MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 84 - 87)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUẢN LÝ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CHI NHÁNH

3.1.1. Đặc điểm chung của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Hà Na m

Đặc điểm chung của KHCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam là một tỉnh có tỷ lệ dân chúng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng tương đối cao, bên cạnh đó là sự xuất hiện một số khu công nghiệp mới nổi lên tập trung ở địa bàn Huyện Duy Tiên và Đồng Văn. Do vậy KHCN ở địa bàn tỉnh Hà Nạm tạm thời có thể chia thành 3 nhóm khách hàng chính, bao gồm: (i) các KHCN là các cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn để sản xuất và tiêu dùng; (ii) các KHCN là các công nhân, người lao động trong các nhà máy, doanh nghiệp hoạt động ở các khu công nghiệp; (iii) các KHCN khác là các công nhân viên chức nhà nước ở các khu vực nhà nước.

Đối với KHCN là các cá nhân, hộ gia đình cá nhân khu vực nông thôn tập trung ở các địa bàn Huyện Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm. Sản phẩm chính cần vay là để hướng tới mục tiêu sản xuất nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ làng nghê. Do vậy, chi nhánh cần tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng cường quyền tự chủ kinh doanh và chịu trách nhiệm để thực hiện tốt vai trò chủ lực và chủ đạo trong hệ thống cho vay nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng kinh doanh, giảm thiểu rủi ro cho vay, đa dạng hoá và hiện đại hoá các hoạt động dịch vụ Ngân hàng.Ưu tiên cho cây trồng, vật nuôi theo hướng sản phẩm hoá, vùng chuyên canh tập trung. Đối với ngành tiểu thủ công truyền thống cho vay theo hướng tập trung, có thị trường ổn định trong và ngoài nước.Ưu tiên những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, vùng sinh thái nuôi trồng đặc sản, trong đó

đồng bằng sông Hồng là lương thực, rau quả, chăn nuôi lợn. gà, trâu bò.Triển khai đồng bộ các giải pháp củng cố việc cho vay qua Tổ vay vốn, đồng thời triển khai Tổ cho vay lưu động; mở rộng quy mô cho vay qua tổ đối với hộ gia đình và cá nhân song song với phát triển các dịch vụ khác; tăng cường mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương, kịp thời tập huấn cho các Tổ trưởng Tổ vay vốn những vấn đề thay đổi liên quan để phát huy tối đa tính ưu việt của mô hình này, góp phần đưa đồng vốn ngân hàng đến tay bà con nông dân thuận lợi và nhanh chóng hơn, vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, đạt hiệu quả cao.

Trên cơ sở đó xây dựng cơ sở pháp lý đảm bảo phát huy được nguồn lực tại chỗ, giữ vững khách hàng truyền thống đồng thời thu hút khách hàng mới nhằm thực hiện vai trò chủ lực và chủ đạo trong hệ thống cho vay nông nghiệp nông thôn.

Đối với nhóm KHCN là người lao động, công nhân tại các khu công nghiệp tập trung ở các địa bàn huyện Duy Tiên, huyện Đồng Văn, với mức thu nhập trung bình không quá cao. Mục đích vay vốn của nhóm khách hàng này thường tập trung vào vay cho mục đích tiêu dùng, sản phẩm vay thường hướng tới là vay mua nhà, vua các vật dụng trang thiết bị trong gia đình.

3.1.2.Mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam

Đây được xác định sẽ là hoạt động chủ đạo của chi nhánh, nên trong thời gian tới đến hết năm 2025 và những năm tiếp theo, chi nhánh định hướng về phát triển hoạt động cho vay KHCN và quản lý hoạt động này như sau:

Thứ nhất, tăng tỉ trọng hoạt động cho vay KHCN, đặc biệt đối với các khách hàng có mối quan hệ với chi nhánh như đã từng có lịch sử giao dịch hay có lịch sử tín dụng tốt.

Thứ hai, tăng tỷ lệ NIM cho vay khách hàng cá nhân lên 3.8%-4% đảm bảo định hướng chung của Hội sở chính.

Thứ ba, mở rộng các khoản mục cho vay liên quan đến thẻ tín dụng, đồng thời phát triển các dịch vụ bán chéo sản phẩm cho vay cá nhân cho khách hàng, nhằm tối đa hóa các dịch vụ và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng. Xây dựng phòng

chăm sóc khách hàng quan trọng, với đội ngũ nhân viên có khả năng giải đáp các thắc mắc của các khách hàng trong thời gian ngắn nhất, chuyên nghiệp nhất.

Thứ tư, tăng các chỉ tiêu an toàn. Giảm tỉ lệ nợ có vấn đề của hoạt động cho vay KHCN xuống; đồng thời tập trung xử lý dứt điểm các khoản mục nợ xấu của các cá nhân còn tồn đọng.Kiên quyết đưa lên CIC các thông tin quá hạn mà không trả được nợ.

Cuối cùng, doanh thu hàng năm từ cho vay KHCN tăng không thấp hơn lạm phát và tăng trưởng dự phòng cộng lại, đồng thời đảm bảo được tổng doanh thu không thấp hơn tổng chi phí hợp lý hợp lệ và lương thưởng cho cán bộ công nhân viên của toàn bộ các chi nhánh

3.1.3. Yêu cầu đặt ra trong quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam

Là hoạt động chủ đạo của chi nhánh, nên trong thời gian tới đến hết năm 2021 và tầm nhìn 5 năm tiếp theo, chi nhánh định hướng về quản lý cho vay KHCN trên cả 2 góc độ (1) phải đảm bảo được tính an toàn cho chi nhánh; (2) đảm bảo được sức phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Cụ thể như sau:

Thứ nhất,Bám sát chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng cho vay đối với nhóm KHCN chi nhánh Ngân hàng cấp trên giao, lựa chọn khách hàng tốt, truyền thống, có tín nhiệm xem xét mở rộng cho vay ngắn hạn, cho vay có bảo đảm, nâng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, đa dạng hóa loại hình khách hàng, phân tán rủi ro, thực hiện tốt việc cho vay hỗ trợ lãi suất.

Thứ hai,Thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng cho vay, triển khai nghiêm túc phân loại đánh giá khách hàng, trích dự phòng rủi ro và xử lý nợ. Tăng cường công tác xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, đôn đốc các khách hàng có tiềm ẩn rủi ro để thu hồi nợ, phấn đấu giảm nợ xấu. Đa dạng hoá phương thức cho vay:Áp dụng phương thức cho vay phù hợp với thực tế tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó giúp KH đảm bảo tính ổn định, phát triển hiệu quả và giúp ngân hàng có

được một cách thức quản lý tiền vay cũng như nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của KH một cách dễ dàng và hợp lý nhất.

Thứ ba, tăng các chỉ tiêu an toàn. Giảm tỉ lệ nợ xấu của hoạt động cho vay trong giai đoạn 2021 – 2025 xuống dưới 1%, tập trung xử lý dứt điểm các khoản mục nợ xấu của các cá nhân vay vốn vàtiến hành thanh lý tài sản đảm bảo của các cá nhân này với ngân hàng.Đối với tài sản đảm bảo, chỉ chấp nhận tài sản đảm bảo của chính khách hàng vay hoặc người thân là bố mẹ, anh, chị em ruột của khách hàng vay hoặc vợ chồng khách hàng vay.Hạn chế nhận tài sản bên thứ ba ngoài những mối quan hệ kể trên.

Thứ tư, Doanh thu hàng năm từ cho vay tăng không thấp hơn lạm phát và tăng trưởng dự phòng cộng lại, đồng thời đảm bảo được tổng doanh thu không thấp hơn tổng chi phí hợp lý hợp lệ và lương thưởng cho chuyên viên công nhân viên chi nhánh.

Thứ năm,Chấp hành nghiêm túc quy trình, quy chế nghiệp vụ; tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra, kiểm toán nội bộ, nhằm phát hiện tồn tại thiếu sót để khắc phục kịp thời, nâng cao chất lượng các khoản cho vay.Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt nghiệp vụ, nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm soát, chấn chỉnh kịp thời những sai sót, đảm bảo kinh doanh an toàn, đúng luật.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)