Đánh giá và điều chỉnh cơ cấu dịch vụ bán lẻ tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh mỹ đình (Trang 76 - 80)

7. Kết cấu nội dung luận văn

2.3.4. Đánh giá và điều chỉnh cơ cấu dịch vụ bán lẻ tại Chi nhánh

2.3.4.1. Cơ cấu huy động vốn bán lẻ tại Chi nhánh

VPBank – Chi nhánh Mỹ Đình nổi trội với tiền gửi thanh toán linh hoạt, lãi suất thả nổi theo kỳ nhận lãi (1 tuần, 2 tuần, 3 tuần). Lãi suất khách hàng nhận sẽ được điều chỉnh hàng kỳ và luôn đảm bảo cạnh tranh với lãi suất thị trường. Đây là sản phẩm duy nhất khác biệt với sản phẩm tiền gửi truyền thống, dù chưa đủ để tạo nên sự phong phú, đa dạng cho dòng tiền gửi thanh toán, thế nhưng VPBank – Chi nhánh Mỹ Đình cũng đã góp phần cung cấp thêm một sự lựa chọn hấp dẫn cho các khách hàng có nhu cầu gửi tiền kỳ hạn dài (trên 54 tuần) mà vẫn yên tâm với lãi suất được điều chỉnh cạnh tranh trên thị trường.

2.3.4.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động bán lẻ theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.20: Cơ cấu huy động vốn bán lẻ theo đối tƣợng khách hàng tại VPBank – Chi nhánh Mỹ Đình giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị: tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 Số lƣợng % Số lƣợng % Tổng HĐV bán lẻ 176,11 213,69 273,58 37,58 21,34 59,89 28,03 HĐV từ dân cư 121,7 181,36 247,35 59,66 49,02 65,99 36,39 HĐV từ DN VVN 54,41 32,33 26,23 (22,08) (40,58) (6,10) (18,87) HĐV từ dân cư/ HĐVBL (%) 69,10 84,87 90,41 15,77 22,81 5,54 6,53 HĐV từ DN VVN/HĐVBL 30,90 15,13 9,59 (15,77) (51,03) (5,54) (36,63)

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank – Chi nhánh Mỹ Đình 2018 – 2020

Qua bảng trên ta thấy cơ cấu huy động vốn cho thấy tổng vốn huy động bán lẻ từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động từ dịch vụ NHBL, năm 2018 là 69,10%, năm 2019 là 84,87% và năm 2020 là 90,41%. Tỷ trọng nguồn vốn huy động bán lẻ phục từ dân cư tăng dần qua các năm do Chi nhánh phát triển dịch vụ bán lẻ theo định hướng chung của VPBank, theo đó, Chi nhánh thực hiện chính sách lãi suất cạnh tranh, Chi nhánh liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại, tiện ích tặng kèm đối với khách hàng gửi tiết kiếm và nâng cao chất lượng vụ khách hàng. Tổng huy động vốn bán lẻ từ DNVVN trong giai đoạn này có xu hướng giảm xuống do những dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế.

2.3.4.3. Cơ cấu huy động vốn bán lẻ theo kỳ hạn

Bảng 2.21: Cơ cấu huy động vốn bán lẻ theo kỳ hạn tại VPBank - Chi nhánh Mỹ Đình giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị: tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 Số lƣợng % Số lƣợng % Tổng HĐV bán lẻ 176,11 213,69 273,58 37,59 21,34 59,89 28,03 Tiền gửi thanh toán 11,63 11,52 15,89 (0,11) (0,92) 4,37 37,89 Tiền gửi tiết kiệm 164,48 202,17 257,70 37,70 22,92 55,53 27,46 Tiết kiệm không kỳ

hạn 3,52 4,70 8,96 1,18 33,49 4,26 90,71

Tiết kiệm ngắn hạn 123,27 142,43 214,01 19,16 15,54 71,57 50,25 Tiết kiệm có kỳ hạn

>12 tháng 49,31 57,21 127,03 7,90 16,02 69,82 122,06

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank – Chi nhánh Mỹ Đình 2018 – 2020

Bảng trên cho thấy tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động bán lẻ. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn là bộ phận chiếm tỷ trọng cao hơn các bộ phận còn lại. Năm 2019, với định hướng mở rộng huy động vốn với nhiều chương trình ưu đãi, tiện ích đi kèm, các khoản tiền gửi tiết kiệm tăng 22,92% so với năm 2018. Tiền gửi thanh toán năm 2020 tăng 37,89%, tiền gửi tiết kiệm năm 2020 tăng 27,46% so với năm 2019. Đặc biệt, năm 2020, tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng tăng mạnh 122.06%, tương đương với tăng 69,82 tỷ đồng. Kết quả này đến từ định hướng cải thiện cơ cấu nguồn vốn huy động của Lãnh Đạo Chi nhánh, nhằm tránh phụ thuộc vào các khoản tiền gửi ngắn hạn, trong khi cho vay trung, dài hạn là phần nhiều.

Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn cao giúp ngân hàng có thể chủ động hơn trong kế hoạch sử dụng tiền của mình. Tuy nhiên với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt thì khách hàng có thể rút vốn trước hạn nhưng vẫn được hưởng lãi suất tương ứng với thời gian thực gửi theo quy định đã biến tiền gửi có kỳ hạn thành tiền gửi

không kỳ hạn. Đây là tất yếu khách quan đến từ mức độ cạnh tranh giữa các Chi nhánh NHTM trên địa bàn kinh doanh của VPBank – Chi nhánh Mỹ Đình gia tăng. Đây có thể đánh giá là bất lợi của Chi nhánh vì nếu nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn thì tính lỏng của nguồn vốn huy động sẽ tăng cao. Số liệu trên cho thấy, Chi nhánh luôn giữ cơ cấu nguồn vốn không kỳ hạn ở mức khoảng dưới 10%, tuy vậy, Lãnh đạo Chi nhánh cần phải chú ý đến các chính sách huy động vốn kỳ hạn ngắn trong tương lai của VPBank – Chi nhánh Mỹ Đình.

2.3.4.4. Cơ cấu tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến xấu trong giai đoạn 2019 - 2020 đã làm tình hình kinh doanh của nhóm khách hàng cá nhân riêng lẻ và hộ kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến thất thoát vốn đầu tư, nhu cầu vay vốn để bổ sung vốn tăng cao. VPBank - CN Mỹ Đình dự đoán tín dụng bán lẻ sẽ là sản phẩm cho vay chiến lược của chi nhánh trong năm 2020 và có thể kéo dài đến năm 2025.

Bảng 2.22: Cơ cấu tín dụng bán lẻ tại VPBank – Chi nhánh Mỹ Đình giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tín dụng bán lẻ 139,26 208,76 258,00 69,50 49,91 49,24 23,59

Dư nợ theo kỳ hạn gửi

- Dư nợ ngắn hạn 10,71 10,63 13,39 (0,07) (0,70) 2,76 25,92 - Dư nợ trung hạn 68,77 90,31 65,51 21,54 31,32 (24,80) (27,46) - Dư nợ dài hạn 59,78 107,82 179,11 48,04 80,36 71,29 66,12

Dư nợ theo loại tiền gửi

- VND 109,81 176,33 230,51 66,53 60,58 54,18 30,72 - Ngoại tệ quy VND 29,45 32,43 27,50 2,97 10,10 (4,93) (15,21) Tỷ lệ nợ quá hạn 5,02 5,81 5,85 0,79 15,74 0,04 0,69 Tỷ lệ nợ xấu 1,32 1,86 2,82 0,54 40,91 0,96 51,61

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank – Chi nhánh Mỹ Đình 2018 – 2020

Nhìn chung bảng số liệu cho thấy tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh có xu hướng tăng dần qua các năm cả về giá trị và tỷ trọng trong tổ dư nợ. Xét tới cơ cấu tín

dụng bán lẻ: Phân chia theo kỳ hạn cho vay, các khoản cho vay tại Chi nhánh được phân chia thành vay ngắn hạn, vay trung và dài hạn. Trong đó, cho vay trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất tại Chi nhánh (~90% tổng dư nợ). Chi nhánh đang có quan hệ khá tốt với các đối tác là các công ty bất sản lớn trên địa bàn nhằm gia tăng tăng trưởng dư nợ tín dụng dành cho KHCN liên quan đến mua nhà ở. Một số đối tác bất động sản lớn là đối tác chiến lược lâu năm của Chi nhánh như: Đất Xanh miền Bắc, Vingroup, … Dư nợ ngắn hạn chỉ chiếm ~10% tổng dư nợ bán lẻ đến từ những khoản vay để duy trì hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh trên địa bàn. Các khoản vay chủ yếu bằng VNĐ để thuận tiện trong giải ngân đối với các dự án nhà ở, vay vốn kinh doanh ngắn hạn.

Khác với đối tượng là các khách hàng doanh nghiệp lớn, khoản vay của đối tượng bán lẻ thường nhỏ hơn, mức độ rủi ro được san sẻ hơn. Thời gian vừa qua, với phương hướng khai thác tín dụng bán lẻ là hoạt động trọng tâm của hoạt động tín dụng, VPBank – VPBank CN Mỹ Đình đã tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp siêu nhỏ và các đối tượng khách hàng là cá nhân có nhu cầu vay vốn như các cán bộ nhân viên chức, các khách hàng có nhu cầu mua chung cư, nhà ở, bất động sản hay ô tô, vay du học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh mỹ đình (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)