6. Kết cấu luận văn
2.1. Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
- Tên doanh nghiệp: Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - Tên giao dịch: PETROVIETNAM CONSTRUCTION JOINT STOCK CORPORATION
- Tên viết tắt: PVC
- Đơn vị thành viên của: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
- Vốn điều lệ: 4.000.000.000.000 đồng
- Giấy ĐKKD số: 0103021423 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 20/12/2007.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình dân dụng cao cấp, công nghiệp dầu khí, đầu tư và kinh doanh bất động sản.
Tiền thân của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam là Binh đoàn 318. Ngày 14/09/1983, Tổng cục Dầu khí Việt Nam ra quyết định số 1069/DK-TC thành lập Xí nghiệp Liên hợp Xây lắp Dầu khí trên cơ sở Binh đoàn 318 chuyển sang, với gần 1200 cán bộ chiến sỹ và 50 cán bộ, kỹ sư - công nhân kỹ thuật từ các viện, các trường đại học và các doanh nghiệp trong cả nước.
Sau 12 năm hoạt động, ngày 19/9/1995 Tổng công ty dầu khí Việt Nam ký quyết định số 1254/DK- TCNS đổi tên Xí nghiệp liên hợp Xây lắp Dầu khí thành Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí (PVECC). Qua 10 năm hoạt động, ngày 17/3/2005, Bộ Công nghiệp ra quyết định chuyển đổi Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí thành Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PV Cons). Trong quá trình hình thành và phát triển, PV Cons đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm xây dựng với chất
lượng cao, được đánh giá là một trong những công ty mạnh trong lĩnh vực xây lắp công trình dân dụng và công nghiệp, nhất là các công trình chuyên ngành dầu khí. PV Cons đã chế tạo phần lớn các chân đế và các giàn khoan, khảo sát, đánh giá các kết cấu công trình dầu khí nước ngoài. Là đơn vị hàng đầu trong nước về kinh nghiệm thi công, lắp đặt các đường ống dẫn khí, dẫn dầu, thiết kế và thi công các công trình chứa xăng dầu, hoá chất, khí hoá lỏng và trạm phân phối khí, P V Cons cũng đã liên doanh với các đối tác nước ngoài thành lập công ty Liên doanh Vietubes cung cấp các sản phẩm ren ống và dịch vụ sửa chữa giàn khoan cho các công ty dầu khí hoạt động tại Việt Nam.
Ngày 21/11/2007, Đại hội đồng cổ đông bất thường Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí thông qua Đề án chuyển đổi Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí thành Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. Chưa đầy 1 năm hoạt động theo mô hình mới, PVC đã có những bước phát triển vượt bậc cả về lượng và chất. Hiện nay, với số lượng đông đảo đơn vị thành viên, đơn vị liên kết, PVC đã và đang thực hiện nhiều công trình lớn, nhỏ trên khắp mọi miền đất nước và đang dần khẳng định vai trò, vị thế của một trong những Tổng công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp không chỉ của ngành Dầu khí mà còn ở những ngành công nghiệp và dân dụng khác.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
- Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, tất cả các Cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự. ĐHĐCĐ thường niên được tổ chức mỗi năm một lần.
- Hội đồng quản trị (HĐQT): HĐQT quyết định kế hoạch phát triển SXKD và ngân sách hàng năm của tổng công ty, xác định các mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở các mục đích chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua, triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường, cơ cấu tổ chức lập quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty (TCT).
- Ban tổng giám đốc: Bao gồm Tổng Giám Đốc và 6 Phó Tổng Giám Đốc do HĐQT bổ nhiệm. Tổng Giám Đốc là người đại diện trước pháp luật của TCT, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT, các kế hoạch kinh doanh và các phương án của TCT, chịu trách nhiệm trước HĐQT và ĐHĐCĐ về thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao
- Ban kiểm soát: Bao gồm Trưởng Ban kiểm soát và 2 uỷ viên do HĐQT bổ nhiệm.
* Các ban chuyên môn gồm:
- Ban tổ chức nhân sự - Ban tài chính kế toán - Ban kinh tế kế hoạch - Ban kỹ thuật sản xuất - Ban đầu tư và dự án - Ban pháp chế - thông tin - Ban thương mại
* Chi nhánh, ban điều hành gồm:
- Ban chuẩn bị đầu tư khu công nghiệp dịch vụ dầu khí Tiền Giang - Ban điều hành dự án nhà máy nhựa P.P
- Ban điều hành dự án liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn
* Các đơn vị thành viên:
- Công ty PVC nắm cổ phần phân phối: 3 công ty - Công ty liên kết đầu tư khác: 14 công ty
2.1.2.2. Đặc điểm nhân lực của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
Nhân lực là điều kiện quan trọng nhất tác động trực tiếp tới công tác quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức. Hiện tại tổng số cán bộ nhân viên toàn công ty (tính đến tháng 12/2020) là 4.630 người. Số cán bộ công nhân viên tăng hàng năm theo quy mô phát triển của Tổng công ty và các dự án đang tiến hành triển khai.
Bảng 2.1. Số lượng cán bộ công nhân viên của PVC giai đoạn 2018-2020
ĐVT: người
Diễn giải 2018 2019 2020 Tỷ lệ tăng giảm
SL SL SL 2018-2019 2019-2020
Tổng công ty 5.009 4.654 4.630 -9 0,7
Công ty mẹ 631 601 618 -2,26 1,3
( Nguồn: Ban tổ chức hành chính của PVC)
Biểu đồ 2.1. Sự phát triển về số lượng cán bộ công nhân viên giai đoạn 2019 - 2020 giai đoạn 2019 - 2020 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
SỐ LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN
Tổng công ty Công ty mẹ
Qua bảng 2.1 có thể thấy số lao động của PVC tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2018 tổng số lao động toàn PVC là 4.009 người, trong đó số lao động tại công ty mẹ là 1.331 chiếm 33,2 % trong tổng số lao động, đến năm 2019 tổng số lao động là 3.654 người, giảm 355 người tương ứng giảm 9% so với năm 2018. Nguyên nhân giảm là do lao động tai các công ty con giảm. Nhìn chung năm 2020 không có sự thay đổi rõ rệt với năm 2019.
2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam * Hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:
- Gia công chế tạo, lắp đặt các chân đế giàn khoan và các kết cấu kim loại khác; thiết kế, chế tạo các bồn chứa xăng dầu, khí khóa lỏng, chứa nước, bồn chịu áp lực và hệ thống ống công nghệ; sản xuất các sản phẩm cơ khí, chống ăn mòn kim loại, bảo dưỡng và sửa chữa c ác chân đế giàn khoan, tàu thuyền và các phương tiện nổi; gia công ren ống, sản xuất khớp nổi, đầu nối và các phụ kiện phục vụ trong lĩnh vực khoan, khai thác dầu khí, công nghiệp.
- Kinh doanh vật tư thiết bị xây dựng dầu khí; khảo sát, thiết kế, tư vấn đ ầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp vừa và nhỏ; đầu tư, xây dựng các dự án hạ tầng, cầu đường, công trình dân dụng và công nghiệp; kinh doanh nhà ở và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật; san lấp mặt bằng; xây dựng các công trình thủy lợi, đê kè bến cảng.
- Lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị công nghệ, thiết bị điều khiển, tự động hóa trong các nhà máy công nghiệp; lắp đặt các hệ thống đường dây tải điện đến 35KV, các hệ thống điện dân dụng và công nghiệp khác.
- Khoan phá đá nổ mìn, khai thác mỏ, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; khải sát, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình dầu khí (ngoài biển và trên đất liền), các công trình dân dụng và công nghiệp; sản xuất và kinh doanh bê tông thương phẩm; đầu tư xây dựng, khai thác và quản lý chợ.
- Kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng đô thị, văn phòng, nhà ở, xây dựng các dự án hạ tầng, các
công trình thủy lợi, đê kè, cảng sông, cảng biển, cầu đường, công trình dân dụng và công nghiệp, kinh doanh đô thị và văn phòng, siêu thị và nhà ở.
- Đầu tư xây dựng, các nhà máy chế tạo cơ khí thiết bị phục vụ ngành dầu khí; các nhà máy đóng tàu vận tải dầu, khí, hóa chất, nhà máy đóng giàn khoan; các nhà máy xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Đầu tư công nghiệp cao trong lĩnh vực xây dựng nhà cao tầng; lắp đặt, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các công trình dầu khí (ngoài khơi và trên biển), các chân đế khoan, các kết cấu kim loại, các bồn bể chứa (xăng dầu, khí hóa lỏng, nước), bình chịu áp lực và hệ thống công nghệ, các công trình dân dụng và công nghiệp; tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dầu khí, công trình dân dụng và công nghiệp.
- Đóng tàu vận tải dầu, khí, hóa chất; đóng giàn khoan đất liền, ngoài biển; chế tạo cơ khí phục vụ ngành dầu khí, đóng tàu và kinh doanh cảng sông, cảng biển; chế tạo và cung cấp các loại ống chống cần khoan, ống nối, khớp nối, đầu nối và các phụ kiện phục vụ trong lĩnh vực dầu khí, công nghiệp; thi công xây dựng các công trình dầu khí (trên bờ, ngoài biển) các công trình công nghiệp và dân dụng, cảng sông, cảng biển; thi công các công trình giao thông, thủy lợi; sản xuất các sản phẩm công nghiệp (các nhà máy bê tông, thủy điện, điện khí...); sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí, các vật liệu xây dựng, khoan, phá đá nổ mìn, khai thác mỏ, sản xuất công nghiệp (các nhà máy bê tông, thủy điện, điện khí); vận chuyển dầu và khí hóa lỏng, hóa chất; kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị xây dựng dầu khí; thương mại và dịch vụ tổng hợp.
- Kiểm tra và phân tích kỹ thuật thí nghiệp và mẫu cơ, lý, hóa, vật liệu xây dựng; kinh doanh lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy; đầu tư xây dựng và kinh doanh các công trình hầm đường bộ.
* Chức năng, nhiệm vụ của PVC
Xây lắp chuyên ngành dầu khí
PVC là doanh nghiệp chủ lực của ngành Dầu khí trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành Dầu khí. Đây là lĩnh vực hoạt động chủ đạo, tạo nên uy tín, thương hiệu PVC trong suốt 30 năm qua, trong đó các hoạt động mũi nhọn bao gồm:
- Thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các công trình dầu khí, giàn khoan, chân đế giàn khoan (trên đất liền, ngoài biển), các kết cấu kim loại, bồn bể chứa xăng dầu, khí hóa lỏng, nước.
- Chế tạo và cung cấp các loại ống chống cần khoan, ống nối, khớp nối, đầu nối và phụ kiện phục vụ trong lĩnh vực khoan, khai thác dầu khí.
- Đóng tàu vận tải dầu, khí, hóa chất.
- Kinh doanh vật tư, thiết bị xây dựng và thiết bị phục vụ ngành dầu khí.
Xây dựng công nghiệp
PVC còn được biết đến với vai trò là nhà thầu xây dựng có năng lực trong xây dựng các công trình công nghiệp lớn trong và ngoài ngành Dầu khí.
- Đầu tư, xây dựng các nhà máy chế tạo cơ khí, đóng tàu, xi măng vật liệu xây dựng…
- Khảo sát, thiết kế, tư vấn, thi công lắp đặt hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ, thiết bị điều khiển, tự động hóa trong xây dựng công nghiệp.
- Đầu tư, thiết kế và tổng thầu các dự án hạ tầng, giao thông, thủy lợi, đê kè, bến cảng.
- Xây dựng các nhà máy khí điện, nhiệt điện, lắp đặt hệ thống đường dây tải điện
Xây dựng dân dụng
PVC đã tham gia đầu tư, tư vấn, thiết kế, xây dựng nhiều công trình dân dụng, văn phòng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, chung cư cao cấp, đặc biệt nhà kết cấu thép, nhà cao tầng của ngành Dầu khí và nhiều địa phương trên cả nước. PVC còn tham gia đầu tư xây dựng và khai thác các dự án khu công nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp; đầu tư xây dựng các khu đô thị.
Sản xuất công nghiệp
Song song với việc đẩy mạnh hoạt động xây lắp theo các lĩnh vực, PVC chú trọng đầu tư cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng và cơ khí chế tạo chuyên ngành dầu khí và sản xuất các sản phẩm công nghiệp (các nhà máy bê tông, thủy điện, điện khí).
2.1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
PVC là doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty Mẹ - Con, công ty cổ phần, hoạt động theo luật Doanh nghiệp Việt Nam; là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn sở hữu 54,47% vốn điều lệ.
PVC đăng ký kinh doanh và tổ chức các hoạt động SXKD đúng với các ngành nghề đã đăng ký; bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu; xây dựng chiến lược, kế hoạch SXKD hàng năm, trung và dài hạn; thực hiện các quy định của Pháp luật về bảo vệ an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tài nguyên môi trường; thường xuyên đổi mới và cải tiến máy móc thiết bị, nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào trong các hoạt động SXKD nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, giảm giá vốn và tăng khả năng cạnh tranh; thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo quy định của Tập đoàn và Pháp luật; chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của các báo cáo; thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Lao động.
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của PVC giai đoạn 2018-2020
ĐVT: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Tổng tài sản 5.555,85 5.393,27 5.011,60
2 Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 2.277,28 1.069,95 247,95 3 Giá vốn hàng bán 2.302,13 1.059,68 243,04
4 Lợi nhuận (lỗ) gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (24,85) 10,27 4,91 5 Doanh thu hoạt động tài chính 27,34 6,14 6,05 6 Chi phí tài chính 73,05 137,19 101,61
7 Chi phí lãi vay 7,74 16,16 20,25
9 Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh (138,31) (189,33) (158,48)
10 Thu nhập khác 13,65 11,52 7,31
11 Chi phí khác 0,36 6,00 1,11
12 Lợi nhuận khác 13,29 5,52 6,20
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (125,02) (183,80) (152,28)
14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành - - -
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại (1,16) (1,16) -
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (123,86) (182,64) (152,28)
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty mẹ Tổng công ty PVC)
Từ bảng 2.2 trên cho thấy, tổng công ty lỗ 3 năm liên tiếp. Trước đó, PVC lỗ 123,86 tỷ đồng vào năm 2018 và 182,64 tỷ đồng.
Doanh thu năm 2020 sụt giảm mạnh so với những năm trước đó, doanh thu năm 2019 cũng sụt giảm so với năm 2018. Đây là những năm hoạt động SXKD của PVC gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động tiêu cực, suy thoái kinh tế diễn ra ở khắp mọi nơi, thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn, việc giãn dừng các dự án trọng điểm trong và ngoài ngành