có bác sĩ kịp thời trong sơ cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Tuy nhiên việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn về mọi mặt phải được gắn với việc quản lý, giữ gìn và bảo vệ của nông dân, có vậy việc xây dựng nông thôn mới ở Bạc Liêu mới đạt hiệu quả cao.