tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự quản lý, điều hành, thống nhất của Nhà nước; lực lượng vũ trang làm nòng cốt; tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân phù hợp với hoàn cảnh mới.
- Xây dựng sức mạnh tổng hợp.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa sống còn đối với cách mạng. Đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, đã làm nên cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 diệu kỳ và những thắng lợi vang dội trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong giai đoạn đổi mới, nhờ phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn, không ngừng nâng cao vị thế của dân tộc ta trên trường quốc tế.
Những năm qua, trên cơ sở phát huy sức mạnh khối ĐĐK toàn dân tộc, chúng ta đã tích cực xây dựng “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc. Các cấp, các ngành, các địa phương đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, làm cho toàn đảng, toàn quân, toàn dân nhận thức đầy đủ hơn về mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong điều kiện mới. Điều đó đã làm cho nhân dân đồng thuận, tin tưởng, đoàn kết, tích cực thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chăm lo xây dựng, củng cố khối ĐĐK toàn dân tộc là một trọng trách thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Hiệu quả của việc làm đó đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, củng cố quốc phòng - an ninh (QP-AN) được thể hiện tập trung trên những vấn đề cơ bản nhất là: ý thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân trong xây dựng nền QPTD, gắn với thế trận ANND, tăng cường tiềm lực QP-AN,
xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ngày càng vững chắc. Để làm được điều đó, trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, mọi cấp, mọi ngành đã chú trọng và kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với củng cố QP-AN; thực hiện tốt các quan điểm của Đảng về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Theo đó, QP-AN cần được xác định là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên trong chương trình, kế hoạch hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp. Các chương trình phối hợp hành động giữa các tổ chức, ban ngành, đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ đã chú ý đề cập tới các yêu cầu về QP-AN. Đồng thời, các cấp, các ngành và địa phương đã chú trọng huy động các nguồn lực kinh tế, khoa học, công nghệ... cho thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh.
Hiện nay, đất nước ta đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta có nhiều thời cơ, vận hội to lớn, song cũng có không ít khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch đang đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bằng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi, nhằm gây mất ổn định chính trị - xã hội, phá hoại khối ĐĐK toàn dân tộc, tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Vì vậy, phát huy sức mạnh của khối ĐĐK toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, trong xây dựng nền QPTD nói riêng, là nhiệm vụ chính trị lâu dài, thường xuyên, cấp bách của cả hệ thống chính trị.