Chuẩn bị cơ sở vật chất, tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại bộ khoa học và công nghệ, lào (Trang 68)

5 .Phương pháp nghiên cứu

2.2.3.Chuẩn bị cơ sở vật chất, tài chính

7. Kết cấu củaluận văn

2.2.3.Chuẩn bị cơ sở vật chất, tài chính

2.2. Phâ nt ch thực trạng đào tạonguồn nhân lực tại ộ hoa học và

2.2.3.Chuẩn bị cơ sở vật chất, tài chính

Về cơ sở vật chất, hiện nay Bộ vẫn còn đang rất khó khăn về cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, chưa xây dựng được đủ phòng học và nơi ăn ở cho học viên trong thời gian mở lớp, đây cũng là trở ngại đối với Công chức tham dự các lớp bồi dưỡng.

Về việc đầu tư kinh phí: Chi phí công tác đào tạo công chức của Bộ được lấy trong khoản NSNN cấp. Kinh phí được tính căn cứ theo Nghị địnhh số 18/ND-CP của Thủ tướng Chính phủ Lào và theo quy chế chi tiêu nội bộ. Các chi phí của Bộ dùng để chi trực tiếp cho các Công chức là:

- Ngân sách cấp toàn bộ học phí, tài liệu học tập. Đối với các công chức đào tạo sau đại học như Thạc sỹ, Tiến sỹ: bảo vệ luận văn hỗ trợ 30% lương tối thiểu, bảo vệ luận án hỗ trợ 80% lương tối thiểu tại thời điểm hưởng lương . Đào tạo công chức sau đại học được thực hiện bằng nguồn kinh phí của Bộ.

- Ngoài ra còn chi phí đào tạo công chức quản lý nhà nước thanh toán trực tiếp cho cơ sở đào tạo; khoản tiền chi hỗ trợ cho học viên ăn ở, chi tổ chức lớp học.

ảng 2.10. Chi ph đào tạo c ng chức

giai đoạn 2015-2020 Nội dung

Tổng số lượt được đào tạo lượt Tổng số người được đào tạo người Tổng kinh phí đào tạo Kip

Kinh phí bình quân 1 lượt được đào tạo Kip

Kinh phí bình quân 1 người được đào tạo Kip

Qua bảng 2.10, ta có thể thấy chi phí cho đào tạo tăng dần từ năm 2015 cho đến 2020, chứng tỏ sự quan tâm sát sao của các cấp lãnh đạo, nhà quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ Lào cho nguồn lực công chức của nhà nước. Do vậy, chất lượng công chức các năm qua cũng đã được cải thiện rất nhiều cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng thực tế và khả năng quản lý nhà nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ Lào cũng cân đối đảm bảo nguồn tài chính từ NSNN đáp ứng đủ mục tiêu thực hiện công tác đào tạo công chức; tăng cường thêm khả năng thu hút các nguồn viện trợ từ các chương trình, dự án nước ngoài.... Tiếp tục đầu tư xây dựng chương trình nghiệp vụ để đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp, hiện đại tạo tiền đề thực hiện đào tạo chuyên ngành CNTT bậc cao đ ng, đại học ở giai đoạn sau.

2.2.4. Triển khai thực hi n c ương trìn o t o

+ Lựa chọn hình thức đào tạo

- Đào tạo theo hình thức chính quy, tập trung; vừa học, vừa làm; học trong và ngoài giờ hành chính và cá nhân tự đi học;

- Đào tạo theo tiêu chuẩn ngạch công chức; theo các chức danh lãnh đạo, quản lý.

Về nội dung, chương trình, hình thức ĐTCC vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn lãnh đạo, quản lý, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Một số chương trình đào tạo lý luận chính trị, quản lý nhà nước còn nặng về lý luận, dàn trải, thiếu sự liên thông, kế thừa, còn trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết thực, chưa đi sâu vào việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ và xử lý tình huống, kinh nghiệm công tác cho CBCC.

Nội dung chương trình đào tạo thì chưa phù hợp với từng loại đối tượng CBCC, cụ thể: CBCC từ quận đến phường thuộc đối tượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thì đều học chung một chương trình trung cấp lý luận chính trị; tất cả công chức đều học chung chương trình kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính.

Do đó, một số CBCC tuy đã được đào tạo nhưng vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Bên cạnh đó phương pháp giảng dạy ở một số cơ sở đào tạo còn chưa đổi mới, quá chú trọng về truyền đạt kiến thức mà ít quan tâm đến truyền đạt phương pháp tổ chức, kỹ năng quản lý cho CBCC. Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại đối với đào tạo CBCC chưa phổ biến.

Hiện nay tại Bộ KH và CN Lào, phương thức đào tạo chủ yếu được áp dụng để đào tạo đội ngũ CBCC là đạo tạo ở các trường đại học, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức tại chức, từ xa, vừa học vừa làm; bên cạnh đó còn áp dụng phương thức kèm cặp, hướng dẫn đối với công chức tập sự tr tuổi, phương thức tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn.

Thông qua việc kèm cặp và hướng dẫn, luân chuyển, người học s được kèm cặp bởi một người phụ trách có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và chuyên sâu, có nền tảng kiến thức. Thông thường có ba cách kèm cặp chỉ dẫn đó là kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp; kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn; kèm cặp bởi người cố vấn.

ự c n p ương p áp o t o

Nắm bắt và tuân thủ các phương pháp đào tạo cơ bản song Bộ có những chọn lọc và vận dụng phù hợp với tình hình từng thời kỳ.

Một số các phương pháp đào tạo được áp dụng như:

- Mở các lớp cạnh cơ quan: Đây là phương pháp đào tạo chủ yếu. Các cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước và các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tại Trường đào tạo cán bộ quản lý thuộc Bộ KH&CN dưới sự giảng dạy của các chuyên gia đầu ngành và các nhà giáo uy tín từ các trường

- Cử cán bộ, công chức, viên chức đi học tại các trường chính quy và các trung tâm: đối với các khóa đào tạo đại học và sau đại học, hàng năm, Bộ

KH&CN cử cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng đến học tại các trường như Học Viện, Đại học Những người được cử đi học hầu hết là các cán bộ, công chức, viên chức tr tuổi mới được tuyển dụng vào Bộ muốn nâng cao năng lực trình độ làm việc của mình.

- Tham gia các hội nghị, hội thảo: chủ yếu đối tượng được cử là đội ngũ lãnh đạo Bộ, lành đạo cấp Tổng Cục, Vụ, Viện.

- Chỉ dẫn, kèm cặp khi làm việc: đây là hình thức đào tạo chủ yếu áp dụng với người mới.

- Luân chuyển công tác: giúp người học hiểu rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.

Bên cạnh đó, các hình thức đào tạo ngoài công việc và trong công việc được thực hiện song song và xen k với nhau. Các CBCC được cử đi học tại các trường chính quy đồng thời cũng được kèm cặp chỉ bảo trực tiếp bởi những cán bộ có kinh nghiệm để hoàn thiện kiến thức.

Bộ KH&CN Lào luôn chú trọng phương pháp đào trong công việc. Đối với phương pháp đào tạo ngoài công việc, Bộ có các lớp học cạnh cơ quan, cử người đi học ở các trường chính quy.

Riêng phương pháp hội nghị, hội thảo tại Bộ đã được ban lãnh đạo chú trọng hơn, năm 2014 phương pháp này mới được thực sự đưa vào tiến hành tại Bộ với số. Điều này cho thấy Bộ đã có những cải tiến việc tổ chức các khoá học để tiếp cận với các phương pháp đào tạo mới. Song tỷ trọng của phương pháp này còn nhỏ.

ch n, m i gi o vi n

Chất lượng giảng dạy cao hay thấp của giáo viên là nhân tố quan trọng để quyết định chất lượng đào tạo học viên. Bộ phận đào tạo phải xây dựng cho đơn vị một đội ngũ cán bộ giảng dạy có chất lượng cao để đảm bảo cho việc đào tạo được thành công. Thông thường có thể căn cứ vào những yêu cầu khác nhau mà cán bộ giảng dạy đảm nhiệm những vai trò khác nhau. Những

người này có năng lực, kiến thức, kĩ năng và sở trường ở những phương diện khác nhau, có thể hoàn thành được nhiệm vụ đào tạo.

Có thể lựa chọn giáo viên từ những người đang làm việc trong đơn vị hoặc thuê ngoài. Bộ đã kết hợp giáo viên thuê ngoài và những người có kinh nghiệm lâu năm trong cơ quan, việc kết hợp này cho phép người học tiếp cận với những kiến thức mới, đồng thời không xa rời thực tiễn.

Đội ngũ giáo viên giảng dạy gồm có 2 thành phần: giáo viên trong biên chế cơ quan và giáo viên ngoài cơ quan. Trong giai đoạn từ 2017 đến 2020, tổng số lượng giáo viên tham gia giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực tại Bộ KH&CN Lào là 58 giáo viên.

Giáo viên là CBCC của Bộ KH&CN Lào: đảm nhiệm việc giảng dạy theo hình thức đào tạo trong công việc. KH&CN Lào s lựa chọn các CBCC có kinh nghiệm, chuyên môn, tay nghề cao để nhận nhiệm vụ giảng dạy này. Đội ngũ giáo viên này cũng s được lựa chọn và sắp xếp hợp lý với từng công tác đào tạo và phù hợp với điều kiện làm việc để tránh ảnh hưởng đến công việc chung.

Giáo viên bên ngoài cơ quan: thường là các giảng viên tại các trường chính quy mà cơ quan liên kết đào tạo CBCC của mình. Thành phần này được lựa chọn để giảng dạy với hình thức đào tạo ngoài công việc.

Bộ KH&CN Lào rất quan tâm tới việc chọn lựa các trường đào tạo có uy tín, chất lượng, có đội ngũ giáo viên am hiểu kiến thức và trình độ sư phạm cao. Đồng thời, đơn vị cũng chú ý tới việc chọn trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, học tập của CBCC và chi phí đào tạo phù hợp. Một số trường đại học cao đ ng, học viện đã được KH&CN Lào liên kết đào tạo cho CBCC tại Bộ KH&CN Lào.

Theo kết quả khảo sát của tác giả về kiến thức chuyên môn và khả năng truyền đạt của các giáo viên tham gia các khóa đào tạo nhận được kết quả phản ánh như sau:

Chỉ tiêu 1. Tốt 2. Bình thường 3. Kém 4. Rất kém Tổng

Qua kết quả khảo sát cho thấy, đa phần CBCC cho rằng kiến thức chuyên môn và khả năng truyền đạt của giáo viên là tốt, không có ý kiến cho rằng kém và rất kém. Thực tế trong những năm gần đây, công tác chọn lựa giáo viên của cơ quan là tận dụng được nguồn CBCC có kinh nghiệm, tay nghề cao để giảng dạy phần thực hành sát với thực tế. Do không được đào tạo nghiệp vụ sư phạm nên khả năng giảng dạy, truyền đạt của giáo viên chưa thật vững vàng, khó có thể mang lại cho học viên tham gia những kiến thức chuyên môn cập nhật và sâu rộng hơn. Thêm vào đó, các giáo viên là các lãnh đạo của các đơn vị đang bận rộn với các công việc hiện tại nên việc sắp xếp giáo viên giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn. Điều này cũng làm giảm hiệu quả của đào tạo CBCC của đơn vị.

5 án giá k t quả o t o

Đánh giá kết quả chương trình đào tạo là xác định chương trình đào tạo có đáp ứng được các mục đích, yêu cầu tổ chức đã đề ra cho các khóa đào tạo hay không; nội dung, kết quả đào tạo đã phù hợp với mục tiêu phát triển của tổ chức chưa. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các lần đào tạo tiếp theo. Thông thường được đánh giá qua 2 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn vận dụng: Học viên áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo vào thực tế công việc như thế nào. Tùy vào tình hình thực tế và tính chất công việc tại đơn vị mà các nhà quản lý cần có những công cụ đo lường thích hợp về kết quả thực hiện công việc của CBCC trước và sau khi đào tạo. Điều này không chỉ phụ thuộc vào chương trình đào tạo mà còn tuỳ thuộc vào khả năng, mức độ nắm bắt và vận dụng của mỗi học viên.

Bộ phận thực hiện đánh giá là Vụ Tổ chức cán bộ Lào. Khi tiến hành công tác đánh giá, các cán bộ, công chức đào tạo trước hết dựa vào số liệu thống kê về kết quả đào tạo, dựa vào kế hoạch, và dựa vào những ký ức về các tình huống đào tạo xảy ra trong suốt một năm đào tạo - những tình huống không được thống kê một cách cụ thể.

Mặc dù vậy, những kết luận có được từ việc đánh giá vẫn hoàn toàn đúng với thực tế đào tạo đang diễn ra, bởi nó được xây dựng dựa trên ký ức của những người trực tiếp quản lý công việc đào tạo, những người thực sự hiểu rõ công tác của mình. Đồng thời việc đánh giá theo phương pháp định tính cũng cho phép tiết kiệm thời gian và chi phí đánh giá, giảm bớt khó khăn trong việc thu thập dữ liệu trong khi vẫn đảm bảo tính chính xác.

Nhìn chung, năm nào Vụ Tổ chức cán bộ sau khi tiến hành thu thập kết quả đào tạo đều tiến hành đánh giá việc thực hiện công tác đào tạo CBCC ngành khoa học và công nghệ Lào trong từng năm.

Nhìn chung công tác đánh giá của Bộ tập trung vào các nội dung sau: những thay đổi của năm đào tạo so với năm trước; sự phù hợp của nội dung và phương pháp đào tạo; mức độ đáp ứng nhu cầu về giáo viên, cơ sở vật chất; sự phối hợp của các cơ quan; sự tham gia của học viên. Những nội dung trên được phân tích trên hai mặt là những ưu điểm và hạn chế. Những đánh giá này thực sự có ý nghĩa quan trọng, giúp các cán bộ, công chức quản lý đào tạo hiểu rõ tình hình công tác đào tạo và là cơ sở thực hiện những thay đổi cần thiết cho năm tiếp theo.

ảng 2.12. ết quả khảo sát đánh giá chất lƣợng quá tr nh đào tạo

Đơn v : Tỷ %

Tiêu chí

Khóa đào tạo có giúp ích cho công việc chuyên môn nh chị có muốn thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo

Mối quan hệ với đồng nghiệp có được cải thiện hõn sau khi đào tạo Kiến thức của quá trình đào tạo, anh chị có thấy hữu ích không

nh chị có hài lòng với quá trình đào tạo

Nội dung đào tạo có phù hợp với chuyên ngành và vị trí công việc của anh chị

( gu n: Khảo s

Qua bảng 2.12, ta thấy đa số các CBCC trong cơ quan cảm thấy hài long về các quá trình đào tạo. Sau khi được đào tạo, có 96% CBCC thấy khóa đào tạo có ích cho công việc chuyên môn của họ và 100% CBCC mong muốn được thường xuyên tham gia các khóa đào tạo vì thấy kiến thức trong quá trình đào tạo có hữu ích, và giúp mối quan hệ đồng nghiệp của họ được cải thiện hơn.

ảng 2.13. ết quả đào tạo nguồn nhân lực của

và C ng nghệ ào năm 2020

TT ĩnh vực đào tạo

1 Trình độ chuyên môn

2 Trình độ ký luận chính trị

Tổng số

Trong số 646 người tham gia đào tạo năm 2020, có 145 người tham gia chương trình đào tạo Trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý Nhà nước. Đây là lĩnh vực đào tạo được CBCC quan tâm và tham gia nhiều nhất. Trong khi đó, lĩnh vực đào tạo chuyên môn trình độ trên Đại học chỉ có 11 CC được đào tạo, chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng đội ngũ được đào tạo.

Hiệu quả đào tạo còn được đánh qua mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất trong quá trình đào tạo. Để đảm bảo cho công tác dạy và học của giáo viên và học viên tại cơ quan, ban lãnh đạo Bộ KH&CN Lào cũng như bộ phận đảm nhiệm đào tạo đã chú trọng vào việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, về cơ bản là đáp ứng được và phù hợp với các khóa đào tạo. Với khóa đào tạo ngay tại Bộ KH&CN Lào cho CBCC: Có một phòng lớn, trang bị bảng, bút, bàn ghế, máy vi tính, máy chiếu . Tại các bộ phận Bộ KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại bộ khoa học và công nghệ, lào (Trang 68)