Thay đổi những quan điểm, tư tưởng lạc hậu lỗi thời về phụ nữ kh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại học viện phụ nữ việt nam (Trang 135 - 166)

9. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao sự thamgia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý

3.2.3. Thay đổi những quan điểm, tư tưởng lạc hậu lỗi thời về phụ nữ kh

Đảm bảo bính đẳng giới không đơn thuần là chỉ bảo vệ quyền lợi cho riêng phái nữ. Bính đẳng giới được thực hiện đúng nghĩa khi một trong hai giới gặp những bất công hơn giới còn lại.

Phỏng vấn sâu số 1 “ Theo mình, tư tưởng trọng nam vẫn còn tồn đọng

trong xã hội hiện nay tuy nhiên số lượng này khá ít. Ở nông thôn hiện nay tư tưởng trọng nam khinh nữ còn khá nhiều như việc: trao cơ hội học tập, phát triển cho con trai nhiều hơn con gái hay phải cố đẻ lấy thằng cu để sau này mới có người gánh vác gia đình. Điều đó sẽ làm các bé gái mất đi cơ hội học tập. Còn ở thành phố thì điều này xảy ra không nhiều”.

(Nữ, 25 tuổi, Học viện Phụ Nữ Việt Nam). Phỏng vấn sâu số 2 “Thường thì

người nam giới trong gia đình không thích phụ nữ có địa vị xã hội cao hơn họ. Nam giới có lòng tự tôn rất cao, họ cho rằng nếu người phụ nữ hơn họ thì địa vị trong gia đình của họ sẽ bị phụ nữ lấn át. Vì vậy, nhiều người chồng không ủng hộ vợ mình tiếp tục phấn đấu lên vị trí cao hơn”

(Nữ, 40 tuổi, Học viện Phụ Nữ Việt Nam). Trong thực tế xã hội chúng ta hiện nay, sự bính đẳng giới so với trước đây đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên hầu như ở khắp nơi, vẫn còn len lỏi sự bất bính đẳng giữa nam và nữ ẩn trong cái gọi là nét truyền thống. Truyền thống là thứ chúng ta cần nâng niu trân trọng, tuy nhiên có những điều sai lầm chúng ta cần phải xóa bỏ như tư tưởng: nữ không cần phải học cao, nữ có trách nhiệm sinh con nuôi con chăm sóc gia đính, đàn bà phải luôn nghe theo đàn ông và không được quyết những việc lớn, đàn ông mới được là chủ sự gia đính quyết đáp mọi việc,... Chúng ta tôn trọng truyền thống, nhưng không có nghĩa là chúng ta tiếp thu truyền thống bất kể đúng sai. Xã hội phát triển, việc phát huy truyền thống cần phải chắt lọc những truyền thống tốt đẹp, bỏ đi

những thứ sai lệch cổ hủ, như vậy mới là tiếp nối truyền thống một cách tốt nhất, phù hợp với xã hội mới. Những tư tưởng “trọng nam khinh nữ” cần được xóa bỏ tuyệt đối. Những gì trái với sự bính đẳng ở mọi nơi, mọi chỗ cần phải mạnh dạn thay đổi và xóa bỏ. Trong gia đính, chúng ta thường giáo dục các bé gái làm việc nhà nhiều hơn bé trai vì cho rằng đây là công việc của con gái. Việc giáo dục bé gái phải khuôn phép “con gái phải đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” nghe như đúng nhưng cũng chưa thực sự là bính đẳng khi chúng ta không đặt vấn đề đó trong giáo dục bé trai hoặc ít khi nói bé trai phải sống theo khuôn phép nào. Từ trước đến nay, việc nhà luôn là của phụ nữ và chúng ta vô tính áp đặt con cái mình quay lại một vòng truyền thống, điều này dẫn đến việc bất bính đẳng giới trong nhận thức lại truyền đến thế hệ mai sau. Chúng ta chỉ bận chê trách những bé gái không biết nấu ăn, không biết làm việc nhà, ngủ dậy muộn,... là thiếu nề nếp nhưng chúng ta lại coi những việc đó với bé trai là điều bính thường. Bản thân chúng ta luôn nghĩ mính là người rất bính đẳng trong giới tình nhưng thực chất chúng ta đang vô tính tạo ra những sự bất bính đẳng qua nhận thức từ truyền thống. Thay đổi tư duy, nhận thức là một điều rất khó, nhưng thay đổi như thế nào cho chuẩn mực lại càng khó hơn. Chúng ta luôn hướng tới một xã hội bính đẳng, nhưng thực sự nhiều người trong chúng ta vẫn chưa biết làm thế nào là bính đẳng vì những hành động nhận thức của chúng ta đang bị văn hóa truyền thống ăn sâu. Phụ nữ ngày nay đã được đi học, đi làm và làm những gì theo khả năng, làm những điều mình thích. Nhiều nữ giới đã và đang cố gắng để đạt được những thành tựu cao trong công việc. Tuy nhiên, để đạt được những thành tựu đó, họ đang phải đánh đổi rất nhiều cả về công việc lẫn gia đính. So với nam giới, nữ giới gặp trở ngại nhiều hơn trong việc thăng tiến trong sự nghiệp đặc biệt là gia đính và nhận thức xã hội. Để nắm giữ vị trì lãnh đạo, quản lý phụ nữ không chỉ cần chuyên môn mà họ còn cần đến sự ủng hộ rất lớn từ gia đính. Nhiều gia đính không muốn phụ nữ lên nắm quyền làm lãnh đạo, đặc biệt là gia đính nhiều thế hệ. Họ cho rằng việc phụ nữ lên nắm quyền lãnh đạo sẽ làm tăng vị

thế của người phụ nữ trong gia đính mà họ khó kiểm soát được. Những gia đính nhiều thế hệ thường bị ảnh hưởng bởi truyền thống nhiều hơn đặc biệt là việc áp đặt người vợ, người con dâu của mình phải chăm lo vun vén cho gia đính còn việc lớn ngoài xã hội dành cho đàn ông. Mặt khác, gia đính nhiều thế hệ dễ dàng hỗ trợ phụ nữ trong việc chăm sóc con cái, gia đính hơn gia đính hạt nhân. Vì vậy, việc tuyên truyền bính đẳng giới cho mọi thế hệ là hết sức cần thiết.

Để nâng cao tỉ lệ cán bộ nữ trong cơ quan, tổ chức, cần phải xóa bỏ tư tưởng “chỉ có nam giới mới thích hợp làm lãnh đạo”. Trong thực tế, rất nhiều cơ quan, tổ chức đặc biệt là đối với cơ quan, tổ chức tư nhân đang có xu hướng thích nam giới làm lãnh đạo, quản lý hơn so với nữ giới vì họ cho rằng nữ giới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong công việc và điều đó sẽ dẫn đến năng suất lao động kém hơn nam giới. Vì vậy, chúng ta cần phải tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy, nhận thấy được sức mạnh riêng biệt của phụ nữ và có cách sử dụng nguồn lao động nữ một cách hợp lý, tránh để lãng phí nhân lực và mất đi tình bính đẳng giới.

Phụ nữ cũng là nhân tố quan trọng cho sự phát triển xã hội, điều đó là không thể phủ nhận. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, nhiều phụ nữ đã vươn lên để trở thành những người có sức ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nhiều phụ nữ tham gia vào lãnh đạo quản lý xã hội và họ đã đạt được nhiều thành tựu không khác gì so với nam giới. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn tồn tại những tư tưởng lỗi thời làm cản trở sự phát triển của phụ nữ. Công tác tuyên truyền bính đẳng giới cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để giúp phụ nữ có điều kiện phát triển tốt hơn, và thể hiện tốt hơn vai trò của mình trên mọi lĩnh vực xã hội trong giai đoạn cách mạng mới.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý trên các phương diện: Nhà nước, xã hội, gia đính. Có thể thấy rõ được những nhân tố tác động đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý. Phụ nữ khi tham gia vào lãnh đạo, quản lý gặp nhiều khó khăn hơn nam giới trên các phương diện khác nhau. Nhận thấy rõ có sự bất bính đẳng trong nhận thức xã hội về vai trò của phụ nữ trong gia đính. Nữ giới thường bị áp đặt những công việc nhà nhiều hơn so với nam giới, vì thế họ phải dành nhiều thời gian cho công việc nhà hơn và điều này gây ảnh hưởng đến công việc của họ. Nữ giới làm chức vụ cao cũng gặp khó khăn về sự nhìn nhận của xã hội, đặc biệt là những người có suy nghĩ nặng về quan niệm truyền thống. Có thể nói, phụ nữ khi tham gia vào lãnh đạo, quản lý họ gặp rất nhiều khó khăn trên các phương diện khác nhau. Để phụ nữ có thể phát triển cao nhất năng lực của mình, cần thiết phải có các giải pháp đa chiều xóa bỏ những rào cản từ gia đính, từ xã hội, khắc phục những yếu điểm từ ngay chính bản thân người phụ nữ, tạo điều kiện để họ phát huy cao nhất khả năng của mình, nhằm nâng cao năng lực của họ và hiệu suất công việc của họ trong lao động xã hội.

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nâng cao sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo quản lý là vấn đề hết sức cần thiết, là động lực cho sự phát triển chung của xã hội. Chúng ta không thể phủ nhận rằng: “Phụ nữ ngày nay có một vai trò lớn đối với xã hội”. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào lãnh đạo, quản lý trên mọi lĩnh vực ngành nghề và họ cũng hoàn thành xuất sắc công việc của mình không thua kém gì nam giới. Từ những nghiên cứu ở trên về vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo quản lý tại HVPNVN đã cho thấy rõ hơn vai trò quan trọng của người phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý và những rào cản kìm hãm sự phát triển của họ khi tham gia lao động xã hội.

Ngày nay, vấn đề bính đẳng giới được đề cao, phụ nữ được coi trọng hơn, ngày càng nhiều phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý trên mọi lĩnh vực nghề nghiệp và hoạt động xã hội. Việc lựa chọn đề cử một người phụ nữ giỏi chuyên môn, có khả năng lãnh đạo, được tín nhiệm cao nắm giữ một vị trí lãnh đạo, quản lý là điều hết sức cần thiết ở mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. So với nam giới, phụ nữ có những hạn chế nhất định đó là những rào cản từ gia đính, xã hội. Tuy nhiên xét ở góc độ khả năng của bản thân người phụ nữ: bên cạnh những tố chất thuộc năng lực cá nhân, họ còn có những thế mạnh đó là những tố chất bẩm sinh mà tạo hóa ban phát cho họ - những tố chất cần thiết của người làm công tác lãnh đạo quản lý con người như: sự dịu dàng mềm mại, tính kiên trì nhẫn nại, khả năng bao quát, khả năng tập hợp quần chúng... Chúng ta cần có một cái nhìn tích cực hơn nữa để có tác động hỗ trợ nhằm tăng thêm năng lực về sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo quản lý, phát huy được thế mạnh của họ, nhằm nâng cao chất lượng công việc của người phụ nữ ở mỗi vị trí việc làm xã hội nói chung và phụ nữ làm công tác lãnh đạo quản lý nói riêng.

Hiện nay ở Việt Nam, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trải đều trên mọi lĩnh vực. Sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực công tác lãnh đạo, quản

lý luôn được đánh giá cao. Nhiều nữ lãnh đạo, quản lý năng lực không thua kém gì nam giới. Họ xứng đáng được đối xử công bằng, bính đẳng như nam giới trong công tác bổ nhiệm đề bạt nhân sự lãnh đạo quản lý. Xã hội ngày càng phát triển xu thế ngày càng tiến tới bính đẳng giới, nam nữ đều có quyền được học tập nâng cao trính độ mọi mặt, điều đó dẫn đến trong xã hội, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ngày càng có số lượng lớn, nữ giới có nhiều phẩm chất, kĩ năng lãnh đạo quản lý tốt cần phải được đánh giá cao. Vị thế của phụ nữ ngày càng được đề cao trong mọi công việc xã hội. Những rào cản từ góc độ xã hội và gia đính đã cản trở sự thăng tiến của phụ nữ đã kím hãm đẩy lùi vị thế của họ mà không phải vì do họ thiếu năng lực. Như vậy, giả thuyết 1, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý chiếm tỉ lệ khá cao là giả thuyết đúng.

Nhìn rộng ra thế giới, phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đều gặp nhiều khó khăn hơn so với nam giới trong quá trình phát triển sự nghiệp. Ở nhiều cơ quan, đơn vị, nữ giới tham gia lãnh đạo quản lý có số đông. Tuy nhiên, phần lớn các vị trí chủ chốt hiện nay do nam giới đảm nhiệm (tại HVPNVN là một minh chứng thực tiễn). Khác với nam giới, quá trình làm việc phụ nữ vướng bận bởi nhiều rào cản hơn. Các yếu tố về gia đính, xã hội hàng ngày vẫn đang cản trở bước đường thăng tiến của họ, thậm chí còn tiềm ẩn ngay trong chình con người họ tư tưởng bất bính đẳng giữa nam và nữ về một số khía cạnh xã hội. Chính bản thân họ chưa tự giải phóng cho mính để vượt lên ngang hàng với nam giới khi gánh vác công việc xã hội. Việc phụ nữ thoát ra khỏi những định kiến ngầm định như: phụ nữ phải gắn với công việc tề gia nội trợ, nuôi dạy con cái, phụ nữ không nên nắm giữ các chức vụ cao.v.v.. không phải chỉ cá nhân người phụ nữ cố gắng thay đổi được mà cần phải đồng thời xóa đi định kiến ngầm trong tiềm thức của mỗi thành viên cùng chung sống trong gia đính và xã hội. Thay ví người giải quyết công việc chỉ dành riêng cho phụ nữ bấy lâu nay là nam giới, là mọi người xung quanh sẵn sàng đảm nhận. Họ cùng thấy đó là nhiệm vụ của chính bản thân mình từ trong ý nghĩ và hành vi. Đây là vấn đề mà giải pháp khắc phục hiệu

quả cần được lựa chọn là việc làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục ảnh hưởng. Như vậy, giả thuyết 2, có một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới, đặc biệt là gia đính là đúng

Đối với giả thuyết 3, cần có giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng nữ giới trong lãnh đạo, quản lý về chính sách. Hiện nay, Nhà nước ta đang có những chủ trương, chình sách hỗ trợ phụ nữ trong quá trình làm việc cũng như trong đời sống nhằm giảm thiểu bớt những khó khăn, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tốt hơn khả năng của mình trong mọi hoạt động xã hội. Nhìn

ở góc độ gia đính và xã hội các rào cản đối với phụ nữ đang ngày một cải

thiện tích cực. Xã hội đã có cái nhín thoáng hơn về phụ nữ. Sự phân biệt giữa nam và nữ trong mọi hoạt động xã hội ngày càng được rút ngắn khoảng cách. Phụ nữ tham gia nhiều hoạt động xã hội mà trước đây chỉ dành cho nam giới. Phụ nữ được thăng tiến trong công việc. Phụ nữ có năng lực được cất nhắc bổ nhiệm vào các vị trì lãnh đạo. Trong lãnh đạo quản lý lao động xã hội, những quyết định của người nữ lãnh đạo được cấp dưới quyền chấp thuận thực hiện có hiệu lực như quyết định đưa ra từ nam lãnh đạo. Xu hướng xã hội ngày nay vấn đề chọn người tài, chọn người lãnh đạo quản lý là không phân biệt nam nữ. Nữ giới hoàn toàn có thể trở thành người lãnh đạo quản lý nếu có đủ phẩm chất năng lực cần thiết và được tập thể tín nhiệm.

Không thể khác, phụ nữ luôn luôn được xem là một phần quan trọng của xã hội, việc nâng cao sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý là điều cần thiết để tiến tới một xã hội hoàn thiện hơn. Theo đó, chúng ta cần phải có những hỗ trợ giảm thiểu tối đa những khó khăn của người phụ nữ trong quá trình làm việc ở mọi cương vị xã hội đặc biệt đối với phụ nữ lãnh đạo, quản lý.

Như vậy, đối với giả thuyết được nêu trên đề tài như: Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý chiếm tỉ lệ khá cao; Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới, đặc biệt là vấn đề nhận thức và gia đính; Cần có giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng nữ giới trong lãnh đạo, quản lý về chình sách là đúng.

2. Khuyến nghị

Đối với Nhà nước, tiếp tục nêu cao quan điểm bính đẳng giới trong xã hội, đưa ra các chình sách hỗ trợ người phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ nâng cao trính độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn lãnh đạo quản lý nữ ở mỗi địa phương, đơn vị. Chỉ đạo, tuyên truyền, giám sát thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phụ nữ như: chính sách thai sản, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, việc chăm sóc sức khỏe.v.v.., mọi chế độ phúc lợi xã hội đối với giới nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại học viện phụ nữ việt nam (Trang 135 - 166)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w