Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và xã hội về sự thamgia của phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại học viện phụ nữ việt nam (Trang 51)

9. Kết cấu của luận văn

1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và xã hội về sự thamgia của phụ nữ

phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý

1.3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước

Từ những ngày đầu tiên thành lập cho đến nay, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến các tầng lớp và phong trào phụ nữ, những

quan tâm ấy được thể hiện khá rõ nét trong cuốn “Quan điểm của Đảng,

Nhà nƣớc và Chủ tịch Hồ Chí Minh về phụ nữ và công tác phụ nữ” do Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành năm 2012.

Các cấp ủy Đảng đã luôn quan tâm chăm lo công tác vận động phụ nữ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Hơn 80 năm qua, quan điểm đó luôn được quán triệt trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết

của Đảng qua các thời kỳ. Quan điểm “Nam, nữ bình quyền” của Đảng được

xác định ngay trong Luận cương Chình trị của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đồng thời, Đảng cũng luôn đánh giá cao sự đóng góp của phụ nữ và đề ra nhiệm vụ lãnh đạo, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy khả năng to lớn của

mình: “Phụ nữ nước ta là một lực lượng quan trọng trong cách mạng và sản

xuất... Cần có kế hoạch thiết thực bồi dưỡng tư tưởng cho phụ nữ, nâng cao trình độ văn hóa và kỹ thuật cho chị em, giúp đỡ chị em dần dần thoát khỏi gánh nặng công việc của gia đình... làm cho vai trò của phụ nữ trong việc quản lý sản xuất và quản lý Nhà nước được không ngừng nâng cao” [36].

Ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nghị quyết đã đưa ra 4 quan điểm và 5 nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ, tạo động lực giúp phụ nữ vươn lên, khắc phục khó khăn, trở ngại đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, khẳng định vị thế của mính trong gia đính và xã hội [3].

1.3.2. Quan niệm của xã hội về phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý

Theo Lê Thị Anh Trâm xã hội hiện đại cần nhiều phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh [37].

Việc thêm nhiều phụ nữ đứng trong hàng ngũ lãnh đạo, quản lý không chỉ quan trọng đối với vấn đề bính đẳng giới trên phạm vi toàn cầu mà còn có

ý nghĩa tìch cực đối với sự phát triển của các quốc gia và doanh nghiệp trên con đường vươn tới văn minh, thịnh vượng.

Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Lao động Thế giới (ILO, 2012), khoảng 5% giám đốc của các công ty lớn trên thế giới là nữ. Công ty càng lớn, người đứng đầu là nữ càng hiếm. Chỉ 30% nữ giới sở hữu doanh nghiệp [37].

Hiện nay, phụ nữ sở hữu và quản lý chiếm khoảng 30% tổng số doanh nghiệp toàn cầu, nhưng phần lớn các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ hoặc siêu nhỏ. Tại Việt Nam, khoảng 7% các nhà quản lý của 600 doanh nghiệp được khảo sát là nữ và khoảng 14% thành viên hội đồng quản trị là nữ. Về tổng thể, Việt Nam có khoảng 23% nữ giới tham gia vị trì quản lý tại các doanh nghiệp, xếp thứ 76/108 quốc gia được nghiên cứu [37].

Về thu nhập giữa nam và nữ trên thế giới, nữ có mức thu nhập chỉ từ 2% đến 50% so với nam, tùy từng nước khác nhau. Ở Việt Nam, mức thu nhập của nữ thấp hơn nam trung bính khoảng 10% [37].

Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt phụ nữ tham gia các vị trì lãnh đạo và quản lý được cho là từ nhiều phìa: sự hạn chế trong nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của việc phụ nữ tham gia đời sống chình trị, làm lãnh đạo và quản lý; thiếu các cơ chế và điều kiện thuận lợi để phụ nữ thực hiện đầy đủ

quyền công dân của mính; bản thân phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ tại các nước nghèo hoặc đang phát triển, thường thiếu tự tin và ìt được sự ủng hộ từ các bên để tham gia công tác quản lý.

Sự thiếu vắng phụ nữ tham chình trong tương quan với nam giới là vấn đề mang tình toàn cầu, có tình lịch sử và truyền thống. Ở hầu hết các nước, chình trị gia và nhà quản lý chủ yếu là nam giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, việc thu hút sự tham chình của phụ nữ nhằm phát huy nguồn lực trì tuệ của “một nửa thế giới” đang là một trong những vấn đề “nóng” của các quốc gia.

Sự phát triển về giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ nâng cao kiến thức và năng lực nghề nghiệp. Số lượng sinh viên đại học ngày càng tăng cao ở tất các nước, trong đó lượng sinh viên nữ cũng đông lên rất đáng kể. Đặc biệt, tại Hoa Kỳ, phụ nữ đã vượt hẳn nam giới về khả năng đạt các trính độ giáo dục. Thì dụ, niên khóa 2005-2006, nữ giới chiếm 58% lượng người nhận bằng cử nhân, 60% lượng người nhận bằng thạc sĩ và 50% lượng người nhận bằng tiến sĩ [37].

Sự phát triển của công nghiệp 4.0 góp phần giải phóng con người ra khỏi hính thức lao động thủ công và cơ bắp. Người lãnh đạo hiệu quả không dựa vào sức mạnh thể chất hay sức mạnh quyền lực mà chủ yếu là sử dụng sự thông minh, quan tâm, chia sẻ và tinh thần trách nhiệm. Tri thức và cảm xúc sẽ giúp con người đưa ra những quyết sách hiệu quả hơn cho sự phát triển. Đây chình là thế mạnh, “quyền lực mềm” của phụ nữ hay còn gọi là đặc trưng của phụ nữ. Sự nhạy cảm, thông hiểu, dịu dàng giúp phụ nữ thành công hơn so với nam giới trong vai trò lãnh đạo và quản lý. Trong khi nam giới tỏ ra mạnh mẽ, quyết đoán, thìch kiểm soát và cạnh tranh thí phụ nữ tỏ ra mềm mại, linh hoạt, thường chọn con đường thuyết phục và hợp tác. Ví thế, trong vị trì lãnh đạo, người phụ nữ thể hiện khả năng tương tác tốt hơn bởi phần lớn phụ nữ có xu hướng khuyến khìch sự tham gia của nhân viên, chia sẻ quyền lực, cố gắng phát huy năng lực của cấp dưới.

Trong các tổ chức, sự mềm dẻo trong quản lý, phân chia công việc theo nhóm, chia sẻ thông tin giữa các đồng nghiệp đang thay thế các cơ chế cứng nhắc của chủ nghĩa cá nhân cạnh tranh, sự kiểm soát và bì mật. Nhà quản lý hiệu quả là người biết lắng nghe, thúc đẩy và ủng hộ nhân viên. Nhiều phụ nữ làm các công việc này tốt hơn nam giới. Các nhà khoa học cho rằng phụ nữ có thể đảm nhận rất nhiều vai trò khác nhau. Họ có thể vừa là người mẹ, người vợ vừa là nhà khoa học, nhà chình trị và nhà quản lý. Từ đó, phụ nữ có thể lựa chọn, quyết định và làm tốt vai trò của mính trong gia đính và xã hội với tinh thần trách nhiệm cao và đạo đức nghề nghiệp tốt. Đây cũng là nét khác biệt đáng chú ý trong cách thức lãnh đạo và quản lý giữa nam và nữ.

Theo Thiên Phương (2016) “Để bình đẳng giới ngày càng thực chất và

có tính bền vững” [28].

Từ trong lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã chịu tác động sâu sắc và lâu dài của những quan niệm truyền thống về tôn ti trật tự trong gia đính - gia tộc, về vị trì của người phụ nữ trong thang bậc địa vị xã hội phong kiến. Những quan niệm này chủ yếu có nguồn gốc từ các tìn điều Nho giáo. Mỗi phụ nữ Việt Nam từ khi sinh ra, gần như đã được đặt sẵn trong một “khuôn phép” gia đính (rộng hơn nữa là gia tộc). Ví những giá trị truyền thống đó, họ như mặc nhiên thừa nhận và sẵn sàng hy sinh cả sự tiến bộ, hạnh phúc của mính để làm tròn vai trò chăm sóc gia đính. Những quan niệm đó đã và còn bám rễ trong tâm thức, ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của cả nam giới và nữ giới trong mọi tầng lớp của xã hội. Và được thể hiện từ chuyện trọng nam trong quan niệm sinh con trai, con gái đến việc coi thường năng lực của phụ nữ trong mọi công việc xã hội nói chung. Ví thế, đến hôm nay, phần đông người Việt Nam vẫn quan niệm rằng, con trai gắn liền với những giá trị biểu trưng truyền thống liên quan nối dõi tông đường và thờ cúng tổ tiên, còn con gái chỉ liên quan đến các công việc thực tế hơn: sinh nở, chăm sóc chồng, chăm sóc cha mẹ... Trong gia đính, phụ nữ hầu như không có thời gian cho riêng mính, phải làm phần lớn việc nhà. Kết quả phỏng vấn trong một nghiên cứu năm 2015 của

Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) cho biết: Trong 14 công việc gia đính chủ yếu, phụ nữ đảm nhiệm 12 đầu việc, đặc biệt là công việc liên quan đến chăm sóc con cái; hơn 60% số phụ nữ được hỏi đã trả lời rằng họ đã làm những việc nhà từ trước 18 tuổi, trong khi con số này ở nam giới chỉ là 25%; những công việc gia đính của phụ nữ còn mở rộng đến cả việc chăm sóc hai bên gia đính nội - ngoại, còn nam giới chỉ xuất hiện trong những tính huống cần đến hính ảnh đại diện, như cúng giỗ, dự các cuộc họp bàn công việc của cộng đồng, gia tộc hoặc họp phụ huynh; phần lớn phụ nữ cũng không phải là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu với nam giới về đất đai và những tài sản lớn; trong nhiều trường hợp, con gái không được chia, hoặc được chia phần tài sản ìt hơn so với con trai... [28].

Sở dĩ có sự cách biệt về giới trong lãnh đạo, quản lý giữa nam và nữ cũng có một phần do tác động của xã hội truyền thống lên nữ giới. Trong những thế kỉ trước, người phụ nữ bị đè nặng bởi tư tưởng phong kiến. Họ không được đi học, không được đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mính. Bổn phận của nữ giới thường được gắn với việc nhà và chăm sóc con cái. Ngày nay, với tư tưởng hiện đại, phụ nữ cũng được đi học. Nhiều người phụ nữ trở thành những người có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội, phụ nữ ngày nay cũng tham gia vào lãnh đạo, quản lý. Có thể nói, khả năng lãnh đạo, quản lý của nữ giới không kém gí so với nam giới. Việc nâng cao hơn nữa vai trò của nữ giới trong lãnh đạo, quản lý là hết sức cần thiết và cần được xã hội quan tâm.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 là cơ sở nền tảng, những kiến thức, lý luận làm tiền đề cho

việc nghiên cứu về đề tài: “ Tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại

Học viện Phụ nữ Việt Nam” để góp phần tiếp nối về cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về sau. Chương 1 đề cập đến các khái niệm liên quan từ đó tím ra các khái niệm công cụ để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đồng thời cũng nêu lên các lý thuyết vận dụng trong quá trình nghiên cứu, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý. Chương 1 cũng mô tả qua về đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu HVPNVN để người đọc hính dung rõ được tổng quan địa bàn nghiên cứu của đề tài.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VỀ SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ

TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TẠI HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

* Khái quát chung

Nguồn thông tin từ Báo cáo tự đánh giá cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn đánh giá 2014-2019 của Học viện Phụ nữ Việt Nam, tại thời điểm tháng 2/2020 - Phụ lục I cho thấy:

Học viện Phụ nữ Việt Nam bao gồm 16 đơn vị trực thuộc, 06 khoa chuyên môn (Khoa học Cơ bản, Công tác Xã hội, Giới và Phát triển, Quản trị Kinh doanh, Luật, Truyền thông Đa phương tiện), 05 phòng chức năng (Tổ chức Hành chình, Đào tạo, Tài chình Kế toán, Quan hệ Quốc tế, Công tác Sinh viên), 03 Trung tâm (Bồi dưỡng Cán bộ, Công nghệ Thông tin và Thư viện, Đào tạo và Nâng cao Năng lực Phụ nữ), 01 Viện nghiên cứu Phụ nữ và Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam tại thành phố Hồ Chì Minh

Đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên của học viện cuối năm 2019: có tổng số 130 người, nữ: 107 người (chiếm 82.3%); nam 23 người (chiếm 18.7%); số trong biên chế 82 người; hợp đồng 48 người [13].

Giảng viên cơ hữu là 64 người, trong đó độ tuổi <30: 08 người; 30-40:

38 người; 41-45: 15 người; 51-60: 03 người. Phân theo giới: trong đó nam 10

người (15.6%); nữ (84.4%); phân theo trính độ: 04 PGS (chiếm tỷ lệ 6.25%) trong đó 01 nam và 03 nữ (chiếm 75%); 12 Tiến sĩ (chiếm 18.75%) trong đó nữ: 10 (chiếm 83.3%); 48 Thạc sĩ (chiếm 75%) trong đó nữ: 42 (chiếm 87.5%) [13].

Hội đồng Học viện gồm 17 thành viên. Chủ tịch Hội đồng học viện là PCT Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Ban Giám đốc Học viện: 03 người; 01 nam là Giám đốc; 02 nữ PGĐ (66.7%). Ban chấp hành đảng bộ gồm 07 thành

viên, Bì thư đảng bộ là GĐ Học viện. BCH Công đoàn gồm 09 thành viên (06 là nữ chiếm 66.7%). Có 8/ 12 CBGV tham gia BCH đoàn thanh niên của Học viện, trong đó 01 bì thư là nam, 05 thành viên là nữ (chiếm 61.5%). Số nữ tham gia lãnh đạo quản lý các bộ phận: Phòng ban chức năng 80%; Trung tâm, viện trực thuộc (66.7%); các khoa, viện đào tạo, tổ (66.7%)[13].

Tỷ lệ cán bộ giảng viên và nhân viên (gọi chung là cán bộ cơ hữu) theo giới tình hàng năm so với nam giới liên tục duy trì trên 80% . Cụ thể: năm 2015: 81.4%; năm 2016:81.9%; Năm 2017: 82.5%; Năm 2018: 82.6%; Năm 2019: 82.3%. Cán bộ nữ quản lý lãnh đạo chiếm tỷ lệ cao. Ban đốc học viện tỷ lệ nữ chiếm 66.7% (1 nam là GĐ; 2 nữ PGĐ). Xét về chuyên môn đào tạo cao nhất của đội ngũ giảng viên, 33.66% là được đào tạo về kinh tế, quản trị; 39.6% được đào tạo về tâm lý, xã hội học và luật; còn lại 26.74% về khoa học cơ bản, Anh văn. Các giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu đã được đào tạo và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm của Đại học Sư phạm và đại học Quốc gia Hà Nội [13].

Thực trạng trên cho thấy, phần đông cán bộ giảng viên, nhân viên tại HVPNVN là giới nữ. Phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động trong hệ thống quản trị, công tác Đảng, đoàn thể và công tác chuyên môn, góp phần to lớn vào việc hoàn thành sứ mệnh của Học viện nhiều năm qua. Điều đó cũng cho thấy vai trò của phụ nữ tham gia quản lý lãnh đạo tại HVPNVN được phát huy hiệu quả trên mọi lĩnh vực hoạt động của Học viện.

* Năng lực trình độ

Để đáp ứng yêu cầu của Học viện, trong nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ, giảng viên không ngừng nâng cao về trính độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cũng như năng lực quản lý. Kết quả đánh giá giữa kỳ Chiến lược phát triển giai đoạn 2016-2020 của Học viện Phụ nữ Việt Nam về một số chỉ tiêu phấn đấu cho thấy: Về cơ bản các chỉ tiêu thể hiện về năng lực đã đạt và vượt chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020, cụ thể:

Bảng 2.1: Bảng thể hiện kết quả thực hiện một số chỉ tiêu về năng lực của giảng viên, nghiên cứu viên tại Học viện Phụ nữ Việt Nam

(Đơn vị tính: %)

STT Chỉ tiêu

1 Tỷ lệ công chức viên chức đạt trính độ cử

nhân trở lên

2 Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên có trình

độ Thạc sĩ

3 Tỷ lệ giảng viên nghiên cứu viên có trình

độ Tiến sĩ

4 Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý có trính độ

trung cấp lý luận chính trị trở lên

5 Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý có trính độ

cao cấp lý luận chính trị

Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên hoàn

6 thành đầy đủ các nhiệm vụ nghiên cứu

khoa học theo quy định của Học viện

7 Tỷ lệ kết quả nghiên cứu khoa học được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại học viện phụ nữ việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w