Công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng lao động thông qua giải pháp cải tiến tư thế làm việc tại công ty cổ phần thực phẩm richy miền bắc (Trang 41 - 48)

Nguồn: T c gi

Đứng đầu trong bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc là Hội đồng quản trị. Ban Giám đốc thay mặt Hội đồng quản trị điều hành các hoạt động của công ty. Công ty có 8 phòng gồm: phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán, phòng thu mua, phòng bán hàng quốc tế, phòng bán hàng nội địa, phòng sản xuất, phòng chất lượng – thiết kế, phòng kỹ thuật.

Lực lượng lao động trong công ty năm 2020 có 316 người, trong đó lao động nữ là 243 người chiếm tỉ lệ 76,89%. Lao động là người cao tuổi có 2 người. Tuổi lao động trung bình trong Công ty là 27,5 tuổi. Lượng lao động trong công ty là những người trẻ, nhanh nhẹn và hòa nhập với công việc tốt. Đây là một lợi thế đặc biệt của công ty về nhân lực để tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt và sản lượng tốt.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc

Nguồn: Công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc

Bảng 2.1. Trình độ ngƣời lao động trong Công ty năm 2020

TT Trình độ Số lƣợng Tỉ lệ 1 Trên đại học 3 0.9493 2 Đại học 27 8.5443 3 Cao đẳng 39 12,3417 4 Tốt nghiệp cấp 3 95 30.0632 5 Tốt nghiệp cấp 2 107 33,8607 6 Không bằng cấp 45 14.2405 Tổng 316 100 Nguồn: Kết qu kh o s t đề tài HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán Phòng thu mua Phòng bán hàng quốc tế Phòng bán hàng nội địa

Xưởng sản xuất, kho

Phòng chất lượng - thiết kế

Công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc là một Công ty chuyên về sản xuất và kinh doanh bánh kẹo nên đặc điểm công việc của người lao động mang tính chất đặc thù của ngành công nghiệp nhẹ. Quy trình sản xuất trong Công ty, được bắt đầu từ nguyên liệu được nhập về, sau đó được đưa qua các công đoạn theo quy trình sản xuất.

Dưới đây là quy trình sản xuất trong Công ty.

bƣớc Lƣu đồ/ hoạt động Diễn giải

1

Dựa vào lệnh sản xuất, trưởng ca, tổ trưởng các công đoạn nhận nguyên, vật liệu về xưởng sản xuất để tiến hành quá trình sản xuất

2

Công đoạn ngâm gạo được thực hiện dựa trên:

 Lệnh sản xuất

 Công thức sản xuất

3

Khi gạo đủ thời gian ngâm hệ thống máy tự động chuyển qua máy nghiền để tiến hành nghiền gạo

4 Bột sau nghiền được đưa vào hấp theo:

 Công thức sản xuất Chuẩn bị nguyên liệu Ngâm và vo gạo Nghiền Hấp

bƣớc Lƣu đồ/ hoạt động Diễn giải

5 Bột sau hấp đi qua đùn, bồn nước làm mát để cân bằng nhiệt độ và độ ẩm khối bột trước khi định hình.

6

Bột được đưa lên định hình, tạo hình phôi theo đúng yêu cầu.

7 Tiếp theo phôi được sấy khô hạ độ ẩm lần 1.

8

Phôi ra khỏi sấy 1 được quạt mát hạ nhiệt độ sau đó phôi được thu vào khay nhựa để bảo quản tại phòng ủ.

9

Phôi được di chuyển vào phòng ủ phôi để cân bằng độ ẩm và bảo quản phôi

10

Phôi sau khi thời gian ủ được đưa vào sấy lần 2 để hạ độ ẩm xuống độ ẩm yêu cầu theo:

11

- Phôi sau khi sấy được ủ trong thùng để giảm nhiệt độ, cân bằng độ ẩm chờ nướng, thời gian làm nguội, nhiệt độ phôi trước nướng được quy định sẵn theo mẫu.

12

Phôi được đưa vào nướng tạo thành bánh.

13

Bánh sau nướng được phun dầu theo:

 Công thức sản xuất Đùn-làm mát Cán – Định hình Sấy 1 Làm nguội 1 Ủ Sấy 2 Ủ, Làm nguội 2 Nướng Phun dầu

bƣớc Lƣu đồ/ hoạt động Diễn giải

14

Trước khi phun đường công nhân chuẩn bị dịch đường theo hướng dẫn.

Bánh được đưa vào phun đường theo:

 Công thức sản xuất

15 Bánh sau khi phun đường được sấy lần 3 để làm

khô, cố định cấu trúc hạt đường.

16 Bánh sau khi ra khỏi sấy 3 được đi qua băng tải

làm nguội và dò kim loại

17 Bánh được đóng gói theo quy định, mẫu.

18

- Túi, cuộn, màng được indate trước khi sản xuất theo quy định in date và theo từng đơn hàng xuất khẩu

- Bánh sau khi đóng gói được công nhân đóng vào túi theo hướng dẫn:

 Bảng trọng lượng thành phẩm bánh gạo, quy cách in date, quy cách đóng thùng.

- Túi bánh sau khi đóng gói được chuyển qua hàn túi theo yêu cầu sau đó được chuyển vào đóng thùng theo quy cách đóng thùng từng loại sản phẩm.

- Thùng bánh thành phẩm được indate theo quy định từng loại sản phẩm, xếp lên pallet và dán ―phiếu thành phẩm/ bán thành phẩm‖ được nhập sang kho thành phẩm. Phun đường Sấy 3 Dò kim loại Đóng gói In date túi, cuộn, màng

2.1.2. Đặc điểm các công việc ảnh hưởng đến tư thế làm việc của ngư i lao động tại công ty

Để thực hiện các hoạt động trong công ty, các công việc trong công ty rất nhiều, có thể kể đến những công việc chính như: công việc quản lý, văn phòng, nhập nguyên liệu, công việc xếp bánh, đóng gói, công việc sửa chữa điện, sửa chữa máy, tiếp thị bán hàng, vận chuyển sản phẩm ….

Đặc điểm của các công việc cụ thể theo bộ phận:

- Đối với phòng kế toán hành chính, đây là phòng xử lý về tài chính và các hoạt động hành chính của công ty. Người lao động làm việc trong phòng này được chia làm hai loại: ngồi làm việc và đi lại. Đối với một số công việc, người lao động phải ngồi nhiều như: nhân viên kế toán, nhân viên trực điện thoại, nhân viên lưu trữ hồ sơ, nhân viên lái xe. Đối với công việc người lao động phải đi lại di chuyển nhiều như: nhân viên tạp vụ, nhân viên quản lý thiết bị, nhân viên kho

- Đối với phòng kỹ thuật, công việc của họ chủ yếu là xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất, ứng dụng các sáng kiến cải tiến sản xuất, sửa chữa máy thiết bị. Với đặc điểm công việc này, người lao động làm việc ở cả tư thế ngồi và tư thế đi lại. Chủ yếu đi lại và ngồi là trong quá trình xuống xưởng sửa chữa máy, thiết bị.

- Đối với phòng vật tư, do đặc thù công việc là mua sắm và cung cấp vật tư cho các xưởng, do vậy công việc của họ thường là ngồi để nhập các dữ liệu nguyên liệu, vật tư vào máy tính và trao đổi với nhà cung cấp, đồng thời họ cũng phải xuống xưởng để nắm bắt tình hình thực tế nguyên vật liệu, vật tư của công ty.

- Phòng kinh doanh nội địa và quốc tế, đây là phòng thực hiện bán sản phẩm của công ty, người lao động làm việc trong phòng này có hai tư thế lao động chính, một là tư thế ngồi và hai là tư thế đi lại. Người lao động ngồi làm việc khi họ phải nhập dữ liệu sản phẩm và làm các hợp đồng cũng như các hồ

sơ về mua bán, họ đi lại khi phải di chuyển đến gặp khách hàng và tiếp khách hàng cũng như đưa khách hàng xuống xưởng thăm quan, trao đổi.

- Phòng thiết kế- chất lượng, đây là phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi cho nhập kho, người lao động làm việc ở phòng này thường xuyên phải đi lại để kiểm tra và xác nhận các lô sản phẩm đã đạt yêu cầu để nhập kho.

- Xưởng sản xuất, đây có thể nói là trái tim của công ty, tất cả các hoạt động tạo ra sản phẩm được diễn ra ở đây. Người lao động làm việc ở xưởng này hầu hết ở tư thế đứng và đi lại, khuân vác. Người lao động đưa các nguyên liệu vào vị trí cán, đứng quan sát quá trình cán và đưa sản phẩm lưu kho.

- Kho là nơi lưu các sản phẩm để chờ xuất cho khách hàng, người lao động làm việc trong kho chủ yếu là đi lại và đứng để kiểm hàng.

2.2. Thực trạng tƣ thế làm việc của ngƣời lao động tại công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc phần thực phẩm Richy Miền Bắc

2.2.1. Thực trạng tư thế làm việc của ngư i lao động là nhân vi n văn phòng

Tư thế làm việc chính của nhân viên văn phòng chủ yếu gồm ba tư thế là ngồi, đứng và đi lại. Người lao động tại Công ty làm việc với tư thế chính là ngồi ở các phòng về cơ bản có thể phân ra làm các loại: nhân viên ngồi làm việc với máy tính (kế toán, lưu trữ hồ sơ, nhân viên quản lý), nhân viên ngồi làm việc với màn hình (bảo vệ), nhân viên trực điện thoại văn thư, nhân viên thiết kế, nhân viên nhập dữ liệu, nhân viên phát triển sản phẩm. Đối với người lao động làm việc ở tư thế chính là đi lại thường như: nhân viên tạp vụ, nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhân viên an toàn, nhân viên quản lý vật tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng lao động thông qua giải pháp cải tiến tư thế làm việc tại công ty cổ phần thực phẩm richy miền bắc (Trang 41 - 48)