Kết quả đánh giá cánh tay, cẳng tay, cổ tay theo

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng lao động thông qua giải pháp cải tiến tư thế làm việc tại công ty cổ phần thực phẩm richy miền bắc (Trang 61)

phƣơng pháp REBA Vị trí làm việc khảo sát vị trí cánh tay vị trí cẳng tay vị trí cổ tay Điểm thế B Điểm kết hợp điểm B Vị trí xếp bánh sau sàn rung R1 1 1 1 1 0 1 R2 1 1 1 1 0 1 R3 2 1 1 1 0 1 R4 2 1 1 1 0 1 R5 1 1 1 1 0 1 Vị trí xếp bánh sau đóng gói G1 1 1 1 1 0 1 G2 1 1 1 1 0 1 G3 2 1 1 1 0 1 Vị trí hàn túi H1 1 1 1 1 0 1 H2 1 1 1 1 0 1 H3 1 1 1 1 0 1 Vị trí đóng thùng T1 1 1 1 1 0 1 T2 1 1 1 1 0 1 T3 2 1 1 1 0 1 Vị trí chỉnh máy tự động D1 1 1 2 1 0 1 Nguồn: [12]

Vị trí cánh tay người lao động đưa ra trước dưới 20o chiếm tỉ lệ 73,3%, còn lại là vị trí cánh tay người lao động đưa ra trước từ 20o đến 45o

. Vị trí căng tay và cổ tay hầu hết ở tư thế trung lập.

Đánh giá điểm hành động đối với người lao động cho thấy, hầu hết người lao động làm việc ở tư thế tĩnh là đứng và ngồi lâu hơn 1 phút mới thay đổi tư thế, đồng thời ở một số vị trí như xếp bánh sau sàn rung, xếp bánh sau

đóng gói, hàn túi người lao động phải lặp lại thao tác hơn 4 lần / phút, do vậy điểm REBA được xác định như sau.

Bảng 2.10. Đánh giá tƣ thế làm việc của ngƣời lao động theo phƣơng pháp REBA Vị trí làm việc Điểm B Điểm C Điểm hành động Điểm REBA Vị trí xếp bánh sau sàn rung 1 1 2 3 1 2 2 4 1 1 2 3 1 2 2 4 1 1 2 3 Vị trí xếp bánh sau đóng gói 1 1 2 3 1 1 2 3 1 1 2 3 Vị trí hàn túi 1 1 2 3 1 1 2 3 1 1 2 3 Vị trí đóng thùng 1 3 1 4 1 1 1 2 1 1 1 2 Vị trí chỉnh máy tự động 1 4 1 5 Nguồn: [12]

Kết quả đánh giá cho thấy, có 13,3% đạt mức 2 điểm, có 60% người lao động ở mức 3 điểm, có 20% đạt mức 4 điểm và có 6,7% đạt mức 5 điểm.

Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ nguy cơ mắc bệnh xƣơng khớp trong xƣởng sản xuất theo phƣơng pháp REBA

Nguồn: [12]

Như vậy, tại xưởng sản xuất của công ty, có 73,3% người lao động ở mức nguy cơ thấp cần phải thay đổi tư thế, và có 26,7% đạt mức nguy cơ trung bình cần được đánh giá thêm và nên thay đổi tư thế sớm.

2.2.3. Thực trạng tư thế làm việc của ngư i lao động tại nhà kho

Lao động tại nhà kho có thể phân làm 4 vị trí lao động gồm kéo nguyên vật liệu, bê thùng bánh nhập vào kho, kiểm kho và bốc hàng lên xe ô tô. Trong luận văn này, học viên thực hiện khảo sát 12 lao động, mỗi vị trí 3 lao động.

Bảng 2.11. Thời gian trung bình trong một ngày ngƣời lao động làm việc ở các tƣ thế tại nhà kho

TT Loại lao động Thời gian làm việc ở tƣ thế (giờ) Ngồi Đi lại Đứng Khác Tổng

1 Vị trí kéo nguyên vật liệu 1 6 1 0 8

2 Vị trí bê thùng bánh nhập vào kho 1 6 1 0 8

3 Vị trí kiểm kho 3 3 2 0 8

4 Vị trí bốc hàng lên xe ô tô 1 5 2 0 8

Nguồn: Kh o s t thực tế của t c gi tại Công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc

Qua bảng trên cho thấy, người lao động làm việc trong nhà kho với tư thế lao động chính là đi lại. Thời gian làm việc ở tư thế đi lại chiếm từ 37,8% đến 75% tổng số giờ làm việc.

Hình 2.8. Tƣ thế ngƣời lao động làm việc tại nhà kho

Nguồn: T c gi tham kh o

Để đánh giá tư thế làm việc của người lao động trong nhà kho, học viên sử dụng phương pháp OWAS có tính đến trọng lượng vật cầm.

Tại kho hàng, trong một ca làm việc, người lao động phải thực hiện thao tác ở nhiều vị trí khác nhau, dưới đây là bảng đánh giá cụ thể.

Bảng 2.12. Đánh giá tƣ thế làm việc của nhân viên tại nhà kho theo phƣơng pháp OWAS

Vị trí làm việc Mã nhân viên khảo sát Tƣ thế lƣng Tƣ thế tay Tƣ thế chân Trọng lƣợng vật cầm Điểm đánh giá Vị trí kéo nguyên vật liệu L1 2 1 6 3 2 L2 3 1 6 3 1 L3 2 1 6 3 2 Vị trí bê thùng bánh nhập vào kho B1 1 1 6 1 1 B2 1 1 6 1 1 B3 1 1 6 1 1 Vị trí kiểm kho K1 1 1 1 1 1 K2 1 2 1 1 1 K3 1 2 1 1 1 Vị trí bốc hàng lên xe ô tô B1 2 1 6 1 2 B2 2 3 1 1 3 B3 2 2 1 1 2 Nguồn: CorellaJustavino_et_al_2015_ TheuseofOWASinforestoperationsposturalassessment.pdf

Kết quả đánh giá tư thế làm việc của nhân viên trong kho cho thấy có 58,3% người lao động làm việc ở tư thế không có hại, công ty không cần phải có biện pháp đặc biệt nào. Có 33,3% người lao động làm việc ở tư thế gây căng thẳng đáng kể, cần có một giải pháp điều chỉnh trong tương lai gần và có 8,4% người lao động làm việc ở tư thế gây căng thẳng rất đáng kể, cần có giải pháp điều chỉnh càng nhanh càng tốt.

2.2.4. Nguy cơ rối loạn cơ xương nghề nghiệp đối với ngư i lao động trong công ty

Để đánh giá nguy cơ rối loạn cơ xương nghề nghiệp đối với người lao động trong công ty, học viên đã thực hiện khảo sát bằng phiếu đối với 100 người lao động. cho thấy, người làm việc nhiều nhất trong công ty là 7 năm và người làm việc ngắn nhất 1 năm. Số người tham gia khảo sát theo năm làm việc được trình bày ở biểu đồ sau.

Biểu đồ 2.5. Số ngƣời tham gia khảo sát theo số năm làm việc

Nguồn:T c gi kh o s t

Trong 1 ngày người lao động làm việc trung bình là 8 tiếng, trong công ty gần như hiếm có thời gian tăng ca. Tư thế lao động chính của người lao động trong công ty gồm đứng, ngồi và đi lại, tùy từng bộ phận mà tư thế làm việc chính sẽ khác nhau. Trong 100 người lao động khảo sát, có 30 người làm việc với tư thế ngồi, 47 người làm việc với tư thế đứng và 23 người làm việc với tư thế đi lại. Tỉ lệ tư thế làm việc chính được biểu diễn theo sơ đồ sau.

Biểu đồ 2.6. Tỉ lệ tƣ thế làm việc chính của 100 ngƣời lao động tham gia khảo sát

Thời gian tĩnh của tư thế làm việc là một yếu tố quan trọng trong đánh giá nguy cơ rối loạn cơ xương. Kết quả khảo sát cho thấy có 70 người lao động làm việc thường xuyên ở tư thế tĩnh, có 19 người thỉnh thoảng làm việc ở tư thế tĩnh và 11 người không làm việc ở tư thế tĩnh (đi lại hoặc được thay đổi tư thế giữa đứng và ngồi) khi làm việc.

Biểu đồ 2.7. Tỉ lệ làm việc ở tƣ thế tĩnh của 100 ngƣời lao động tham gia khảo sát

Nguồn: T c gi kh o s t

Cùng với tư thế làm việc thì mức độ thực hiện công việc lặp đi lặp lại đối với từng công việc cũng khác nhau.

Biểu đồ 2.8. Mức độ thực hiện công việc lặp đi lặp lại 100 ngƣời lao động tham gia khảo sát

Công việc lặp đi lặp lại sẽ gây những rối loạn gây đau đớn ảnh hưởng tới dây chằng, cơ, dây thần kinh và các khớp ở cổ, vùng lưng trên và thắt lưng, ngực, hai vai , hai cánh tay và bàn tay. Kết quả khảo sát cho thấy khoảng 92% người lao động được khảo sát cho rằng công việc của họ lặp đi lặp lại và chỉ có 8% thấy công việc của họ không có hoạt động lặp đi lặp lại.

Kết quả khảo sát cho thấy, những biểu hiện căng cơ, cứng khớp, đau nhức trong quá trình thực hiện công việc chiếm tỉ lệ 80%, có 20% là không có biểu hiện gì trong quá trình làm việc. Những biểu hiện đau mỏi, tê, căng cơ, cảm giác khó chịu sau khi làm việc có 82% cảm nhận được, chỉ có 18% cho rằng biểu hiện này lúc có lúc không. Hầu hết những người lao động được khảo sát đều cảm nhận đau hoặc khó chịu đối với một số bộ phận trên cơ thể.

Biểu đồ 2.9 Tỉ lệ cảm nhận của 100 ngƣời lao động tham gia khảo sát

Nguồn: T c gi kh o s t

Thông thường, các cơn đau xương khớp thường âm ỉ nhẹ dẫn đến người lao động không cảm nhận thấy, thỉnh thoảng có những cơn đau đột biến do từng thể trạng người lao động, cảm giác đau kéo dài từ 2 ngày trở lên chiếm tỉ lệ 60%, vị trí cơ thể người lao động bị đau mỏi, khó chịu nhiều nhất là vai, cổ tay, lưng dưới và chân. Một số người làm việc với tư thế đứng có biểu hiện tê chân và chân to hơn vào cuối ngày làm việc.

Khi nghỉ giải lao trong ca làm việc chỉ có 20% thỉnh thoảng tập thể dục vận động cơ xương, còn 80% là không có hoạt động vận động nào.

Qua phần đánh giá thực trạng về tư thế làm việc đến người lao động tại công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc bằng các phương pháp ROSA, REBA và OWAS tại khu làm việc văn phòng, xưởng sản xuất, nhà kho cho thấy người lao động đã bị rủi ro bởi tư thế lao động cũng khá đáng kể. Kết quả khảo sát bằng phiếu đối với 100 người lao động cho thấy họ cũng đã có những biểu hiện về đau mỏi cơ xương. Do vậy, việc tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro liên quan đến cơ xương khớp các do tư thế lao động không phù hợp gây ra là cần thiết để đảm bảo lực lượng lao động cho công ty.

2.3. Nguyên nhân gây nguy cơ rối loạn cơ xƣơng nghề nghiệp đối với ngƣời lao động trong công ty

Mặc dù hầu hết tư thế của người lao động là thuận lợi, tuy nhiên một lực lượng lao động không nhỏ đã có những biểu hiện ảnh hưởng do tư thế làm việc không đúng hoặc trong 1 tư thế tĩnh kéo dài.

Tại văn phòng, người lao động ngồi làm việc quá lâu, không biết xây dựng kế hoạch để thay đổi tư thế và tái tạo năng lượng, dẫn đến có người ngồi 6 giờ/ ngày và hiện đang có những biểu hiện của đau mỏi cơ xương như đau vùng thắt lưng, đau mỏi cánh tay…

Bàn ngồi làm việc thiết kế cao hơn khuỷu tay nên khuỷu tay phải nâng cao thì mới tiếp xúc được mặt bàn.

Ở bộ phận kho, lượng sản phẩm trong kho lớn, thiết bị để sử dụng nâng nhấc vật và di chuyển chưa hợp lý, sử dụng thủ công là chủ yếu.

Tại xưởng sản xuất, do đặc thù công việc, tư thế làm việc của người lao động có rất nhiều nguy cơ rủi ro do thực hiện sai tư thế, như đứng cúi người, với tay ra xa trong thời gian dài, tư thế ngồi còn vặn người, gập lưng. Để xảy ra những hiện tượng này là do nhận thức của người lao động chưa thật đầy đủ. Nhận thức của họ mới chỉ dừng lại là biết mà không biết cách làm thế nào để cải tiến dẫn đến tỉ lệ người lao động xin nghỉ và nghỉ phép để đi chữa bệnh cao trong năm qua.

Tiểu kết chƣơng 2

Ở chương 2, tác giả đã sử dụng phương pháp ROSA, REBA và OWAS để đánh giá tư thế làm việc tại khu làm việc văn phòng, xưởng sản xuất, nhà kho tại công ty cổ phần Ricky Miền Bắc. Kết quả cho thấy người lao động đã có những biểu hiện rủi ro do bị tác động bởi tư thế lao động cũng khá đáng kể. Ngoài ra, để có thêm thông tin về sự hiểu biết và những biểu hiện nguy cơ do tư thế làm việc gây nên đối với người lao động trong công ty, học viên đã xây dựng và phát 100 phiếu điều tra cho nhân viên và công nhân trong công ty. Sau quá trình khảo sát, phân tích, đánh giá, tổng hợp, kết quả cho thấy về cơ bản người lao động trong công ty chịu rủi ro liên quan đến cơ xương do tư thế gây ra cũng khá đáng kể. Do vậy việc tìm ra những biện pháp cải thiện tư thế làm việc cho người lao động là cần thiết.

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THI N TƢ THẾ LÀM VI C CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG

Qua khảo sát thực trạng về tư thế làm việc đối với người lao động tại công ty cổ phần Ricky Miền Bắc cho thấy, tỉ lệ người lao động bị đau mỏi cơ xương khá phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do hầu hết tư thế làm việc sai, không phù hợp với tư thế tự nhiên, do tính chất công việc lặp lại kéo dài, do người lao động phải mang vác nặng, do bố trí bàn ghế chưa phù hợp, đồng thời công ty chưa xây dựng chương trình quản lý về Ecgônomi cho người lao động.

3.1. Giải pháp đối với nhóm nhân viên văn phòng

Để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe mãn tính và tăng cường sức khỏe của người lao động, điều quan trọng là phải thực hiện các thói quen lành mạnh tại nơi làm việc để cải thiện tư thế của người lao động tại nơi làm việc thông qua các nguyên tắc Ecgônômi.

Nhằm ngăn ngừa chứng đau cổ và lưng mãn tính cũng như các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến công việc văn phòng, điều quan trọng là người lao động phải rèn luyện thái độ làm việc tốt hơn. Thuật ngữ Ecgônômi thường đề cập đến việc thực hành công việc phù hợp với cơ thể của người lao động. Điều này có nghĩa là không chỉ điều chỉnh bàn làm việc và thiết bị máy tính phù hợp với cơ thể của người lao động mà còn cả toàn bộ thói quen làm việc của người lao động.

Một số giải pháp đối với người làm việc văn phòng như sau:

3.1.1. Thực hành tư thế trung lập

Nguyên tắc hướng dẫn của Relax The Back là khái niệm tư thế trung lập. Tư thế đứng thẳng là vị trí thẳng hàng tự nhiên của cột sống — một tư thế hoàn toàn thẳng từ đầu đến chân. Khi sự liên kết tự nhiên của cột sống bị tổn hại, chẳng hạn như chùng xuống, gập người hoặc chấn thương, nó có thể gây ra chèn ép cột sống, chèn ép dây thần kinh và căng cơ.

Người lao động có thể đạt được tư thế trung lập tại nơi làm việc ngay cả khi người lao động ngồi tại bàn làm việc. Dưới đây là một số cách về cách cải thiện tư thế của người lao động khi ngồi:

Giữ màn hình máy tính ngang tầm mắt để đầu người lao động không bị nghiêng

Hóp vai về phía sau và giữ lưng thẳng vào ghế.

Đặt bàn chân của người lao động bằng phẳng trên mặt đất — không bắt chéo mắt cá chân hoặc chân.

Sử dụng một công cụ hỗ trợ thắt lưng để giúp giữ cho lưng trên của người lao động thẳng và tránh bị chùng xuống.

Bằng cách tuân thủ tư thế trung lập thường xuyên nhất có thể tại nơi làm việc, người lao động có thể giảm đáng kể khả năng bị thương và phát triển các cơn đau mãn tính.

3.1.2. Lưu ý về chứng đau lưng và cổ

Để ngăn ngừa các vấn đề về cột sống, điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức về sức khỏe hàng ngày của người lao động. Theo dõi các triệu chứng liên tục của người lao động như cứng, đau và nhức ở lưng, vai và cổ. Ghi chú hàng ngày hoặc thường xuyên khi các triệu chứng phát sinh — nó có thể giúp người lao động xác định bất kỳ hình thức nào trong thói quen và thói quen có thể góp phần gây ra cơn đau của người lao động.

Với đủ theo dõi, người lao động có thể bắt đầu nhận thấy rằng cơn đau của người lao động tồi tệ hơn vào những ngày nhất định hoặc vào những thời điểm nhất định trong ngày. Người lao động cũng có thể nhận thấy rằng cơ thể của người lao động cảm thấy khác trong giờ làm việc so với sau giờ làm việc hoặc vào cuối tuần. Với thông tin này, người lao động có thể bắt đầu điều chỉnh tư thế của mình tại nơi làm việc và ngăn ngừa đau lưng một cách có ý thức.

3.1.3. Tự tạo cho mình những khoảng th i gian nghỉ ngơi trong vận động

Một trong những lý do quan trọng khiến công việc bàn giấy gắn liền với

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng lao động thông qua giải pháp cải tiến tư thế làm việc tại công ty cổ phần thực phẩm richy miền bắc (Trang 61)