7. Kết cấu của luận văn
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ bưu chính chuyển phát
tại tỉnh Bắc Giang
3.1.1. Định hướng
Phát triển dịch vụ BCCP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH tại địa phương, “phục vụ tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, góp phần phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh- quốc phòng, nâng cao mức hưởng thụ thông tin, góp phần nâng cao dân trí” [7].
“Phát triển mạng lưới cung ứng BCCP rộng khắp mọi vùng miền trong tỉnh, nâng cao hiệu quả quản lý cung ứng dịch vụ, từng bước áp dụng công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại” [7]. Chủ động trong quản lý và khai thác, cung ứng các dịch vụ BCCP để hoạt động này trở thành ngành kinh tế độc lập mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- “Phát triển nhanh, đa dạng hóa, khai thác một cách hiệu quả các dịch vụ BCCP mới trên nền hạ tầng thông tin quốc gia nhằm cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ BCCP chất lượng cao, an toàn và giá cước thấp hơn mức bình quân trong khu vực” [7] “
- Phát triển cung ứng dịch vụ BCCP theo hướng “cơ giới hóa, tự động hóa nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm” các nước tiên tiến trong khu vực. Đẩy nhanh tốc độ phổ cập các “dịch vụ BCCP trong cả nước, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ mới” [7].
- “Mở rộng và phát triển thêm nhiều dịch vụ mới: làm tốt công tác tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng, nâng cao CLDV, chất lượng phục vụ, chiếm lĩnh thị trường, đảm bảo cạnh tranh giành thắng lợi” [7].
- “Đảm bảo an toàn trong “lao động sản xuất, không để xảy ra thất thoát tài sản, tiền bạc, hàng hoặc mất an toàn” lao động; đạt hiệu quả cao nhất về tiền vốn, cơ sở vật chất và sử dụng lao động” [7].
3.1.2. Mục tiêu
Tỉnh Bắc Giang đã xác định mục tiêu nâng cao hiệu quả QLCU dịch vụ BCCP đến năm 2025 như sau:
* Phát triển dịch vụ và thị trường BCCP
Phát triển cung ứng dịch vụ BCCP theo hướng nâng cao CLDV, “kết hợp cung cấp các dịch vụ công ích với các dịch vụ thương mại; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ; phát triển nhiều dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội” [7].
Tập trung phát triển dịch vụ mới và tăng cường CLDV BCCP cơ bản, “phổ cập các dịch vụ bưu chính công ích đến tất cả các vùng miền trong tỉnh, với chất lượng phục vụ ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của mọi người dân và thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ thông tin của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp” [7].
“Phát huy mọi nguồn lực, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường bưu chính, đặc biệt là phát triển dịch vụ chuyển phát và thị trường cung ứng dịch vụ BCCP” [7] trong điều kiện cạnh tranh hiện tại.
* Phát triển mạng lưới BCCP
Xây dựng mạng lưới bưu chính với các điểm phục vụ, điểm BĐ-VH xã, đi ểm
rộng khắp các huyện thị, đặc biệt là vùng sâu vùng xa và có bán kính phục vụ”
ngày càng giảm.
* Ứng dụng KHCN trong bưu chính
Ứng dụng KHCN mới nhằm đổi mới hệ thống quản lý, khai thác, nâng cao năng suất lao động như: “hiện đại hoá khâu giao dịch, khai thác chia chọn
trên mạng tin học, hệ thống truy tìm định vị bưu gửi, quản lý thông tin dữ liệu. Tiêu chuẩn hoá băng keo đặc thù, bao bì, đóng gói bằng máy, cân điện tử, dùng máy để kiểm tra mã vạch trên bưu gửi...” [7]
Cập nhật CN hiện đại, tiên tiến, ứng dụng KHCN trong các lĩnh vực dịch vụ mới, việc lựa chọn đầu tư CN mới phải phù hợp và đồng bộ với cơ sở hạ tầng và chất lượng NNL nhằm giảm lao động thủ công trong lĩnh vực BCCP.
* Phát triển nguồn nhân lực BCCP
“Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn lành nghề, có phẩm chất; làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại; “vững vàng về quản lý kinh tế. Đào tạo và tận dụng nguồn lao động xã hội, tạo điều kiện giảm lao động chính thức, nâng cao năng suất” lao động ngành Bưu chính tỉnh” [7].