Về khuyết điểm, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp ở việt nam hiện nay (Trang 71 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lợi ích

2.1.2. Về khuyết điểm, tồn tại

Trong quá trình đổi mới, công cuộc đổi mới ở nước ta diễn ra toàn diện, triệt để và sâu sắc trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội. Đó cũng là quá trình không ngừng nảy sinh những vấn đề mới. Mặt khác, bên cạnh những thành tựu nêu trên, do lập trường giai cấp, quan điểm giai cấp công nhân có phần nào đó chưa vững, bị mờ nhạt, nên đã dẫn đến những khuyết điểm, tồn tại trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích của giai cấp công nhân và dân tộc ở nước ta. Điều đó thể hiện ở các lĩnh vực sau đây:

* Một là trên lĩnh vực kinh tế - xã hội

Được đánh giá là nền kinh tế năng động nhưng sự phát triển của kinh tế Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tụt hậu so với các nước do lệ thuộc nhiều vào nước ngoài. Trong đó, dấu hiệu rõ nhất là sự yếu kém của nội lực

nền kinh tế. Điển hình là ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp phá sản vì không đủ thực lực vượt qua khó khăn. Chỉ tính đến quý 1/2013 trong cả nước đã có đến 15.283 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động. Sản xuất đình đốn, hàng hóa nước ngoài tràn vào chiếm thị phần. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng, nhưng thực chất phần tăng là nhờ đóng góp của các doanh nghiệp nước ngoài. Do chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế còn thấp nên nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta bị giảm sút mạnh trước tác động của những diễn biến bên ngoài (đặc biệt khi nổ ra khủng hoảng tài chính ở Đông nam Á). Biểu đồ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 5 năm gần đây cũng giảm dần. Giá trị sản xuất công nghiệp giảm sút ngay trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cũng do trình độ phát triển thấp mà sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Khả năng thâm nhập vào thị trường nước ngoài và cả việc bảo vệ thị trường trong nước trước sự xâm nhập của hàng hóa, dịch vụ nước ngoài đều rất thấp. Đây sẽ là một thách thức, một nguy cơ rất lớn khi các hàng rào bảo hộ bằng thuế quan bị xóa bỏ trong quá trình hội nhập. Mặc dù trong những năm qua do đào tạo và tiếp xúc quốc tế, đội ngũ cán bộ Việt Nam đã trưởng thành hơn một bước, nhưng vẫn còn thiếu nhiều về số lượng, hạn chế về trình độ và kinh nghiệm trước những đòi hỏi và yêu cầu của hội nhập. Hơn nữa kỷ luật, kỷ cương, hiệu quả quản lý Nhà nước về kinh tế của Việt Nam hiện nay còn nhiều yếu kém. Sự tùy tiện trong vận dụng chính sách, trong giải thích và thực hiện các quy chế, tệ quan liêu, nạn tham nhũng buôn lậu chưa được ngăn chặn, làm xấu thêm môi trường kinh tế và làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đây là khó khăn không nhỏ đối với Việt Nam khi hội nhập quốc tế.

Sự yếu kém của nền kinh tế được thể hiện ở sự yếu kém của từng thành phần kinh tế mà trước hết là kinh tế nhà nước. Sau khi sắp xếp lại, doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nhiều về số lượng, nhưng nhỏ về quy mô, yếu về sức cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp này hoạt

động trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, thiếu vốn nghiêm trọng. Những khó khăn và hạn chế nói trên, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, làm cho nguy cơ thách thức đối với nước ta càng lớn, bởi vì trong cuộc cạnh tranh quyết liệt này lợi thế nghiêng về các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia, đứng đầu là Mỹ. Lợi dụng sức mạnh về kinh tế, tài chính, công nghệ, các lực lượng này lôi kéo khống chế, ép ta phải từ bỏ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội để đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy hội nhập, hợp tác quốc tế gắn liền với đấu tranh giữ vững độc lập dân tộc một cách gay gắt. Mặt khác, hội nhập quốc tế cũng là điều kiện để các thế lực thù địch trong và ngoài nước sẽ có thêm cơ hội để thưc hiện “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

Khuyết điểm và yếu kém cần nói ở đây là việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới vừa lúng túng, vừa buông lỏng. Chậm tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Việc thí điểm cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước làm chậm. Chưa quan tâm tổng kết thực tiễn, kịp thời chỉ ra phương hướng, biện pháp đổi mới kinh tế hợp tác, để hợp tác xã ở nhiều nơi tan rã hoặc chỉ là hình thức, cản trở sản xuất phát triển; chưa kịp thời đúc rút kinh nghiệm, giúp đỡ các hình thức kinh doanh hợp tác mới phát triển. Chưa giải quyết tốt chính sách cụ thể để khuyến khích kinh tế tư nhân phát huy hết tiềm năng, đồng thời chưa quản lý tốt thành phần kinh tế này. Quản lý kinh tế hợp tác liên doanh với nước ngoài còn nhiều sơ hở. Đặc biệt là chưa tạo ra sự chỉ đạo của các cấp, các ngành và trong tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân thường xuyên có ý thức tìm mọi biện pháp tăng cường kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác để nó thực sự trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Có nơi, có lúc đã xuất hiện khuynh hướng muốn tư nhân hóa tràn lan các doanh nghiệp nhà nước. Cũng có biểu hiện muốn giữ lại toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước, kể cả những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ triền miên, những cơ sở mà nhà nước

không cần thiết phải nắm. Trong việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới kinh tế và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với cơ chế thị trường, nếu kinh tế thuộc khu vực sở hữu Nhà nước không vượt lên để thắng thế trong cạnh tranh thị trường, không tự khẳng định vai trò chủ đạo bằng thực lực kinh tế, không đủ sức chi phối các thành phần kinh tế khác, không đủ sức hướng dẫn sự vận động của nền kinh tế trên quy mô xã hội thì kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản chủ nghĩa với ảnh hưởng thực tế của nó sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ chệch hướng đi của xã hội ta, đó là nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, như Đảng ta đã từng nhận định.

Sự thống nhất lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trong việc kết hợp đúng đắn tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế những năm đổi mới vừa qua, sự tăng trưởng kinh tế chưa thực sự gắn với tiến bộ và công bằng xã hội; chưa kết hợp thật tốt chính sách kinh tế với chính sách xã hội. Do đó, sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với cơ chế thị trường thì bên cạnh những yếu tố tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời đã phát sinh những mặt trái, những yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước, đến công cuộc đổi mới. Chúng ta chấp nhận cơ chế thị trường tất nhiên phải chấp nhận phân hóa giàu nghèo trong một chừng mực nhất định. Song sự phân cực đang có xu hướng tăng lên. Khu vực nông thôn vẫn thường xuyên diễn ra đói nghèo, nhiều nơi trầm trọng, nhất là vùng trung du và miền núi, miền cao, vùng sâu và vùng xa. Vùng căn cứ kháng chiến cũ, vùng cơ sở cách mạng trước đây còn rất nghèo nàn, chậm phát triển. Vùng nghèo đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo đảm các nhu cầu tối thiểu về tiêu dùng vật chất. Các nhu cầu thiết yếu về học hành, y tế, đi lại, nhà ở hưởng thụ văn hóa ngày càng khó khăn hơn, làm gay gắt thêm độ chênh lệch phát triển. Phân hóa xã hội đang là một thực tế đáng báo động. Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng trên sẽ tiếp tục làm triệt tiêu những động

lực phát triển kinh tế, đồng thời làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng hiện nay.

* Hai là, trên lĩnh vực chính trị

Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị dựa trên nền tảng tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp một cách cụ thể. Tuy nhiên, do một số nơi cấp ủy cấp trên chưa có biện pháp cụ thể, sát thực xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, chưa xây dựng và thực hiện quy chế làm việc giữa bí thư cấp ủy với chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân, chủ tịch mặt trận Tổ quốc, trưởng các đoàn thể nhân dân. Phân cấp quản lý của cấp huyện cho cấp xã còn nhiều nội dung chưa cụ thể; thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu các cấp nhiều nơi chưa có quy định dẫn tới tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết công việc...

Sự suy thoái, dao động về tư tưởng, xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân: từ chỗ hoài nghi về lý tưởng cộng sản và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, họ đã phủ nhận quá khứ cách mạng, bôi nhọ lãnh tụ, bài bác những thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ sự tuyệt đối hóa những thành tựu kinh tế của chủ nghĩa tư bản, họ đánh lẫn trắng, đen giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Những biểu hiện suy thoái tư tưởng rất nguy hiểm này đang ẩn chứa những nguy cơ phá hủy các chuẩn giá trị của dân tộc được xây dựng mấy chục năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự suy thoái về đạo đức xã hội ở một bộ phận nhân dân và cán bộ, đảng viên đang là vấn đề nhức nhối. Những đạo lý của con người Việt Nam truyền thống không được phát huy đầy đủ. Những phẩm chất của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa chưa được củng cố và tiếp tục đẩy mạnh. Những chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa chậm được xác định.

Tệ tham nhũng, lãng phí tài sản của Nhà nước và nhân dân rất nghiêm trọng; bệnh quan liêu, xa thực tế, ý thức tổ chức kỷ luật kém, tình trạng coi

thường kỷ cương, phép nước rất nặng nề. Tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, cục bộ địa phương, kèn cựa địa vị…dẫn đến mất đoàn kết kéo dài ở một số nơi. Những biểu hiện sâu xa đó đã gây bất bình trong dư luận, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ, làm cho bộ máy của Đảng suy yếu, các chủ trương chính sách của Đảng bị thi hành sai lệch, làm ảnh hưởng đến sự thống nhất lợi ích giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Ngoài ra, một số người còn có nhận thức mơ hồ về đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, mất cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đế quốc chủ nghĩa. Có ý kiến cho rằng, đặt vấn đề chống diễn biến hòa bình là cường điệu, họ không thấy sự thật là chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đang triển khai toàn diện để chống chủ nghĩa cộng sản, chống cộng, chống các nước xã hội chủ nghĩa, hòng mưu toan xóa bỏ nốt những nước xã hội chủ nghĩa còn lại, thực hiện toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa. “Diễn biến hòa bình” và “chống diễn biến hòa bình” thực chất là một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trong điều kiện mới, là một cuộc đấu tranh toàn diện về mọi mặt của xã hội. Để giành được thắng lợi của cuộc đấu tranh này, vai trò của chính trị cũng như tuyên truyền nâng cao lập trường chính trị là hết sức quan trọng. Nhất thiết phải đứng trên lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân, kết hợp đúng đắn, đầy đủ lợi ích của giai cấp công nhân với lợi ích của dân tộc, hướng tới xây dựng một xã hội mới.

* Ba là trên lĩnh vực văn hóa

Nghị quyết Ðại hội lần thứ XI của Ðảng đã nhận định về bối cảnh phát triển của đất nước khi hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của thế giới, còn trong nước thì những thành tựu, kinh nghiệm của gần 30 năm đổi mới đất nước đã tạo ra thế và lực mới cùng sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước. Từ góc độ văn hóa, có thể thấy xuất hiện những thuận lợi, thời cơ, trong đó hòa bình, hợp tác, phát triển, toàn cầu hóa và cách mạng khoa

học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, hội nhập và phát triển văn hóa. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhờ công nghệ mà hiện đại hóa, có sức lan tỏa nhanh, mạnh, sâu trên phạm vi toàn cầu, không chỉ ở vùng thành thị mà còn tỏa về được vùng núi cao, nông thôn hẻo lánh. Giao thoa văn hóa trở nên mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện để tiếp thụ tinh hoa văn hóa nhân loại và truyền bá văn hóa nước ta ra thế giới. Trên đường đổi mới, các điều kiện kinh tế - xã hội phát triển tạo thuận lợi cho văn hóa phát triển. Nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân tiếp tục được nâng cao, tạo động lực cho phát triển văn hóa. Trình độ nhận thức, văn hóa của nhân dân ngày một cao hơn, giúp cho mặt bằng văn hóa được nâng lên, tạo điều kiện cho việc sáng tạo văn hóa có chất lượng hơn, phong phú, đa dạng hơn.

Tuy nhiên, quá trình xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta cũng đang đứng trước những nguy cơ, thách thức không nhỏ. Với tiến trình toàn cầu hóa, nước ta sẽ chịu tác động tiêu cực trên mọi mặt mà các nước trên thế giới gặp phải. Văn hóa của các nước lớn, giàu có, nhất là Mỹ, lan tỏa rộng, tác động sâu đến đời sống văn hóa của nhân dân. Sự tiếp thụ thiếu chọn lọc văn hóa ngoại lai sẽ làm tha hóa văn hóa dân tộc. Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường càng làm cho văn hóa biến dạng, nhiều mặt xuống cấp, kéo theo sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Nhu cầu giải trí qua các hoạt động văn hóa ngày càng tăng, xu hướng kiếm lợi nhuận qua các hoạt động văn hóa ngày càng phát triển, khiến cho văn hóa dần dần buông lơi vai trò giáo dục, định hướng thẩm mỹ. Quan hệ giữa văn hóa và chính trị có nguy cơ bị giãn cách ngày càng xa, do vậy tác động tích cực vốn có của văn hóa vào đời sống xã hội có nguy cơ bị xem nhẹ, giảm sút. Hiện đang diễn ra xu hướng tuyệt đối hóa các giá trị vật chất, xem nhẹ và coi thường các giái trị văn hóa, tinh thần, các giá trị và chuẩn mực đạo đức, lối sống. Tuy chúng ta đã tích cực giáo dục, đấu tranh, nhưng những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong xã hội, không những không giảm sút mà còn có nhiều chiều hướng phát

triển nghiêm trọng, làm tổn hại tới sự ổn định chính trị và sự lành mạnh của xã hội.

Trong những năm qua, lợi dụng chủ trương mở cửa, hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, các thế lực thù địch đang thực hiện “diễn biến hòa bình” nhằm làm xói mòn truyền thống văn hóa dân tộc tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, cục bộ địa phương, kèn cựa địa vị…dẫn đến mất đoàn kết kéo dài ở một số nơi. Những biểu hiện xấu xa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp ở việt nam hiện nay (Trang 71 - 80)