Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 95 - 97)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

3.2.5. Các giải pháp khác

Thứ nhất, thay đổi một số nội dung trong chính sách cho vay tại chi nhánh

Đối với lãi suất: Đây là chính sách lớn thuộc về hội sở chính, song về cơ bản, Chi nhánh cũng có thể thay đổi được một phần do Chi nhánh được quyền quyết định trong thẩm quyền phán quyết tín dụng của mình tối đa không quá 16 tỷ đồng. Do vậy, đối với những khoản vay dưới mức này có thể thực hiện mức lãi suất linh hoạt để tạo mức cạnh tranh với các Ngân hàng trên cùng địa bàn. Đối với các khoản vay lớn hơn cần chuyển lên Hội sở chính, cần đề nghị mức lãi suất có thể chấp nhận được – hoặc thực hiện các hoạt động chiết khấu cho khách hàng bằng chính những nguồn thu của Chi nhánh.

Với chính sách ưu đãi: Có chính sách ưu đãi đối với khách hàng luôn gắn bó với Chi nhánh cả về thời gian và nội dung hoạt động, có lịch sử thực hiện tốt việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn, có trách nhiệm với đồng vốn, sử dụng vốn có hiệu quả và có lãi. Vì vậy với đối tượng này Chi nhánh phải hết sức quan tâm gắn hoạt động của

khách hàng với Chi nhánh, thẩm định và đầu tư kịp thời các dự án có hiệu quả. Cần xây dựng trong lòng khách hàng hình ảnh Chi nhánh luôn gần gũi và hỗ trợ kịp thời để sản xuất nhiều sản phẩm có chất lượng cao cho xã hội. Cụ thể: Chi nhánh cần xây dựng hệ thống chấm điểm, xếp hạng khách hàng vay vốn bao gồm các khách hàng hiện có và khách hàng bước đầu có quan hệ với Chi nhánh. Cần phân loại dựa trên các tiêu chí chính như: (1) Quy mô và khả năng phát triển của khách hàng; (2) Thời gian đã quan hệ với Chi nhánh; (3) Mức độ uy tín của khác hàng trong quan hệ; (4) Mức độ phát sinh quan hệ với các đơn vị khác; (5) Lĩnh vực hoạt động và kinh doanh… Qua đó có những chính sách phục vụ, cơ chế phù hợp cho từng nhóm khách hàng như: Lãi suất cho vay, thời hạn cho vay và các điều kiện thuận lợi nhất. Thêm vào đó, lãi suất cho vay có thể nới biên độ, hoặc cho khách hàng vay với tính chất linh hoạt, không phạt lãi khi trả trước hạn.

Thứ hai, khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ tin học mới vào hoạt động cho vay

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, cùng với nguồn thông tin đa dạng, phức tạp thì việc thu thập thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác để phục vụ cho công tác thẩm định, kiểm soát và quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay là việc không đơn giản, nhưng đây là công việc hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn trong hoạt động cho vay của NHTM. Hiện nay, chi nhánh đang tiến hành triển khai chương trình hiện đại hoá hệ thống kế toán khách hàng và thông tin nội bộ. Thông qua hệ thống QCA, theo đó khách hàng sẽ được quản lý tập trung và rút ngắn thời gian cho vay đến mức có thể. Vấn đề đặt ra cho chi nhánh là phải biết khai thác và sử dụng thông tin được cung cấp như thế nào cho hiệu quả đồng thời, thực hiện nhuần nhuyễn thao tác của nghiệp vụ. Bố trí chuyên viên đủ năng lực, có kiến thức để đảm nhận công việc về giao dịch, khai thác, phân tích, xử lý các thông tin thu được từ hệ thống, đưa ra các dự báo giúp ban lãnh đạo ra các quyết định phù hợp.

Xây dựng trực tiếp các số liệu của khách hàng trên các file Excel hoặc lưu trữ trên điện toán đám mây để có thể đánh giá chính xác nhất rủi ro mà khách hàng vay

vốn có thể gặp phải; đồng thời theo dõi thời gian trả nợ, các khoản nợ quá hạn mà hệ thống thông tin tín dụng của Bộ Tài chính có thể chưa cập nhật đúng giờ.

Đối với việc thu hút khách hàng mới, hiện tại một bộ phận khách hàng tại địa bàn tỉnh Hà Nam đã sử dụng các mạng xã hội, do đó, điều cần thiết là đăng tải các chương trình, sản phẩm của chi nhánh lên các mạng xã hội như Facebook hay Instagram để thu hút khách hàng – đặc biệt là khách hàng trẻ.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)