7. Kết cấu của luận văn
2.3. Thực trạng các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng Đại học
2.3.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên
Cùng với các chính sách đào tạo và phát triển giảng viên, hàng năm Nhà trường đã xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển giảng viên. Để đạt được mục tiêu: nâng cao chất lượng giảng viên, chuẩn bị ĐNGV kế cận, trong quá trình lập kế hoạch, Nhà trường đã xác định nội dung đào tạo, cơ sở đào tạo, hình thức đào tạo và kinh phí phục vụ đào tạo.
vào các nội dung chính như: Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; Bồi dưỡng và nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học phục vụ công tác giảng dạy; Nâng cao trình độ chun mơn giảng dạy cho giảng viên thông qua việc tham gia các khóa học dài hạn nâng cao trình độ như Thạc sỹ.
- Lựa chọn cơ sở đào tạo: Nhà trường có lựa chọn những cơ sở đào tạo có uy tín.
- Lựa chọn phương pháp đào tạo: Nhà trường cũng đã lựa chọn những
phương pháp đào tạo khá phù hợp:
+ Đối với đào tạo chuyên môn: Do Nhà trường chưa chủ động tự xây dựng được chương trình đào tạo nên chỉ có các kế hoạch đào tạo trực tiếp do các khoa tự xây dựng rồi trình với Ban Giám hiệu dưới các hình thức như: cử người hướng dẫn giảng viên trẻ, đi thực tế tại các doanh nghiệp, tổ chức hội thảo chuyên môn và chủ yếu là Nhà trường cử đi học cao học hoặc nghiên cứu sinh.
+ Cịn đối với đào tạo ngồi chun môn: Mục tiêu tổ chức các lớp bồi dưỡng cũng chỉ đạt tới mức sao cho giảng viên tham gia lớp học đạt được các chứng chỉ bắt buộc. Với cách thức như vậy, hình thức đào tạo được lựa chọn chủ yếu là các lớp ngắn hạn: 2-3 tháng/ lớp.
Thêm vào đó, hàng tuần Nhà trường yêu cầu các khoa tập trung sinh hoạt chuyên môn theo ngành đào tạo một buổi: thảo luận giáo án, bài giảng và hội thảo khoa học; và một buổi tập trung toàn Trường cũng để sinh hoạt chuyên môn: trao đổi kinh nghiệm, thảo luận về bài giảng, đề tài nghiên cứu khoa học.
Phương pháp phổ biến nhất trong đào tạo chuyên môn là yêu cầu giảng viên đi học cao học và nghiên cứu sinh. Đào tạo ngồi chun mơn chủ yếu là bồi dưỡng ngắn hạn. Còn với đào tạo ngồi chun mơn, chỉ cần thời gian ngắn cũng đủ để giảng viên có được những kỹ năng cần thiết cho công việc, đồng thời giúp giảng viên và Nhà trường dễ dàng hơn trong bố trí cơng việc.
Nhà trường chỉ hỗ trợ học phí đối với các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, tin học, tiếng anh được mở lớp đào tạo tại Trường.
Biểu đồ 2.8: Đánh giá công tác đào tạo và phát triển ĐNGV Trƣờng Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội năm 2020
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra) Tuy công tác đào tạo và phát triển giảng viên đóng vai trị hết sức quan trọng đối với hoạt động đào tạo của Nhà trường ở cả hiện tại và tương lai, nhưng Nhà trường cũng cần xây dựng cơ chế xét duyệt điều kiện tham gia các hoạt động này nhanh chóng và có xu hướng động viên khuyến khích. Bên cạnh đó cũng cần hình thành những biện pháp để những giảng viên đã được đầu tư đào tạo và phát triển quay trở lại làm việc và cống hiến lâu dài tại Trường. Tránh tình trạng chảy máu chất xám như thời gian vừa qua, khi mà các giảng viên đặc biệt là giảng viên đã tham gia học tập và nâng cao trình độ ở nước ngồi thường khơng quay trở về Trường làm việc vừa làm ảnh hưởng tới số lượng giảng viên, vừa tốn chi phí và thời gian đào tạo của Nhà trường.