Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Một số phương hướng cơ bản nhằm tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí

2.2.2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường

th trường định hướng xã hi ch nghĩa

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới phát triển đất nước. Muốn giữ vững được nền kinh tế độc lập tự chủ kinh tế phải thực sự vững mạnh. Trong thời đại ngày nay, một nền kinh tế chỉ thực sự vững mạnh khi nó được phát triển trên nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngày nay với những thành tựu mới của khoa học, công nghệ, của kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, đã tạo điều kiện cho các nước đi sau như nước ta có thể rút ngắn thời gian tiến hành công nghiệp hóa. Tuy nhiên, tiến hành công nghiệp hóa cũng không phải là vấn đề đơn giản. Trên thế giới, bên cạnh những nước công nghiệp hóa thành công, cũng không ít những nước thất bại, nợ nần chồng chất, kinh tế phụ thuộc nước ngoài, mất đi bản sắc dân tộc của mình. Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm công nghiệp hóa của các nước đi trước nhằm tìm cho mình một bước đi phù hợp là cần thiết đối với nước ta, đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, lực lượng sản xuất

thấp, do đó nếu không quan tâm đến phát triển lực lượng sản xuất, giải phóng mọi năng lực sản xuất thì không thể nói đến quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cái thiếu lớn nhất của đất nước ta kể từ khi bước vào thời kỳ quá độ đến nay là vẫn thiếu một lực lượng sản xuất phát triển hiện đại để bảo đảm cho nền kinh tế phát triển tăng trưởng nhanh bền vững. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nếu không có một nền kinh tế phát triển cao, ổn định, thì sự tụt hậu kinh tế là không tránh khỏi và đó là nguy cơ lớn nhất đe dọa chủ quyền dân tộc và lợi ích giai cấp công nhân. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6 -1996), sau khi chỉ rõ nhiệm vụ chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành, Đảng ta khẳng định, đất nước ta chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đảng ta đề ra là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ cơ bản và quyết định của sự nghiệp đổi mới trong những thập kỷ tới của nước ta là căn bản hoàn thành công nghiệp hóa vì công nghiệp hóa tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, nước ta mới có điều kiện tạo ra nhịp độ phát triển kinh tế cao và bền vững, thực hiện các mục tiêu xã hội. Đó cũng là những điều kiện đảm bảo cho đất nước ta thực hiện con đường phát triển rút ngắn, tránh được các nguy cơ và thách thức to lớn, đặc biệt là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, bảo vệ được độc lập chủ quyền dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đối với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ là phương thức đúng đắn để chuyển xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp văn minh hiện đại, mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn tạo ra điều kiện vật chất cho sự phát triển lớn mạnh của

giai cấp công nhân hiện đại. Sự phát triển lớn mạnh của giai cấp công nhân hiện đại, sự phát triển mạnh mẽ của giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng lại góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm tiền đề cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và sự phát triển của kinh tế tri thức. Điều đó cho phép chúng ta đi thẳng vào khoa học kỹ thuật hiện đại, tranh thủ những công nghệ tiên tiến của thế giới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, gắn với hiện đại hóa và từng bước phát triển kinh tế tri thức. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là nhằm giải phóng sức sản xuất, phấn đấu nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất tương đối hiện đại, chuyển được phần lớn lao động thủ công hiện nay sang lao động bằng máy móc, thực hiện về cơ bản điện khí hóa trong các lĩnh vực sản xuất chủ yếu. Nhờ đó năng suất lao động xã hội và hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao, thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, làm cho chúng chiếm phần lớn trong GDP và trong lao động xã hội. Điều quan trọng cần nắm vững là chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa không theo kiểu cũ, không lặp lại những sai lầm, nóng vội, quá thiên về công nghiệp nặng, quy mô quá lớn như trước đây, mà con đường đi của công nghiệp hóa cũng phải phù hợp với đặc điểm của dân tộc và thời đại trong giai đoạn mới. Con đường đi tới chủ nghĩa xã hội còn lâu dài, phải trải qua nhiều nấc thang trung gian, quá độ. Điều đó đòi hỏi phải lựa chọn những hình thức bước đi phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội của nước ta để tiến hành công nghiệp hóa, nhưng tất cả phải hướng tới mục tiêu là đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công cuộc đổi mới kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo ra sự chuyển biến căn bản từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa. Kết quả đó là một thực tế được mọi người thừa nhận. Điều quan trọng là, chuyển sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, nhưng không để đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Việc chúng ta tham khảo và vận dụng các hình thức và phương pháp quản lý nền kinh tế thị trường của các nước tư bản chủ nghĩa là vì lợi ích của chủ nghĩa xã hội, của dân tộc. Phát huy mọi khả năng các thành phần kinh tế trong điều kiện mới của nước ta cần tập trung vào những vấn đề sau:

Một là, tập trung đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước.

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân; làm đòn bẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và giải quyết những vấn đề xã hội; mở đường hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần khác cùng phát triển; là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô; tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới. Để thực hiện yêu cầu đó, cần tập trung các nguồn lực kinh tế của Nhà nước cho các ngành, lĩnh vực trọng yếu, mà ở đó, các doanh nghiệp nhà nước cần nắm giữ và thực hiện các chức năng xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, những cơ sở sản xuất và thương mại, dịch vụ quan trọng; một số doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến quốc phòng – an ninh.

Hai là, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức kinh tế hợp tác. Kinh tế

hợp tác ở nước ta được phát triển theo định hướng XHCN không chỉ để giúp những người sản xuất nhỏ có đủ sức cạnh tranh, mà về lâu dài trong đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Đảng ta chủ trương kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã ở miền núi, nông thôn và thành thị, là một bộ phận quan trọng, cùng với kinh tế nhà nước sẽ trở thành nền tảng của nền kinh tế. Đó cũng là nền tảng chính trị - xã hội của đất nước để đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong điều kiện hiện nay, những người lao động chỉ có thể hợp tác với nhau mới có thể giúp nhau tạo được sức mạnh trong sản xuất kinh doanh, góp phần tạo thêm việc

làm và thu nhập, thực hiện việc làm giàu chính đáng đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội. Kinh tế hợp tác ở nước ta cần phát triển mạnh từ thấp đến cao, dưới nhiều hình thức đa dạng và khác nhau, không phân biệt địa bàn hoạt động rộng hẹp, quy mô to nhỏ khác nhau.

Ba là, đa dạng hóa và áp dụng một cách phổ biến các hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Kinh tế tư bản nhà nước là cầu nối giữa sản xuất nhỏ và sản

xuất lớn. Tư bản nhà nước cần được xem là một bộ phận của sức mạnh kinh tế độc lập để góp phần cùng với lực lượng kinh tế nhà nước tổ chức lại nền sản xuất nhỏ, cùng làm đối tác và đối trọng với tư bản nước ngoài. Bởi vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta chủ trương áp dụng một cách phổ biến các hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Điều quan trọng là phải tạo ra môi trường đầu tư, liên doanh thuận lợi, tạo ra những sức hút về kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong quá trình hợp tác, liên doanh giữa Nhà nước với các nhà tư bản tư nhân trong và ngoài nước, để lôi kéo họ yên tâm đầu tư, hợp tác liên doanh lâu dài, có hiệu quả.

Bốn là: Khuyến khích, hướng dẫn kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển.

Kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí rất quan trọng lâu dài trong nhiều ngành, nghề ở nông thôn và thành thị. Nó có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động. Do đó, việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể, tiểu chủ không bị hạn chế. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hướng dẫn nó phát triển. Các đơn vị kinh tế cá thể tiểu chủ có thể tồn tại độc lập, hoặc tham gia các loại hình hợp tác, hoặc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nhà nước dưới nhiều hình thức.

Năm là, khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm

ăn lâu dài. Kinh tế tư bản tư nhân có khả năng góp phần xây dựng đất nước. Cần có chính sách khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, bảo hộ

quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp tạo điều kiện thuận lợi về tín dụng, khoa học công nghệ, đào tạo cán bộ…đi đôi với tăng cường quản lý, hướng dẫn kinh tế tư bản tư nhân làm ăn đúng pháp luật, có lợi cho quốc kế dân sinh. Đảm bảo sự thống nhất lợi ích giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp.

Việc phát triển kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa tất yếu phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là tiêu chí quyết định tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển kinh tế. Đồng thời phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và cơ chế kế hoạch mới - cơ chế kế hoạch hướng dẫn, những đòn bẩy kinh tế, khuyến khích thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, từng bước thực hiện công bằng xã hội, không ngừng nâng cao mức sống nhân dân. Thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ cơ bản quyết định sự nghiệp đổi mới trong những thập kỷ tới của nước ta là căn bản hoàn thành công nghiệp hóa, vì công nghiệp hóa tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, nước ta mới có điều kiện tạo ra nhịp độ phát triển kinh tế cao và bền vững, thực hiện các mục tiêu xã hội. Đảm bảo sự thống nhất lợi ích giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp. Đó cũng là những điều kiện bảo đảm cho nước ta thực hiện con đường phát triển rút ngắn, tránh được các nguy cơ và thách thức to lớn, đặc biệt là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

2.2.3. Kết hp hài hòa li ích ca ca các tng lp xã hi và các thành phn kinh tế trên lp trường giai cp công nhân, gi vng vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 90)