Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của PVC giai đoạn 2018-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính của tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 56 - 59)

ĐVT: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Tổng tài sản 5.555,85 5.393,27 5.011,60

2 Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 2.277,28 1.069,95 247,95 3 Giá vốn hàng bán 2.302,13 1.059,68 243,04

4 Lợi nhuận (lỗ) gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ (24,85) 10,27 4,91 5 Doanh thu hoạt động tài chính 27,34 6,14 6,05 6 Chi phí tài chính 73,05 137,19 101,61

7 Chi phí lãi vay 7,74 16,16 20,25

9 Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh (138,31) (189,33) (158,48)

10 Thu nhập khác 13,65 11,52 7,31

11 Chi phí khác 0,36 6,00 1,11

12 Lợi nhuận khác 13,29 5,52 6,20

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (125,02) (183,80) (152,28)

14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

hiện hành - - -

15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

hoãn lại (1,16) (1,16) -

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp (123,86) (182,64) (152,28)

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ Tổng công ty PVC)

Từ bảng 2.2 trên cho thấy, tổng công ty lỗ 3 năm liên tiếp. Trước đó, PVC lỗ 123,86 tỷ đồng vào năm 2018 và 182,64 tỷ đồng.

Doanh thu năm 2020 sụt giảm mạnh so với những năm trước đó, doanh thu năm 2019 cũng sụt giảm so với năm 2018. Đây là những năm hoạt động SXKD của PVC gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động tiêu cực, suy thoái kinh tế diễn ra ở khắp mọi nơi, thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn, việc giãn dừng các dự án trọng điểm trong và ngoài ngành theo chỉ đạo của Chính phủ và Tập đoàn đã khiến nguồn việc của PVC bị sụt giảm nghiêm trọng.

Lợi nhuận năm 2020 giảm do doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 sụt giảm so với năm 2018, bên cạnh đó chi phí tài chính 2019 tăng so với 2018 do đơn vị trích lập dự phòng đầu tư tài chính tăng. Lỗ năm 2019 tăng so với năm 2018, tuy nhiên, lỗ năm 2020 đã giảm so với năm 2019 do năm 2020 chi phí tài chính giảm, các khoản dự phòng đầu tư tài chính giảm so với năm 2019.

Cùng với năm 2020, công ty có 3 năm lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp âm. Việc thua lỗ kéo dài, khó khăn về nguồn tiền dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn lưu động để thanh toán các khoản nợ đến hạn và nhiều vướng mắc khó khăn

khác đã nêu trong báo cáo tài chính kiểm toán. Do đó, tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính hợp nhất và riêng năm 2019 của PVC, thuộc trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định. Nguyên nhân tình trạng hủy niêm yết là do những năm qua các Công ty con, liên kết và đầu tư dài hạn khác của PVC hầu hết có kết quả kinh doanh thua lỗ do nguồn công việc rất hạn chế, thị trường bất động sản gặp khó khăn, các dự án dừng, giãn tiến độ, do vậy không đủ bù đắp các chi phí như chi phí quản lý, chi phí lãi vay, công nợ tồn đọng khó thu hồi...

2.2. Thực trạng quản lý tài chính của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam

2.2.1. Quản lý nguồn lực tài chính của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam

a. Các chính sách, quy định quản lý được thực thi

Hiện nay, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam thực hiện quản lý tài chính theo hướng dẫn của Chính phủ về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp.

b. Nội dung quản lý

Nguồn vốn huy động của đơn vị được huy động từ góp vốn của cổ đông, tín dụng thương mại (bao gồm các khoản phải trả cho người bán và các khoản người mua trả tiền trước) và vay ngắn hạn ngân hàng.

Theo các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính 3 năm qua của PVC, tỷ trọng vốn của từng nguồn thay đổi qua các năm, đặc biệt là năm 2019 và 2020 – khi đơn vị hoạt động thua lỗ, cho nên cơ cấu vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm nhiều so với các năm trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính của tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)