1.2.2 .Yêu cầu và nguyên tắc của tổ chức kế toán
3.1. ịnh hƣớng phát triển và quan điểm hoàn thiện tổ chức kếtoán tạ
toán tại Bệnh viện Xây dựng
Xây dựng và phát triển mạng lưới KCB phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu KCB ngày càng cao, hướng tới sự công bằng, hiệu quả và phát triển trong cung cấp, sử dụng các dịch vụ y tế. Tổng Bí thư đã ban hành Nghị quyết 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW khóa XII về chiến lược ngành y tế đến năm 2030, với mục tiêu phát triển nền y học Việt Nam khoa học, xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng; gắn kết y học cổ truyền với y học hiện đại, quân y và dân y, phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế. Bệnh viện Xây dựng cần nhận thức rõ việc mở rộng quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị SNCL y tế gắn việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế với lộ trình BHYT toàn dân, lộ trình cải cách tiền lương; thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ, bảo đảm phù hợp với trình độ chuyên môn, chất lượng dịch vụ ở từng tuyến và khả năng chi trả của nhân dân; minh bạch giá dịch vụ y tế, phân định rõ phần chi từ NSNN và phần chi của người sử dụng dịch vụ y tế. Đây là một nhiệm vụ nặng nề mà đơn vị phải nỗ lực hoàn thiện mọi mặt để vừa đảm bảo tính công bằng y tế vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế hướng tới mục tiêu ngành đề ra.
Để thực hiện tốt kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển ngành y tế Việt Nam như đã nêu trên, Bệnh viện Xây dựng phải hướng tới mục tiêu là xây dựng Bệnh viện có chất lượng cao, hiện đại, thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân, với những nội dung cụ thể sau:
- Chú trọng đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, từng bước đổi mới quy trình khám chữa bệnh; hoàn thiện ứng dụng CNTT vào quản lý khám, chữa bệnh, rút số, xếp hàng tự động…; cải tiến, đổi mới quy trình khám, chữa bệnh; quản lý người bệnh qua mã vạch nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám bệnh của nhân dân, giảm bớt quy trình khám, chữa bệnh nhằm tạo mọi thuận lợi cho nhu cầu của người bệnh, phục vụ người bệnh một cách tốt nhất.
- Cải tiến hệ thống đánh số buồng bệnh, các khoa điều trị theo trật tự thống nhất để người bệnh thuận tiện trong việc đi lại, tìm nơi điều trị. Ngoài ra Bệnh viện còn chú trọng tăng cường nguồn lực, cơ sở vật chất, đổi mới về quy trình khám chữa bệnh. Giám sát các dịch vụ y tế mà người bệnh sử dụng để nhập số liệu vào máy kịp thời, chính xác để quản lý chặt chẽ, tránh nhầm lẫn, bỏ sót các dịch vụ đã được áp dụng.
- Bệnh viện tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào quản lý, điều hành hoạt động khám chữa bệnh; hướng tới thực hiện mục tiêu mỗi người bệnh vào viện sẽ có 1 mã người bệnh riêng, thực hiện ứng dụng bệnh án điện tử.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ y tế, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ; tổ chức công tác tư vấn dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, giáo dục sức khỏe tại các khoa cho người bệnh và người nhà người bệnh. Đây cũng là tiền đề củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh với Bệnh viện.
Quá trình cải cách hệ thống kế toán Việt Nam trong thời gian qua được đánh dấu bằng sự thay đổi của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán, đặc biệt là chế độ kế toán HCSN theo thông tư 107/2017/TT-BTC là cơ sở pháp lý cho việc lập và trình bày BCTC minh bạch và đáng tin cậy cho các đơn vị HCSN.
Chính vì vậy, hoàn thiện tổ chức kế toán các đơn vị SNCL nói chung và tổ chức kế toán tại Bệnh viện Xây dựng nói riêng là yêu cầu khách quan, phù hợp với pháp luật về quản lý tài chính, kế toán và pháp luật liên quan trong điều kiện hiện nay.