- Tiềm lực là khả năng về vật chất, tinh thần mà ta có thể huy động trên cả 4 mặt : tiềm lực chính trị tinh thần, tiềm lực
2. Các quan điểm chủ đạo trong phòng, chống tội phạ m: T.298 SGK
T.298 SGK
- Xã hội hóa công tác phòng, chống tội phạm.
Phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên, lâu dài của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, do các cơ quan bảo vệ pháp luật và lực lượng chuyên trách làm nòng cốt. Chiến lược phòng, chống tội phạm là một nội dung quan trọng, bộ phận cấu thành của Chiến lược phát triển đất nước, phục vụ đắc lực nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước, các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, tạo môi trường xã hội ổn định, lành mạnh phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại của đất nước. Sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, tổ chức - hành chính, kinh tế - xã hội, pháp luật, nghiệp vụ, vũ trang, ngoại giao để phòng, chống tội phạm. Kết hợp giữa phòng ngừa và đấu tranh trấn áp, lấy phòng ngừa làm chính. Coi trọng hoạt động phòng ngừa xã hội, phòng ngừa tội phạm từ gia đình và cơ sở. Huy động sức mạnh của hệ thống chính trị và sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
nhân, điều kiện làm phát sinh, tồn tại, phát triển của các loại tội phạm, trước hết là các nguyên nhân, điều kiện do những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội; kiềm chế sự gia tăng của một số loại tội nguy hiểm, từng bước làm giảm tình hình tội phạm, trước hết trên các tuyến, ở các địa bàn trọng điểm. Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống tội phạm, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, huy động mọi nguồn lực xã hội vào công tác phòng, chống tội phạm. Nâng cao một bước căn bản năng lực hoạt động của lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm, đủ sức đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.