Chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công trấn áp tội phạm, phòng ngừa là chính, đấu tranh trấn áp tội phạm là quan

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN : QUỐC PHÒNG, AN NINH, ĐỐI NGOẠI (Trang 53 - 54)

phạm, phòng ngừa là chính, đấu tranh trấn áp tội phạm là quan trọng.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của nhân dân mà nòng cốt là lực lượng Công an, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đã có những chuyển biến tích cực, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Các cấp, các ngành, địa phương đã thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch về phòng, chống tội phạm; mở nhiều đợt cao điểm tấn công truy quét, phát hiện, xử lý nghiêm minh các loại tội phạm; chuyển hóa được nhiều địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự thành địa bàn an toàn. Công tác phối hợp giữa các cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm chặt chẽ, hiệu quả hơn. Việc tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm tiếp tục được đổi mới với nhiều nội dung, hình thức phù hợp, thiết thực, xuất hiện nhiều mô hình hoạt động hiệu quả. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật được tăng cường, đã triển khai xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm. Hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm được triển khai toàn diện, có chiều sâu, thực chất, hiệu quả hơn.

Bên cạnh tác động, ảnh hưởng của khách quan, nguyên nhân chủ quan chủ yếu do sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức xã hội, coi thường pháp luật của một bộ phận người dân; vai trò của gia đình, nhà trường trong quản lý, giáo dục con em, học sinh, sinh viên chưa được quan tâm đúng mức. Nhận thức và quyết tâm của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng chuyên trách đối với nhiệm vụ phòng, chống tội phạm còn chưa đầy đủ, thiếu quyết liệt. Còn có biểu hiện cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật thiếu kiên quyết, dung túng, bao che tội phạm. Công tác quản lý nhà nước và một số văn bản pháp luật về an ninh, trật tự còn nhiều sơ hở, bất cập.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong phòng, chống tội phạm; phát động phong trào quần chúng tích cực tham gia cảm hóa, giúp đỡ, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; củng cố tổ chức, nhân rộng các mô hình quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, các Nghị quyết liên tịch giữa các ngành, đoàn thể về phòng, chống tội phạm. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo đồng

bộ, phù hợp thực tiễn.

Tăng cường công tác nắm tình hình, thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo nhanh chóng, chính xác; xử lý kịp thời tình hình phức tạp về an ninh, trật tự, không để bị động, bất ngờ, tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống tội phạm. Các cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án phối hợp chặt chẽ trong điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo nghiêm minh, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; chấn chỉnh công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm; kịp thời truy tố, xét xử những vụ án lớn, được dư luận xã hội quan tâm; tăng cường xét xử lưu động để răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.

Kiên quyết trấn áp các loại tội phạm không để tội phạm hoạt động lộng hành; tập trung rà soát, đấu tranh quyết liệt với các băng, nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, đâm thuê, chém mướn, chống người thi hành công vụ, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm tham nhũng, tội phạm ma túy, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mua bán người, tập trung hơn nữa chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tội phạm về môi trường... Tiếp tục chỉ đạo chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự; sơ kết việc đấu tranh với các băng nhóm tội phạm ở 18 địa phương trọng điểm về tội phạm xâm phạm trật tự xã hội và 10 địa phương trọng điểm về tội phạm có tổ chức.

Kết luận :

Câu 8 : Phân tích các nội dung cơ bản trong đường lối, chính sách đối ngoại hiện nay

của Đảng.

Chủ đề : Trọng tâm : Trọng tâm : Dàn ý :

Phương châm chỉ đạo hoạt động đối ngoại của Đảng :

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN : QUỐC PHÒNG, AN NINH, ĐỐI NGOẠI (Trang 53 - 54)