Hoạt động dịch vụ của ABBANK giai đoạn 2019-2020

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh hà nội (Trang 58 - 66)

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2019 2020 Tăng trƣởng

Số liệu cuối kỳ 4.440 5.284 19%

Nguồn: BCTC hợp nhất 2020 đã iểm toán – Ngân hàng ABBANK

Thu dịch vụ ròng (gồm thu phí dịch vụ bảo lãnh) đạt 5.284 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với năm 2019, tiếp tục duy trì là Ngân hàng có tổng thu dịch vụ ròng cao nhất hệ thống ngân hàng. Trong đó: Thu dịch vụ ròng không gồm phí bảo lãnh đạt 3.551 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm trước; Thu phí dịch vụ bảo lãnh đạt 1.733 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với năm trước. Với thông điệp “Thay đổi để tiếp tục dẫn đầu”, ABBANK đã chú trọng phát triển hoạt động dịch vụ, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm mở rộng và đa dạng hóa nguồn thu, điểm nhấn trong năm 2020 đã tổ chức thành công Hội thi dịch vụ với quy mô toàn quốc, có sức lan tỏa lớn trong ngành ngân hàng.

Cơ cấu thu dịch vụ năm 2020 chuyển dịch tích cực với mức tăng trưởng tốt từ các dòng dịch vụ bán lẻ, dịch vụ hiện đại (thu dịch vụ bán lẻ tăng tốt trên 25%, chiếm tỷ trọng 29% tổng thu dịch vụ ròng, cải thiện 2% so với năm 2019); một số dòng dịch vụ đạt kết quả nổi bật như sau: Dịch vụ thanh toán phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong việc cung ứng các giải pháp thanh toán đồng bộ cho các đối tượng khách hàng, là nền tảng trong chiến lược kinh doanh với tổng thu dịch vụ thanh toán tăng trưởng 23,4% so với năm trước, doanh số thanh toán đạt 18,8 triệu tỷ đồng, số lượng giao dịch tăng trưởng 28% so với năm 2019.

Thu phí dịch vụ tài trợ thương mại tăng trưởng 27% so với 2019, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng trưởng 12,5%, duy trì thị phần 6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Thu dịch vụ ngân hàng điện tử đạt mức tăng ấn tượng 50%; số lượng giao dịch tăng trưởng 87% so với năm trước. Tổng lượt khách hàng đăng ký mới dịch vụ Ngân hàng điện tử trong năm 2020 đạt 1,92 triệu lượt. Tổng quy mô thẻ đang lưu hành đạt hơn 7 triệu thẻ, tăng trưởng 21%; doanh số sử dụng thẻ quốc tế tăng trưởng 62%, doanh số chấp nhận thanh toán thẻ tăng trưởng 43% so với năm 2019.

2.1.3.4. Hoạt động inh doanh ngoại tệ

Hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao với tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 1.040 tỷ đồng, cao nhất trong 10 năm; Duy trì vị trí TOP 3 ngân hàng có thị phần mua bán ngoại tệ lớn nhất.

2.1.3.5. Hoạt động đầu tư

Được đa dạng hóa trên cơ sở tận dụng cơ hội của thị trường để gia tăng lợi nhuận gắn với kiểm soát và quản lý rủi ro thanh khoản, lãi suất. Tổng danh mục chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh (không gồm đầu tư Trái phiếu doanh nghiệp) đạt 119.803 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9% tổng tài sản của hệ thống

2.2. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình- chi nhánh Hà Nội thƣơng mại cổ phần An Bình- chi nhánh Hà Nội

Trên cơ sở các vấn đề chung về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM, trong luận văn này, tác giả chọn nhóm ngân hàng so sánh dựa theo tiêu chí: (i) Quy mô tổng tài sản và (ii) Quy mô lợi nhuận. Bên cạnh đó, luận văn cũng hướng đến nhóm ngân hàng có phân khúc khách hàng và thị trường mà ABBANK hướng đến. Trên cơ sở các tiêu chí trên, luận văn sẽ phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ABBANK thông qua việc đánh giá tương quan giữa ABBANK và 2 ngân hàng, bao gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) (không lựa chọn ngân hàng Agribank do đặc thù của ngân hàng này có quy mô lớn nhất nhưng được xác định là trụ cột về tài chính cho nông nghiệp – nông thôn, đây không phải là phân khúc thị truờng chủ yếu của ABBANK);

2.2.1. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm

ABBANK hiện đang cung cấp rất nhiều loại sản phẩm: sản phẩm tiền gửi, sản phẩm dịch vụ bán lẻ, sản phẩm thẻ, sản phẩm tín dụng, sản phẩm Ebanking…

Sản phẩm - dịch vụ bán lẻ

Danh mục sản phẩm-dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ABBANK so với các NH có nhiều nét tương đồng, trong đó ABBANK có thế mạnh cạnh tranh về chính sách lãi suất, phí (trừ dòng sản phẩm huy động vốn). Tuy nhiên các dòng sản phẩm bán lẻ của ABBANK nhìn chung còn hạn chế so với các NH khác do chưa thực hiện phân đoạn theo khách hàng và địa bàn, một số dòng sản phẩm chưa bắt kịp xu thế hiện tại: dòng sản phẩm xe ô tô thời gian phê duyệt lâu, cần cung cấp quá nhiều giấy tờ chứng từ không cần thiết chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường so với các đối thủ dẫn dầu là TP Bank, VIB; thẻ tín dụng chính sách ưu đãi hoàn tiền chưa cạnh tranh, lượng đối tác liên kết còn hạn chế để khách hàng hưởng ưu đãi khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ đối tác (ví dụ: thương hiệu thời trang, nhà hàng, đặt phòng khách sạn,…); dịch vụ chấp nhận thẻ (POS) mức phí cao, chất lượng máy còn chậm, thường xuyên phát sinh lỗi so với đối thủ . Một số dòng sản phẩm có tiềm năng lớn nhưng chậm triển khai như thẻ quốc tế, E-banking.

Trong nhóm ngân hàng so sánh, hiện VCB đang dẫn đầu về cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng (theo kết quả khảo sát của Nielsen năm 2019), thị phần doanh số thanh toán thẻ quốc tế (58,2% năm 2019- Nguồn Hiệp hội thẻ VN) và doanh số thanh toán qua POS (47%), đứng thứ 3 về thị phần kiều hối;. CTG dẫn đầu về thị phần phát hành thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng quốc tế (tương ứng 22,2% và 29,23% năm 2019), đứng thứ 4 về thị phần kiều hối.

Trong tương quan so sánh với các ngân hàng trong nhóm đối thủ cạnh tranh chính, có thể rút ra một số điểm mạnh - điểm yếu của ABBANK trên một số nhóm sản phẩm - dịch vụ bán lẻ như sau:

* Nhóm sản phẩm tiền gửi

- Điểm mạnh: Ðiều kiện tham gia sản phẩm của ABBANK không hạn chế, ràng buộc chặt chẽ nhu sản phẩm của các ngân hàng khác. Các sản phẩm của ABBANK chủ yếu cho phép khách hàng rút truớc hạn từng phần, số tiền còn lại ngân hàng tiếp tục huy dộng, trong khi tại nhiều ngân hàng chỉ cho phép khách hàng tất toán, không duợc rút từng phần và gửi mới số tiền còn lại nếu có nhu cầu.

- Điểm yếu: Sản phẩm của ABBANK chưa phân đoạn theo khách hàng và địa bàn. Kém cạnh tranh hơn khi sản phẩm của ngân hàng khác vẫn duy trì hình thức rút vốn linh hoạt hoặc trả lãi định kỳ. Ngoài ra, các sản phẩm chủ yếu tập trung ở loại tiền VND.

* Nhóm sản phẩm tín dụng

- Điểm mạnh: Danh mục sản phẩm cơ bản đáp ứng được các nhu cầu vay vốn của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị truờng. Một số sản phẩm có đặc điểm riêng, tương đối linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của ABBANK có thời hạn cho vay tối đa lên đến 20 năm, sản phẩm cho vay mua ô tô có mức cho vay tối đa lên đến 95% giá trị xe ô tô… Chính sách lãi suất, phí linh hoạt, phù hợp với thị trường …

- Điểm yếu: Mặc dù ABBANK có danh mục sản phẩm tín dụng bảo lãnh cơ bản, đầy đủ. Tuy nhiên, các chương trình triển khai sản phẩm chưa phong phú, chưa có các gói sản phẩm, chương trình cho vay riêng đối với các nhóm khách hàng đặc thù vì vậy các sản phẩm tín dụng bán lẻ còn chưa thực sự hấp dẫn. Một số sản phẩm tín dụng bảo lãnh còn sử dụng quy định chung theo dòng sản phẩm mà chưa cụ thể hóa thành từng sản phẩm riêng, đặc thù.

* Nhóm sản phẩm thẻ

- Điểm mạnh: ABBANK đã triển khai sản phẩm thẻ tín dụng và POS tuân thủ chuẩn bảo mật tiên tiến nhất hiện nay (EMV), giảm thiểu rủi ro thông tin thẻ bị đánh cắp. Thẻ ghi nợ nội địa có hạn mức cao, chính sách giá phí có tính cạnh tranh so với đối thủ; hạn mức giao dịch thẻ tín dụng có tính cạnh tranh.

- Điểm yếu: Thị phần thẻ của ABBANK đang có dấu hiệu sụt giảm, ngày càng có khoảng cách so với các ngân hàng cùng quy mô: đứng thứ 5 về số luợng thẻ ghi nợ đang hoạt động, thị phần giảm dần theo từng năm; đứng thứ 7 về tổng số lượng phát hành và thứ 6 về doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế; đứng thứ 7 về doanh số thanh toán thẻ nội địa qua POS mặc dù số lượng POS đứng thứ 3.

+ Chưa chấp nhận nhiều loại thẻ quốc tế như: MasterCard, JCB, CUP, trong khi loại hình sản phẩm này phát triển rất đa dạng tại một số ngân hàng khác như Vietcombank, ACB, Techcombank,…

+ Dịch vụ trên ATM còn thiếu so với đối thủ cạnh tranh.

* Nhóm sản phẩm Eban ing

- Điểm mạnh: Hệ thống Internet Banking có thể tích hợp trực tiếp với hệ thống Core Banking. Các tính năng trên hệ thống IBMB của ABBANK cũng tương đối đa dạng, đáp ứng các nhu cầu cơ bản và quan trọng của khách hàng, ngoài ra ABBANK cung cấp một số tính năng khác mà các NH chưa cung cấp như các tính năng offline requests.

- Điểm yếu: Triển khai muộn so với các đối thủ, sản phẩm còn thiếu một số tính năng so với các đối thủ chính trên thị trường như: thanh toán và truy vấn thẻ tín dụng, tất toán tiền gửi online, trả nợ vay trực tuyến, tính năng tra soát online… Việc triển khai sản phẩm cũng như công tác quảng bá mới được tiến hành nên số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ này còn ít.

Sản phẩm - dịch vụ ngân hàng phục vụ hách hàng doanh nghiệp Nhìn chung, ABBANK có thế mạnh trong lĩnh vực cung ứng sản phẩm-dịch vụ cho khách hàng tổ chức với danh mục sản phẩm so với các NH

khác. Tuy nhiên ABBANK còn chưa triển khai một số sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp hiện đã có trên thị trường như: Bao thanh toán, thẻ tín dụng doanh nghiệp… Là ngân hàng luôn tiên phong đi đầu trong hệ thống NH trong việc giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ, giải cứu doanh nghiệp khó khăn, do đó phần nào ảnh hưởng tới lợi nhuận từ nguồn thu lãi tín dụng

* Nhóm sản phẩm tiền gửi

- Điểm mạnh: Danh mục sản phẩm khá đa dạng so với đối thủ cạnh tranh. Một số sản phẩm với cơ chế linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng như tiền gửi tích lũy, tiền gửi linh hoạt, chương trình tri ân khách hàng, chương trình tiền gửi quay số dự thưởng…

- Điểm yếu: Lãi suất kém cạnh tranh trong điều kiện các NH đối thủ tìm nhiều biện pháp để lách trần lãi suất .

* Nhóm sản phẩm tín dụng-bảo lãnh

- Điểm mạnh: ABBANK là ngân hàng có uy tín, kinh nghiệm và năng lực cao trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đầu tư các dự án lớn, dự án cấp quốc gia, là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực bảo lãnh. Danh mục sản phẩm đa dạng, một số các sản phẩm tín dụng đặc thù theo ngành, lĩnh vực như: Cho vay dự án thuỷ điện, cho vay dự án bất động sản, cho vay thi công đóng tàu, cho vay thi công xây lắp, hiện chỉ có ABBANK ban hành những quy định, hướng dẫn riêng.

- Điểm yếu: Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số sản phẩm tín dụng vẫn chưa triển khai tại ABBANK như: Thẻ tín dụng doanh nghiệp, cho vay tái cấu trúc tài chính (ACB), tài trợ thu mua dự trữ (ACB).

* Nhóm sản phẩm thanh toán-quản lý tiền m t - Điểm mạnh:

+ Danh mục sản phẩm thanh toán của ABBANK tương đối đa dạng với hàm lượng công nghệ cao;

+ Danh mục sản phẩm quản lý tiền mặt cho khách hàng phong phú hơn đối thủ cạnh tranh (là một trong số ít các ngân hàng cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt cho khách hàng định chế tài chính);

- Điểm yếu: So với các ngân hàng nuớc ngoài, các sản phẩm quản lý tiền mặt của ABBANK từng bước cung cấp các tiện ích cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ, chưa kết hợp với các dịch vụ tư vấn tài chính để tạo nên gói giải pháp quản lý tiền mặt trọn gói cho KHDN; So với CTG, ABBANK đang yếu mảng dịch vụ quản lý tiền mặt kết hợp thanh toán thẻ online qua Internet. Việc triển khai hệ thống thanh toán đa phương trong nuớc chậm so với VCB. Ngoài ra, chưa có ưu thế về chuyển tiền quốc tế so với VCB và CTG.

Qua khảo sát bằng Phiếu điều tra phát cho 100 khách hàng, kết hợp phỏng vấn cho thấy:

- Có 85% khách hàng được hỏi đã sử dụng từ 2 - 4 dịch vụ của ABBANK.

- Có 15% khách hàng biết đến dịch vụ của ABBANK và đã sử dụng từ 5 dịch vụ trở lên.

- Có 90 % khách hàng được hỏi hài lòng với các dịch vụ của ABBANK - Có 10% chưa thực sự hài lòng và mong muốn ABBANK có những cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa.

2.2.2. Mở rộng thị phần và k nh phân ph i

Đến 31/12/2020, tổng số mạng lưới hoạt động của ABBANK là 1.062 điểm, trong đó: 191 chi nhánh, 871 PGD - đứng thứ 2 trong nhóm so sánh về số lượng điểm mạng lưới (Bảng 2.5). Mạng lưới ABBANK đã có bước phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, số lượng điểm mạng lưới tăng trưởng 3.5% trong khi tốc độ tăng trưởng quy mô hoạt động cũng ở mức tương ứng. Cùng với tăng trưởng về số lượng, chất lượng hoạt động của các điểm mạng lưới cũng được ABBANK đặt lên hàng đầu. Với phương châm “Hiệu quả inh doanh và an toàn hoạt động” trong công tác phát triển mạng lưới, việc mở rộng mạng lưới luôn gắn liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; đảm bảo khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro và quản trị điều hành, đây cũng là một điểm mạnh trong cạnh tranh của ABBANK.

ABBANK chú trọng phát triển mạng lưới hướng tới đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Xác định đây là hoạt động cốt lõi của khối PGD trong giai đoạn này. ABBANK tập trung ưu tiên phát triển mạng lưới tại các địa bàn khu vực trọng điểm phía Bắc, phía Nam (đặc biệt Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh); các thành phố lớn, thị xã có tiềm năng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ. Từng bước hình thành mạng lưới Phòng giao dịch chuyên phục vụ khách hàng cá nhân.

Đối với mạng lưới kênh phân phối truyền thống, hiện ABBANK đứng thứ 2 trong nhóm so sánh.

Bảng 2.5: Mạng lƣới kênh phân phối truyền thống của các ngân hàng (2018-2020)

Ngân hàng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng CN PGD Tổng CN PGD Tổng CN PGD

CTG 943 150 695 1,047 150 851 1.113 155 958 ABB 547 113 320 1.026 184 842 1.062 191 871 VCB 321 60 251 357 72 285 537 106 431

Nguồn: Báo cáo iểm toán hợp nhất từ các ngân hàng năm 2018, 2019, 2020

2.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các nguồn lực

2.2.3.1. Nâng cao năng lực tài chính

* Quy mô Tổng tài sản: Giai đoạn 2018-2020, quy mô tổng tài sản của ABBANK liên tục tăng mạnh và luôn ở vị trí thứ nhất trên thị trường (trong nhóm so sánh). Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản hàng năm của ABBANK từ 9% - 19,5% (Bảng 2.6).

So với các Ngân hàng về quy mô tổng tài sản, số liệu tổng tài sản cụ thể của ABBANK và các Ngân hàng qua các năm tại bảng số liệu và biểu đồ sau:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh hà nội (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)