7. Kết cấu của luận văn
1.3. Phát triển đội ngũ giảng viên trong các Trƣờng đại học ngồi cơng lập
1.3.1. Giảng viên và đội ngũ giảng viên trong các Trường đại học ngồi cơng
cơng lập
1.3.1.1. Khái niệm giảng viên trong các Trường Đại học
Theo điều 66 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QH14) thì giảng viên là người giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên.
Giảng viên là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các Trường đại học và cao đẳng; họ được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đề ra cho các cơ sở giáo dục đó. Giảng viên là lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước. Họ gắn bó với nhau thơng qua lợi ích vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật và thể chế xã hội.
Ngày nay, giảng viên trong các Trường đại học được coi là một nguồn lực quan trọng thực hiện đổi mới giáo dục đại học, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước. Giảng viên là nhân tố quan trọng và chủ yếu nhất quyết định chất lượng giáo dục. Họ là những người trực tiếp thực thi các mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục, với vai trị chủ đạo trong q trình giáo dục đào tạo ở các Nhà trường. Điều đó được khẳng định trong các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Từ đó cho thấy Đảng và Nhà nước ta đánh giá rất cao vai trò của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, coi họ là lực lượng nòng cốt biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực.
Cũng theo khái niệm giảng viên theo tiêu chuẩn chung các ngạch công chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 202/TCCP – VC ngày 08/06/1994 của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ đã đưa ra thì “giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của Trường đại học hoặc cao đẳng”.
Theo Điều 54 của Luật Giáo dục đại học (Luật số 08/2012/QH13) thì:
Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Luật 38/2005/QH11).
Chức danh của giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư.
Như vậy, dựa trên các khái niệm giảng viên nói trên, có thể hiểu:
“Giảng viên trong các Trường đại học là những người làm công tác giảng dạy, giáo dục đại học nhằm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để phục vụ giảng dạy và đào tạo”.
Trong các Trường đại học cán bộ giảng dạy bao gồm cả giảng viên cơ hữu đó là các giảng viên thuộc biên chế chính thức của Nhà trường và giảng viên thỉnh giảng là các giảng viên đủ điều kiện tiêu chuẩn làm việc tại các Trường đại học, học viện khác được Nhà trường mời về giảng dạy.
Gảng viên có nhiệm vụ đào tạo cả về lý thuyết lẫn thực hành cho sinh viên nhằm trang bị cho lực lượng này – những người lao động trong tương lai có kiến thức về lý luận chặt chẽ cũng như có thể vận dụng kiến thức giải quyết công việc trong thực tiễn về từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể.
Vai trò của giảng viên cịn được thể hiện ở sự góp phần nâng cao dân trí, phát triển nhân tài cho đất nước, tạo ra lớp tri thức tài năng thông qua việc truyền đạt những kiến thức thức tiên tiến của văn minh nhân loại. Và rồi những trí thức này lại tiếp tục phát triển, trí thức được nâng cao, trí thức sẽ lan truyền để tạo ra trí thức mới. Tất cả những trí thức ấy sẽ góp phần xây dựng đất nước, nâng cao nội lực của quốc gia cho một vị thế cao hơn trên Trường quốc tế.
Giảng viên có vai trị nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia thông qua hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai. Đảm nhận vai trò này, giảng viên đã, đang và sẽ góp phần nâng cao năng lực khoa học công nghệ của quốc gia. Đây cũng chính là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ của giảng viên. Thực tế đã minh chứng cho đóng góp to lớn của đội ngũ giảng viên trong lĩnh vực này.
Giảng viên đại học cịn có vai trị tham gia phát triển kinh tế đất nước. Theo nghĩa đơn giản nhất, mỗi giảng viên là một công dân hoạt động đóng góp vào q trình phát triển kinh tế quốc gia. Hơn thế nữa, mỗi giảng viên có trách nhiệm phát huy lượng kiến thức của mình bằng việc xây dựng, đề xuất các mơ hình phát triển kinh tế, tham gia tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề kinh tế, xã hội khác nhau.
Giảng viên đại học vừa là nhà giáo vừa là nhà khoa học. Họ hội tụ đủ cả năng lực, phẩm chất của nhà giáo lẫn nhà khoa học. Họ vừa giảng dạy, vừa tham gia NCKH. Đó là lý do mà người ta gọi giảng viên là “Bộ phận đặc thù của trí thức Việt Nam”.
Đội ngũ giảng viên là nguồn lực cơ bản của Nhà trường ĐH, do vậy theo phạm vi nghiên cứu của luận văn đã xác định, phát triển nguồn lực trong Nhà trường ĐH chính là phát triển đội ngũ giảng viên. Như vậy, phát triển nguồn lực, mà trước hết là phát triển ĐNGV trong các Trường ĐH NCL là kết quả tổng hợp của nhà nước, Nhà trường và mỗi một cá nhân nhằm cải biến về số lượng, hợp lý về cơ cấu và nâng cao về chất lượng của ĐNGV.
1.3.1.2. Khái niệm đội ngũ giảng viên trong Trường Đại học
Dựa vào khái niệm đội ngũ và khái niệm giảng viên nói trên thì tác giả có thể tổng hợp định nghĩa như sau:
“Đội ngũ giảng viên là tập hợp những nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường, bao gồm: đào tạo, bồi dưỡng ở trình độ đại học góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, từng bước phát triển Nhà trường theo hướng đa ngành, đa hệ trong đào tạo; triển khai, nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy và đào tạo”.