Thăng tiến, hạ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tổng công ty sông đà CTCP (Trang 35 - 37)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Các hoạt động nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong tổ chức

1.3.5. Thăng tiến, hạ chức

Thăng tiến là việc đưa người lao động vào một vị trí việc làm có tiền lương cao hơn, có uy tín và trách nhiệm lớn hơn, có các điều kiện làm việc tốt hơn và các cơ hội phát triển nhiều hơn.

Mục đích của thăng tiến là biên chế người lao động vào một vị trí việc làm cịn trống mà vị trí đó được tổ chức đánh giá là có giá trị cao hơn vị trí cũ của họ, nhằm ứng nhu cầu biên chế cán bộ và phát triển của tổ chức, đồng thời để đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân người lao động.

Thăng tiến có hai dạng là thăng tiến ngang và thăng tiến thẳng:

+ Thăng tiến ngang là chuyển người lao động từ một vị trí làm ở một bộ phận này đến một vị trí việc làm có cấp bậc cao hơn hoặc tương đương ở một bộ phận khác.

+ Thăng tiến thẳng là chuyển người lao động từ một vị trí làm việc hiện tại tới một vị trí cao hơn trong cùng một bộ phận.

Các quyết định thăng tiến cần được đưa ra dựa trên cơ sở yêu cầu của cơng việc, tức là cần phải có những vị trí trống đang cần được biên chế người lao động và u cầu của các vị trí đó đối với người thực hiện cơng việc về trình độ đào tạo, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và các phẩm chất cần thiết. Tuy nhiên, một người lao động chỉ có thể được thăng tiến khi năng lực làm việc của họ đáp ứng được các yêu cầu đó. Năng lực làm việc của một người không chỉ thể hiện ở thành tích đạt được mà cịn ở tiềm năng của người đó. Thâm niên chỉ là yếu tố xem xét khi các điều kiện khác là như nhau.

Hạ chức là việc đưa người lao động đến một cơng việc có vị trí, vai trị việc làm có cương vị và tiền lương thấp hơn, có các trách nhiệm và cơ hội ít hơn.

Hạ chức thường là kết quả của việc giảm biên chế hay kỷ luật, hoặc là cơ sở để sửa chữa việc bố trí lao động khơng đúng trước đó (do trình độ của cán bộ không đáp ứng hay do sức khỏe không đáp ứng được yêu cầu của công việc). Hạ chức phải được thực hiện dựa trên cơ sở theo dõi và đánh giá chặt chẽ, cơng khai tình hình thực hiện cơng việc của người lao động.

1.3.6. Thực hiện thù lao lao động

Mục đích của việc tổ chức thù lao lao động là để tạo động lực để người lao động làm việc với chất lượng cao nhất; để khống chế những chi phí cho cán bộ phù hợp bằng cách quy định chính sách và phương pháp thực hiện; và để cho những người quản trị và những cán bộ trong cơ quan hiểu nhau hơn và tiến tới sự thắt chặt hợp tác với nhau, hạn chế những mâu thuẫn bằng cách đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện thù lao lao động. Trong đó, thù lao lao động được cấu tạo thành 2 loại như sau:

- Tiền lương:

Thứ nhất Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Thứ hai là phải phân định rõ cơ chế chi trả tiền lương với cơ chế chi trả

bảo hiểm xã hội, tách bạch chính sách tiền lương khu vực tự trang trải với khu vực ngân sách chi trả.

Thứ ba là cải cách tiền lương phải gắn với các yêu cầu, giải pháp và

nhiệm vụ của cải cách hành chính, cải cách cơng vụ. Việc này phải được tiến hành đồng bộ với xác định vị trí việc làm, quản lý chặt chẽ biên chế, tinh giản biên chế, thực hiện công bằng việc tuyển chọn, đánh giá, phân loại cán bộ,...

Và cuối cùng là làm sao tiền lương của NLĐ đủ để họ sống và yên tâm làm việc.

Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động nhắm thu hút sự quan tâm của họ tới quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng khuyến khích người lao động quan tâm tới tiết kiệm lao động sống, lao động vật hóa, giữ gìn và quản lý tốt máy móc thiết bị, đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và khuyến khích người lao động vào xây dựng doanh nghiệp vững mạnh, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Với ý nghĩa vơ cùng to lớn đó, các doanh nghiệp ln phải quan tâm đến tiền thưởng và coi đó là một địn bẩy kinh tế mạnh, xây dựngnguồn nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tổng công ty sông đà CTCP (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)