Phát huy sức mạnh dân tộc là kết tinh từ truyền thống, kết hợp sức mạnh thời đại là xu thế hòa bình.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN : QUỐC PHÒNG, AN NINH, ĐỐI NGOẠI (Trang 32 - 33)

kết hợp sức mạnh thời đại là xu thế hòa bình.

Ðại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Từ khi ra đời, Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng việc xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, các tầng lớp nhân dân không phân biệt thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tập hợp đoàn kết trong Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc giành thắng lợi lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và các cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát huy cao độ, trở thành động lực của công cuộc đổi mới CNH, HÐH đất nước. Ðại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là bài học lớn của cách mạng nước ta.

Dự thảo Văn kiện Ðại hội XI của Ðảng đã nêu 'Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới. Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc. Ðề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội'. Ðộng viên và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc luôn gắn liền với yêu cầu mở rộng dân chủ và giữ vững kỷ cương trong đời sống xã hội. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận cần chăm lo, phát huy và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.

Trước yêu cầu đổi mới, chỉ có mở rộng dân chủ XHCN mới có đoàn kết thật sự và bền vững. Ðẩy mạnh Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'; phong trào thi đua yêu nước; vận động các tầng lớp nhân dân cùng Ðảng, Nhà nước phát triển kinh tế - xã hội; hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế... Nâng cao chất lượng cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, Ngày vì người nghèo; 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam', qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Chăm lo và phát huy vai trò của các cá nhân tiêu biểu, các nhân sĩ, trí thức, người dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Củng cố, kiện toàn về tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ mặt trận đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới...

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN : QUỐC PHÒNG, AN NINH, ĐỐI NGOẠI (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w