Hình ảnh bằng chuyền

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng lao động thông qua giải pháp cải tiến tư thế làm việc tại công ty cổ phần thực phẩm richy miền bắc (Trang 83 - 96)

3.4. Giải pháp về tuyên truyền, huấn luyện

Việc xây dựng các chương trình tuyên truyền, huấn luyện cho cán bộ công nhân viên trong Công ty là điều cần thiết để nâng cao kiến thức tư thế làm việc đúng nhằm giảm thiểu các rủi ro đối với các nguy cơ xương, khớp và bệnh tật. Khi người lao động nhận ra được tư thế làm việc đúng, chính bản thân họ sẽ xây dựng cho mình được chuẩn làm việc để tránh rủi ro. Việc huấn luyện này được lồng ghép trong chương trình đào tạo, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động hàng năm của công ty với thời lượng 4 giờ.

Một số nội dung tuyên truyền huấn luyện cần được đưa vào cụ thể như sau:

3.4.1. Tuy n truyền về ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính

1.Ngồi đúng tư thế. Nhiều loại ghế văn phòng và ghế dựa thông thường đều có phần tựa lưng lẫn phần ghế ngồi điều chỉnh được và thậm chí có miếng lưới tựa lưng. Tuy nhiên, ghế cũng có nhiều loại khác nhau nên bạn cần nhớ các tiêu chuẩn sau:

 Đùi của bạn phải đặt bằng phẳng trên phần ghế ngồi.

 Bắp chân và đầu gối sẽ tạo thành một góc vuông.

 Bàn chân sẽ đặt bằng phẳng trên nền nhà và vuông góc với cẳng chân.

 Ngồi sao cho lưng và chân tạo thành một góc từ 100 đến 135 độ (nếu có thể).

 Cánh tay của bạn sẽ đặt sát vào hai bên cơ thể.

 Thả lỏng vai và cổ.

 Mắt của bạn phải nhìn rõ màn hình một cách tự nhiên thay vì phải nhoài người ra phía trước hoặc nheo mắt.

2.Điều chỉnh bất kỳ bộ phận hỗ trợ nào trên ghế. Nếu ghế của bạn có tấm lưới tựa lưng, gối tựa lưng, phần tay vịn có thể điều chỉnh được hoặc bất kỳ bộ phận hỗ trợ đặc biệt nào, bạn nên điều chỉnh cho phù hợp.

 Cứ thoải mải bỏ đi những bộ phận như tay vịn và gối tựa nếu cảm thấy ảnh hướng đến tư thế của bạn.

3.Ngồi sát vào bàn phím. Bạn phím phải được đặt ngay phía trước bạn, đừng xoay hay cúi người để có thể sử dụng được máy tính.

 Tốt hơn hết, bạn nên đặt màn hình máy tính cách cơ thể một cánh tay.

4.Không cúi đầu.

Bạn thường dễ dàng hạ thấp phần đầu, khiến cho cằm sát vào ngực; việc này sẽ khiến cho cổ, vai và lưng bị đau, nên bạn cần nâng cao đầu kể cả khi phải nhìn xuống màn hình.

Một cách khắc phục đơn giản là điều chỉnh độ cao của màn hình ngang với tầm mắt của bạn.

5.Hít thở sâu.

Bạn thường dễ hít thở nông khi ngồi, nhưng việc này thật sự sẽ gây ra một số vấn đề khác. Vì vậy, bạn nên nhớ thường xuyên hít thở sâu - đặc biệt là khi bạn cảm thấy đau đầu hoặc choáng váng. Bên cạnh đó, bạn nhớ hít thở sâu vài lần sau mỗi giờ.

Hơi thở nông có thể khiến bạn điều chỉnh tư thế một cách vô thức, còn hơi thở sâu xuống đến cơ hoành sẽ giúp bạn giữ được trọng tâm của tư thế.

6.Sắp xếp các tài liệu và đồ dùng xung quanh máy tính.

Nếu có đủ diện tích trên bàn để đặt tài liệu, điện thoại và các phụ kiện khác, đảm bảo bạn sắp xếp chúng xung quanh máy tính; máy tính nên được đặt ở giữa bàn.

Một số bàn máy tính có thêm ngăn để đặt đồ dùng khác (ví dụ như tài liệu, bàn phím, văn phòng phẩm,…).

Nếu ngăn để bàn phím của bạn không thể điều chỉnh được, bạn sẽ cần điều chỉnh độ cao của bàn làm việc và độ cao của ghế, hoặc dùng đệm lót trên ghế để giúp bạn có một vị trí thoải mái.

7.Dành ít phút nghỉ ngơi nhiều lần trong suốt cả ngày làm việc để thư giãn cơ bắp.

Các nghiên cứu cho biết việc ngồi liên tục rất có hại cho sức khỏe. Hãy đi loanh quanh trong vài phút, đứng và kéo giãn cơ hoặc bất kỳ việc gì giúp bạn không phải ngồi cả ngày đều rất có lợi!

Đứng khoảng 1-2 phút, kéo giãn cơ, và/hoặc đi bộ sau mỗi 20-30 phút. Khi được nghỉ trưa hoặc có hẹn, bạn nên cố gắng chọn một nơi ở xa bàn làm việc và đứng khi có thể.

8.Tránh tình trạng mỏi mắt.

Mặc dù mắt có vẻ như không ảnh hưởng nhiều đến lưng và tư thế của bạn, nhưng tình trạng mỏi mắt có thể khiến bạn khom, nghiêng người sát vào máy tính và nhiều tư thế có hại khác. Bạn chỉ cần không nhìn màn hình máy tính trong vài giây là có thể giúp mắt thư giãn.

Một cách hay để tránh tình trạng mỏi mắt là áp dụng quy tắc 20/20/20: sau mỗi 20 phút, bạn sẽ nhìn một vật cách xa 20 feet (khoảng 6 mét) trong vòng 20 giây.

Bạn có thể mua mắt kính lọc ánh sáng xanh (ví dụ: kính dùng để đeo khi sử dụng máy tính) để giúp giảm tình trạng mỏi mắt và cải thiện giấc ngủ ban đêm với giá chỉ khoảng 200 ngàn đồng.

9.Tập thể dục cho tay. Bên cạnh mắt, tay cũng là bộ phận hoạt động nhiều nhất trên cơ thể bạn khi dùng máy tính. Bạn có thể ngăn hội chứng ống cổ tay bằng cách ấn vào các khớp ở bàn tay khi uốn các ngón tay về phía sau, hoặc dùng tay bóp vật gì đó (chẳng hạn như quả bóng quần vợt).

3.4.2. Tuy n truyền về nâng nhấc vật đúng cách

Việc bê vác vật nặng là nguyên nhân lớn gây các chấn thương, thoái hóa cột sống. Ngay cả khi bạn bê một vật không quá nặng nhưng do làm sai tư thế thế cũng có thể dẫn tới hậu quả không tốt cho cột sống. Nhất là đối với những người đã lớn tuổi, người từng có tiền sử về xương khớp, thì những có tổn hại này có thể gây ra hậu quả nặng nề như bị đau lưng khi bê đồ nặng. Do đó, cần thực hiện các bước sau để nâng vật nặng đúng cách

 Kiểm tra vật trước khi nâng: kiểm tra bằng cách đẩy nhẹ vật đó xem vật

đó có dễ dàng di chuyển hay không, nặng hay nhẹ. Kích thước của vật không tương đương với trọng lượng

 Kiểm tra vật đó có được đóng gói đúng cách: Xem trọng lượng của vật được phân bố cân bằng và đóng gói kỹ chưa.

 Có dễ dàng cầm chặt vật cần nâng lên không?

 Để tránh làm tổn thương cột sống của bạn, hãy sử dụng một cái thang

khi cần nâng một vật cao hơn đầu của bạn.

 Đứng càng gần vật bạn nâng càng tốt. Nếu không gần có thể kéo vật

gần về phía mình nếu có thể.

 Tránh không cong lưng và tránh với tay ra ngoài tầm với của bạn.

 Khi nâng dùng sức của đôi chân và cánh tay không nên dùng sức của

vùng lưng dễ làm tổn thương cột sống.

 Không cố nâng các vật nặng vượt quá khả năng nâng vác của bản thân

đặc biệt các vật nặng hơn nhiều so với khối lượng bản thân thường nâng vác.

 Trong khi nâng, ôm sát vật nặng vào người. Luôn chỉ dùng cơ bắp, và

cử động của tay, chân, đùi, chứ không dùng cử động của lưng, hông trong khi nâng. Giữ lưng luôn thẳng, không ngửa ra phía sau.

 Mở chân rộng bằng vai. Khối nặng phải luôn đặt giữa 2 chân. Nắm thật

chắc vào khối nặng đang mang. Ép hai cùi chỏ vào. Không được nâng vật nặng với tư thế hai cùi chỏ khuỳnh ra hai bên.

 Luôn mang vác vật với kích thước và độ cao vừa đủ để có thể nhìn thấy

rõ đường đi. Không được di chuyển về phía trước nếu không nhìn thấy được các ghềnh, gờ chướng ngại vật ở phía trước. Khi chuyển hướng, xoay chân để xoay người, không được xoay lưng hoặc hông.

 Khi đặt vật nặng xuống dùng cơ bắp và các cử động của tay, đầu gối,

không dùng cử động của lưng. Không được phép cúi người để đặt vật nặng xuống. Khi đặt vật nặng lên kệ, lên bệ xe tải, đặt vật nặng xuống và đẩy vào. Luôn đẩy chứ không kéo. Khi kéo, ta khiến tay, vai, lưng làm việc ở vị trí không tự nhiên. Các cử động ở vị trí kéo là bất lợi cho các cơ bắp tay, vai, lưng. Thực tế chứng minh rằng con người đẩy thì hiệu quả hơn kéo các vật nặng.

Cần chú ý khi nâng nhấc vật:

Không nâng và mang bất cứ vật gì khi ta không nắm chắc được vật, ngay cả khi vật không nặng nhưng vật quá khổ, cồng kềnh hay quá rộng để ta có thể ôm chắc được.

Không nâng hay mang vật một mình nếu chúng nặng hơn 20kg; hãy nhờ người giúp đỡ hay dùng các dụng cụ hỗ trợ.

Để nâng vật nặng thấp hơn thắt lưng, giữ thật thẳng lưng, gập gối và hông. Không gập hông về trước và gối thẳng, sử dụng tư thế đúng theo hướng dẫn.

Không xoay người khi đang mang vác nặng, xoay bằng chân, không xoay hông, vì xoay hông sẽ làm cột sống của bạn không thẳng trục và dễ bị chấn thương.

Đứng với chân rộng và gần với vật cần nâng, giữ bàn chân thẳng trên sàn đảm bảo chân bước chắc chắn.

Không với/ nâng vật quá đầu, phải dùng bục hoặc thang để có chiều cao ngang mức vật cần nâng.

Quan sát phía trên vật cần nhấc xuống xem có gì khuất tầm mắt có thể lăn, trượt hoặc rơi vào đầu, mặt hay mắt của bạn.

Giữ vật nâng luôn luôn sát vào người, ép sát khuỷu tay vào thân mình. Luôn dùng cả hai tay khi nâng vật nặng.

Khi mang vác các bao, hòm tốt nhất để lên vai và giữ lưng với tư thế thẳng đứng.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương này, học viên đã dựa trên những vấn đề còn tồn tại của công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc về tư thế làm việc của người lao động và đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật, quản lý và tuyên truyền huấn luyện. Trong đó, đối với giải pháp về kỹ thuật nhóm đã đề xuất công ty thực hiện vấn đề đó là trang bị xe điện nâng đối với nhà kho để đảm bảo nâng hàng an toàn, thảm chống mệt mỏi nơi làm việc, trang bị giá đỡ cơ thể. Đối với giải pháp về quản lý, học viên đã đề xuất công ty cần bố trí thêm thời gian nghỉ ngắn giữa ca, hướng dẫn người lao động luyện tập thể dục, thiết kế điều kiện thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi (cây xanh, bể cá…) tại khu vực nghỉ giải lao cho người lao động và đưa chương trình 5S vào thực hiện tại công ty. Về giải pháp tuyên truyền huấn luyện, học viên đề xuất huấn luyện về tư thế làm việc đúng cho người lao động được lồng ghép trong chương trình đào tạo, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động hàng năm của công ty với thời lượng 4 giờ. Một số nội dung tuyên truyền huấn luyện cần được đưa vào cụ thể như: tư thế nâng nhấc vật an toàn, thay đổi tư thế để cải thiện hiệu suất làm việc, thao tác làm việc tránh xoay, vặn lưng.

ẾT LUẬN

Nghiên cứu tư thế làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc là một việc làm cần thiết. Nghiên cứu này đã thực hiện khảo sát và đánh giá tư thế người lao động làm việc ở văn phòng, ở xưởng, nhà kho bằng phương pháp REBA, OWAS, ROSA, đồng thời thực hiện phát phiếu điều tra cho 100 người lao động để đánh giá về nguy cơ và hiểu biết của họ về rối loạn cơ xương nghề nghiệp liên quan đến tư thế làm việc, kết quả nghiên cứu chỉ ra được một số vấn đề sau:

Đối với khu vực văn phòng tại Công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc qua việc đánh giá theo phương pháp ROSA thì: 27,3% nhân viên có nguy cơ rủi ro cao liên quan đến tư thế làm việc, nhóm nguy cơ cao này cần có phương pháp điều chỉnh ngay đối với tư thế người lao động và 72,7% có nguy cơ rủi ro thấp công ty nên có những cải tiến tư thế làm việc cho nhân viên, bố trí ghế có thể tùy chỉnh độ cao thấp nhằm hạ thấp mức rủi ro xuống nữa.

Người lao động tại xưởng có tư thế làm việc không thuận lợi, có những vị trí đứng quá lâu và có những vị trí ngồi quá lâu. Như vậy xưởng sản xuất của công ty có 73,3% người lao động ở mức nguy cơ thấp cần có sự thay đổi tư thế trong thời gian tới và 26,7% đạt mức nguy cơ trung bình cần được đánh giá thêm và nên có sự thay đổi trong thời gian sớm.

Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng về tư thế làm việc của người lao động và các nguyên nhân gây rối loạn cơ xương trong nghề nghiệp, luận văn đã đề xuất các giải pháp cải thiện tư thế làm việc cho người lao động thông qua ba giải pháp cơ bản.

Giải pháp về kỹ thuật:

- Đề xuất trang bị sử dụng xe nâng điện: Đây là giải pháp khá tối ưu hiện nay ở công ty và giải quyết được nhiều vấn đề không chỉ là tư thế làm việc của người lao động. Trang bị xe nâng điện cho người lao động làm việc trong việc mang lại hiệu quả cao cho người lao động trong việc cải thiện tư thế làm việc.

- Giải pháp về bố trí thảm chống mệt mỏi nơi làm việc: Đây là giải pháp tốt cho xương khớp và thậm chí tốt cho cả tim mạch, giúp máu tuần hoàn tốt hơn.

- Giải pháp về trang bị giá đỡ cơ thể (Chairless): Đối với nhân viên làm việc phải đứng thường xuyên ở các tư thế bất lợi giúp người lao động giảm một lượng năng lượng tiêu hao và làm việc hiệu quả hơn.

Giải pháp thứ hai là giải pháp về tổ chức quản lý, trong đó có nêu những nguyên tắc khi thiết kế công việc nhằm giúp cho người quản lý chủ động đưa ra những hoạt động nhằm đảm bảo việc cải thiện tư thế làm việc cho người lao động.

Giải pháp thứ ba là giải pháp tuyên truyền huấn luyện, giải pháp này hướng nội dung đến tái tạo năng lượng từ việc thay đổi tư thế và đào tạo những tư thế đúng cho người lao động.

DANH MỤC TÀI LI U THAM HẢO

Tiếng Việt:

1. Tạ Tuyết Bình, "Bước đầu áp dụng phương pháp thư giãn luyện tập cho công nhân vận hành hệ thống tự động trong công trình ngầm", Tạp chí Y học lao động, vol. 6, 1993.

2. Nguyễn Bạch Ngọc (2000), Ecgônômi trong thiết kế và s n u t, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

3. Trần Thanh Hà (2000), Can thiệp Ecgônômi để c i thiện điều kiện lao động tại một số vị trí lao động ở công ty xà phòng Hà Nội, Viện Y học lao động, Hà Nội.

4. Tôn Thất Khải (2002), Ph t triển tình làng nghĩa óm để c i thiện điều kiện lao động, Chương trình đào tạo về điều kiện an toàn, sức khoẻ và lao động trong nông nghiệp, Viện Y học lao động, Hà Nội.

5. Nguyễn An Lương, Nguyễn Đức Hồng (2010), Ecgonomi với an toàn và vệ sinh lao động, Hội th o khoa học Ecgonomi với An toàn vệ sinh lao động, Hội KHKT An toàn vệ sinh lao động Việt Nam, Hà Nội.

6. TCVN 9060:2011 (2011), An toàn máy - yêu cầu về nhân trắc cho thiết kế các vị trí làm việc tại máy, Tiêu chuẩn quốc gia, Ha Nội.

Tiếng Anh

7. Burke, R. J., & Deszca, E. (1986), Correlates of psychological burnout phases among policeofficers, Human Relations

8. Bussing, A. and Hoge, T. (2004), Aggression and violence against home care workers, Journal of Occupational Health Psychology

9. Carr, J., Kelley, B., Keaton, R., & Albrecht, C. (2011), Getting to grips with stress in the workplace:Strategies for promoting a healthier, more productive environment, Human Resource Management International Digest

10. Centers for Disease Control and Prevention (2008), Exposure to stress: Occupational hazards in hospital, National Institute for Occupational Safety and Health. retrieved on 25th February, 2017.

Tài liệu Web

11. Shizu, "shizu," Antil- Fatigue floor mat, [Online]. Available: https://shizu.com.vn/san-pham/tham-chong-moi-chan-chong-tinh-dien- 89.html. [Accessed 28 5 2021]. 12.http://ergo-plus.com/wp-content/uploads/REBA-A-Step-by-Step- Guide.pdf 13.https://edition.cnn.com/2014/08/20/tech/innovation/the-chairless-

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng lao động thông qua giải pháp cải tiến tư thế làm việc tại công ty cổ phần thực phẩm richy miền bắc (Trang 83 - 96)