Về thành tựu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lợi ích

2.1.1. Về thành tựu

* Thống nhất lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội

Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp trong phát triển kinh tế là nội dung cơ bản và quan trọng, được Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tìm hiểu và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn kinh tế đất nước. Ngày nay, trong bối cảnh mới, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiệm vụ “Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt”, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, việc nhận thức và thực hiện những luận điểm có tính nguyên tắc trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, càng có ý nghĩa to lớn và thiết thực. Những nội dung đó đã và đang được thực hiện trong thực tế nhằm đem lại lợi ích cho nhân dân và sự phồn vinh cho đất nước, thông qua các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.

Thứ nhất, với quan điểm cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, Đại hội VI của Đảng (1986) chủ trương thực hiện đổi mới toàn diện trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế nhằm xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện nhất quán cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội VI đã khẳng định cơ cấu kinh tế nước ta có các thành phần là: kinh tế xã hội chủ nghĩa, bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể cùng với bộ phận kinh tế gia đình gắn với thành phần đó; các thành phần kinh tế khác gồm: kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, nông dân cá thể, những người buôn bán và dịch vụ kinh doanh cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là công tư hợp doanh, kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc trong một số đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng khác. Mặt khác Đại hội cũng nêu ra yêu cầu xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Đó là một sự chuyển biến lớn lao trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta cũng như trong nhận thức của Đảng về sự thống nhất lợi ích

giai cấp công nhân với lợi ích dân tộc ở nước ta trong giai đoạn cách mạng mới. Đối với nước ta, lợi ích của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam luôn thống nhất mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Để đạt được mục tiêu này, phải tạo ra được nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, ở nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn lạc hậu và không đồng bộ thì vấn đề không phải là xóa bỏ ngay lập tức chế độ tư hữu để thiết lập một chế độ công hữu “thuần khiết” như trước đây. chủ nghĩa xã hội phải dựa trên cơ sở nền sản xuất phát triển cao với lực lượng sản xuất hiện đại, tương ứng với nó là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Quá trình xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế nhằm tăng cường khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, làm cho kinh tế nhà nước thực sự giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, khai thác tối đa tiềm năng to lớn các thành phần kinh tế khác như kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là cần thiết, làm cho nền kinh tế trở nên năng động hơn, có khả năng tăng trưởng với nhịp độ nhanh hơn, để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bởi vì, sản xuất hàng hóa nhiều thành phần do phù hợp lợi ích nguyện vọng các giai cấp nên đã động viên được mọi nguồn lực, tài năng của xã hội, làm sống động nền kinh tế, tạo ra khối hàng hóa phong phú; đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã khắc phục tình trạng ngăn sông, cấm chợ, tạo nên sự giao lưu kinh tế giữa các miền, các khu vực làm cho dân tộc gắn kết trong quá trình phát triển kinh tế để hình thành thị trường dân tộc thống nhất, tạo cơ sở mới cho sự thống nhất của toàn dân tộc trên mọi phương diện. Đó cũng là quá trình tạo tiền đề cho dân tộc tham gia hợp tác phân công lao động quốc tế. Thời kì đổi mới, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, không phải là thay đổi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội, không phải là từ bỏ lợi ích giai cấp mà thực chất là đổi mới thực hiện sự kết hợp lợi ích giai cấp công nhân và lợi ích dân tộc bằng những hình thức và bước đi phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng của nước ta trong giai đoạn mới để tạo ra động lực thúc đẩy cách mạng tiến lên. Văn kiện Đại hội IX của Đảng ta chỉ rõ: “Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi nhiều, cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế, xã hội. Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng” [80, tr.22].

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã góp phần tạo nên một hình thức liên kết mới giữa các giai cấp tầng lớp trong xã hội, đó là sự gắn kết không chỉ dựa trên yếu tố tình cảm, không chỉ dựa trên nhu cầu chống ngoại xâm, chống thiên tai, mà nó còn dựa trên sự phát triển kinh tế - xã hội ở trình độ mới, tạo nên sự gắn bó giữa các vùng, các miền để phát triển đất nước. Điều này phù hợp với lợi ích toàn dân tộc trong việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, phát triển kinh tế nhiều thành phần đã nâng cao sự thống nhất lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc lên một trình độ mới, tạo ra sự thống nhất căn bản hơn, vững chắc hơn giữa các lợi ích này. Dân tộc bao giờ cũng được phát triển theo định hướng của một giai cấp nhất định, giai cấp nào đại diện cho phương thức sản xuất mới, nó sẽ định hướng cho sự phát triển của dân tộc. Do vậy, tăng cường vai trò quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa về kinh tế là tăng cường vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của nó đảm bảo cho các thành phần kinh tế vận động theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, thống nhất lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp trong phát triển

kinh tế còn thể hiện ở quan điểm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Đảng ta khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với

tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển” [32, tr.31]. Chấp nhận phát triển kinh tế thị trường, chúng ta phải chấp nhận phân hóa giàu nghèo ở một mức độ nhất định. Nhưng không đồng nhất sự phân hóa giàu nghèo với sự bất bình đẳng và bất công xã hội nói chung. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta khuyến khích làm giàu chính đáng, lên án lối làm giàu bằng con đường bất chính, coi đó là một trong những động lực của sự phát triển xã hội. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, có một bộ phận dân cư giàu lên, một số vùng giàu lên trước, có đóng góp to lớn vào tăng trưởng của cả nước và lôi kéo hỗ trợ các vùng khác, nhất là các vùng có nhiều khó khăn cùng phát triển lên. Đồng thời chúng ta có những chính sách kinh tế xã hội hỗ trợ đặc biệt giúp hộ nghèo, vùng nghèo vươn lên hòa nhập với đời sống cộng đồng.

Thứ ba, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ công nghiệp hóa theo kiểu

cũ, khép kín, hướng nội, thiên về phát triển công nghiệp nặng, chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa đi trước đã chuyển dần sang công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa trong nền kinh tế mở, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với từng bước phát triển nền kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực kinh tế đòi hỏi hàm lượng trí tuệ, chất xám cao. Từ chỗ xác định lực lượng chủ yếu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa là Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước, đã khẳng định đó là sự nghiệp của toàn dân, của xã hội. Đây chính là một trong những nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp. Theo đó, cách mạng là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước phải có chính sách để khơi dậy, phát huy các nguồn lực của nhân dân, của mọi thành phần kinh tế, đồng thời huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ tư, về quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Với tinh thần lấy lợi ích phát triển

kinh tế của đất nước làm mục tiêu, kiên trì nguyên tắc đảm bảo độc lập tự chủ quốc gia, bình đẳng tự chủ trong quan hệ kinh tế quốc tế, Đảng ta đã khẳng định nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng. Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, gắn kết kinh tế nước ta với khu vực và thế giới thông qua các hoạt động thương mại, đầu tư và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Với việc vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp trong phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những đường lối phát triển kinh tế đúng đắn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế và đưa lại nhiều thành tựu đáng kể cho đất nước ta trong quá trình phát triển và hội nhập. Tổng kết thành tựu thời kỳ 1991 – 2000, đại hội IX của Đảng nhận định: “Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sau 10 năm tăng hơn gấp đôi (2,07 lần). Tích lũy nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể, đến năm 2000 đã đạt 27% GDP. Từ tình trạng hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng, nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế, tăng xuất khẩu và có dự trữ. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển nhanh. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp là 38,7% giảm xuống 24,3% công nghiệp và xây dựng từ 22,7% tăng lên 36,6% dịch vụ từ 38,6% tăng lên 39,1%” [16, 149-150]. Đó là những con số đầy thuyết phục. Nó là điều kiện vật chất để nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. Nếu trước đây, trong điều kiện của nền kinh tế tập trung, quan liêu và trong hoàn cảnh đặc thù của chiến tranh kéo dài, công bằng xã hội được đảm bảo chủ yếu thông qua chế độ phân phối mang nặng tính bao cấp, bình quân. Trong những năm đổi mới, công bằng xã hội được thực hiện trong bối cảnh kinh tế, xã hội có nhiều thay đổi. Nhờ đạt được những thành tựu nói trên, đời sống nhân dân được cải thiện, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và vượt qua được sự hẫng hụt về thị trường do biến động ở Liên Xô và các nước Đông Âu và cuộc khủng hoảng

tiền tệ ở khu vực châu Á. Thắng lợi của thời kỳ đổi mới đã tạo điều kiện để Việt Nam từng bước hòa nhập vào sự phát triển của thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đông thời thực tiễn đổi mới còn chứng minh rằng, kinh tế thị trường không những không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết để xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Có thể nói rằng, đây là một nhận thức có tính bước ngoặt về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta.

Nhờ kinh tế tăng trưởng, Đảng và Nhà nước có điều kiện thực hiện các chính sách xã hội như xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách dân tộc và miền núi đưa dân tộc từng bước vượt qua khó khăn, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, phong trào xóa đói giảm nghèo đã trở thành cuộc vận động lớn, có tác dụng thiết thực làm giảm đáng kể đói nghèo, giúp cho các hộ đói nghèo giảm bớt khó khăn, tự vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều chủ trương và phong trào hiện thực xóa đói, giảm nghèo. Sau năm năm thực hiện (1996 – 2000), kết quả là: “Công tác xóa đói giảm nghèo đã được triển khai mạnh mẽ ở hầu hết các tỉnh, nhất là ở các vùng nghèo, xã nghèo; đã thu hút được nhiều nguồn hỗ trợ và đạt được kết quả khá. Từ khi có chủ trương xóa đói, giảm nghèo (năm 1992) đến nay, Nhà nước đã đầu tư thông qua các chương trình quốc gia có liên quan đến mục tiêu xóa đói, giảm nghèo khoảng trên 21 nghìn tỷ đồng. Trong 2 năm gần đây, bên cạnh việc tăng cường đầu tư cho các địa bàn khó khăn, Nhà nước đã dành riêng cho phần xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc chương trình xóa đói, giảm nghèo khoảng 2000 tỷ đồng. Các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội đã triển khai nhiều công việc cụ thể giúp các hộ nghèo giảm bớt khó khăn, từng bước tự vươn lên, ổn định cuộc sống. Tỷ lệ hộ đói nghèo trên tổng số hộ trong cả nước đã từ 20% năm 1995 giảm xuống còn 10% năm 2000, đạt được mục tiêu đề ra và nước ta được cộng

đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ đói nghèo tốt nhất. Đời sống dân cư nhiều vùng được cải thiện rõ rệt. Mức tiêu dùng bình quân đầu người tính theo giá hiện hành tăng từ 2,6 triệu đồng năm 1995 lên 4,3 triệu đồng năm 2000” [17, tr.244].

Với tinh thần ấy trong những năm đổi mới vừa qua, bên cạnh việc tập trung đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ tích cực cho các vùng đặc biệt khó khăn, các vùng đồng bao dân tộc và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng kháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 71)