7.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý tại Học viện Phụ nữ Việt
Nam diễn ra như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ trong việc
tham gia
vào quá trính lãnh đạo, quản lý?
- Cần phải có giải pháp gí để nâng cao sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý?
7.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý làm tốt công tác đào tạo chuyên môn.
- Yếu tố gia đính ảnh hưởng nhiều đến sự tham gia tham gia lãnh đạo,
- Cần đề xuất giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng nữ giới trong lãnh đạo, quản lý về chính sách. 8. Khung lý thuyết Đặc điểm KT-XH Chuyên môn Tổ chức Đoàn thể, quần chúng Chính sách XH Gia đính Xã hội Bản thân phụ nữ
9. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý
Chương 2: Thực trạng về sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại Học viện Phụ nữ Việt Nam
Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại Học viện Phụ nữ Việt Nam
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
1.1. Các khái niệm công cụ liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm lãnh đạo
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều định nghĩa về lãnh đạo:
Theo trang anklincovey.vn (the ultimate competitive advantage) định nghĩa của các nhân vật có tầm ảnh hưởng trên thế giới về lãnh đạo như sau [42]:
Peter Drucker: "Định nghĩa duy nhất của một nhà lãnh đạo là một người có nhiều cấp dưới đi theo" [42].
Định nghĩa của Drucker đơn giản đến mức nguy hiểm. Đội trưởng mới của một quân đội chỉ huy 200 quân sĩ. Anh ta không bao giờ rời khỏi phòng của mình và không bao giờ nói một lời với bất kỳ ai trong đơn vị mình. Có thể các quân lệnh được đưa ra thông qua một cấp dưới. Theo mặc định, quân đội của anh ta phải "làm theo" mệnh lệnh. Tuy nhiên vị đội trưởng này có thật sự là một "Lãnh đạo”? Chỉ huy có nhưng lãnh đạo thì không. Drucker tất nhiên là một nhà tư tưởng kinh doanh hiện đại xuất sắc, nhưng định nghĩa của ông về người lãnh đạo là quá đơn giản [42].
Warren Bennis: "Lãnh đạo là khả năng biến tầm nhìn thành hiện thực".
Mỗi mùa xuân, chúng ta có một tầm nhìn cho một khu vườn. Và trải qua nhiều giai đoạn và công việc, chúng ta thu hoạch được cà rốt và cà chua. Điều đó trở thành “hiện thực”. Tuy nhiên chúng ta có phải là người lãnh đạo? Không, chúng ta chỉ là một người làm vườn. Định nghĩa của Bennis dường như đã quên mất "những người khác" [42].
Bill Gates: "Vào đầu thế kỷ tới, các nhà lãnh đạo sẽ là người sẽ trao quyền cho những người khác" [42].
Trong định nghĩa này, chúng ta thấy có “những người khác” và trao quyền. Trao quyền là một điều tốt, nhưng với mục đìch gí? Nếu chúng ta trao quyền cho người không phù hợp, họ sẽ không thể phát huy được năng lực và
không thể đóng góp cho tổ chức. Định nghĩa của Gates đã thiếu mục đìch hoặc tầm nhìn.
John Maxwell: "Lãnh đạo là sự ảnh hưởng, không hơn, không kém." Tôi thích sự tối giản, nhưng định nghĩa này lại quá rút gọn. Một tên cướp với vũ khì có "sự ảnh hưởng" đến nạn nhân của mình. Một người quản lý có quyền sa thải các thành viên trong nhóm, điều này mang lại cho anh ta rất nhiều ảnh hưởng. Nhưng liệu ảnh hưởng này có làm cho tên cướp hay người quản lý trở thành một nhà lãnh đạo? Định nghĩa của Maxwell đã bỏ qua nguyên nhân ảnh hưởng [42].
Từ những định nghĩa trên có thể hiểu rằng, lãnh đạo là người đưa ra những đường lối, chủ trương cho tập thể đó, là người gây ra sức ảnh hưởng đến cá nhân, tập thể trong nhóm và dẫn dắt nhóm hướng tới mục tiêu của tổ chức.
Người lãnh đạo phải tập hợp được những cán bộ dưới quyền, tạo điều kiện để họ tham gia tích cực vào mọi hoạt động của tổ chức.Trong một tổ chức người lãnh đạo là người có vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của tổ chức. Vai trò đó được thể hiện trong các nhiệm vụ chính của người lãnh đạo như sau: Xác định phương hướng, mục đìch của cơ quan tổ chức và thiết lập chiến lược hoạt động để đạt được mục đìch. Huy động và sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên để thực hiện mục đìch. Dự báo những thay đổi, quá trình phát triển và vạch ra các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo hợp lý. Xây dựng các quy định, luật lệ và điều kiện làm việc tạo môi trường thuận lợi cho các thành viên trong tổ chức hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng nhu cầu của họ. Xây dựng chế độ động viên khen thưởng kịp thời. Đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ từng giai đoạn cụ thể. Để hoàn thành nhiệm vụ trên đòi hỏi người lãnh đạo cần có trính độ và kỹ năng nhất định trong công tác quản lý lãnh đạo. Người lãnh đạo phải tập hợp được những cán bộ dưới quyền, tạo điều kiện để họ tham gia tích cực vào mọi hoạt động của tổ chức [7].
Như vậy, có thể cho rằng lãnh đạo là những người tạo ra sự phát triển và xác định tương lai cho tổ chức. Những người lãnh đạo tạo ra sự thay đổi của tổ chức thông qua mục tiêu, định hướng của họ. Từ đó, họ thiết lập phương hướng hoạt động, tạo nên động cơ và gây cảm hứng cho con người. Người lãnh đạo còn liên kết các thành viên trong tổ chức và tạo ra văn hoá.
Trong đề tài nghiên cứu này, nghiên cứu tiến hành sự lãnh đạo của phụ nữ trong các tiêu chì: Lập kế hoạch; Truyền đạt ý tưởng; Năng lực đổi mới và sáng tạo; Đưa ra phản hồi kịp thời và cụ thể về hiệu suất công việc, nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm của cấp dưới; Xác định rõ ràng đìch đến của đội ngũ và cách đi đến đó.
1.1.2. Khái niệm quản lý
Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau. Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến sự phong phú về quan niệm.
Theo Luật sư Hoàng Kim Oanh (2021) “Quản lý là gì? Chức năng cơ
bản của quản lý”, công ty Luật Hoàng phi. Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đìch, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường [27].
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa động từ quản lý, theo đó, quản lý gồm hai yếu tố. “Quản” là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định và “Lý” là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định [14].
Như vậy, công tác “quản lý” là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau là “quản” và “lý”[13].
Từ các định nghĩa được nhìn nhận từ nhiều góc độ, chúng ta thấy rằng tất cả các tác giả đều thống nhất về cốt lõi của khái niệm quản lý, đó là trả lời câu
hỏi; Ai quản lý? (Chủ thể quản lý); Quản lý ai? Quản lý cái gì? (Khách thể quản lý); Quản lý như thế nào? (Phương thức quản lý); Quản lý bằng cái gì? (Công cụ quản lý); Quản lý để làm gì? (Mục tiêu quản lý) người quản lý là gì? Người quản lý là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ, người quản lý còn là người là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.
Vai trò của quản lý:
– Quản lý nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí trong tổ chức giữa những người quản lý và người bị quản lý; giữa những người bị quản lý với nhau.
– Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chung và hướng mọi nỗ lực của các đối tượng quản lý vào mục tiêu đó.
– Tổ chức, điều hoà, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân, tổ chức, giảm độ bất định nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
– Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức bằng cách kích thích, động viên; uốn nắn lệch lạc, sai sót nhằm giảm bớt thất thoát, sai lệch trong quá trình quản lý.
– Tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của mọi cá nhân và tổ chức, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả.
Chức năng cơ bản của quản lý?
Một số chức năng quản lý như sau[13]:
Chức năng dự đoán: Dự đoán là phán đoán trước toàn bộ quá trình và các hiện tượng mà trong tương lai có thể xảy ra trong sự phát triển của một hệ thống quản lý. Dự đoán bao gồm cả các yếu tố thuận lợi, khó khăn, cả các yếu tố tác động của môi trường bên ngoài tới hệ thống các yếu tố tác động của chình môi trường bên trong và đưa ra chiến lược quản lý phù hợp.
Chức năng lên kế hoạch: Kế hoạch hoá là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản lý, nhằm xây dựng quyết định về mục tiêu, chương
trính hành động và bước đi cụ thể trong một thời gian nhất định của một hệ thống quản lý.
Chức năng tổ chức: là để xác định vai trò nhiệm vụ hay chức vụ của từng cá nhân, bộ phận.Tổ chức chính là sự kết hợp, liên kết những bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống, hoạt động nhịp nhàng như một cơ thể thống nhất trong đó mỗi bộ phận, mỗi cá nhân đều góp phần công sức vào các mục tiêu chung của hệ thống. Một tổ chức cũng được coi là hiệu quả khi nó được áp dụng để thực hiện các mục tiêu của hệ thống với mức tối thiểu về chi phí cho bộ máy.
Chức năng khìch lệ, động viên: nhằm phát huy khả năng vô tận của con người vào quá trình thực hiện mục tiêu của hệ thống. Chức năng này được đặc biệt áp dụng trong quản lý nhân sự, trong đó cần phải xác định những yếu tố tạo thành động cơ thúc đẩy mọi người đóng góp có kết quả và hiệu quả tới mức có thể được cho hệ thống. Động cơ thúc đấy nói lên các xu hướng, ước mơ, nhu cầu, nguyện vọng và những thôi thúc đối với con người.
Chức năng điều chỉnh: là nhằm sửa chữa các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động của hệ thống để duy trì các mối quan hệ bính thường giữa bộ phận điều khiển và bộ phận chấp hành; giữa bộ máy quản lý với hoạt động của hàng trăm, hàng nghín người sao cho nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Trong hệ thống khi có bất cập nào đó thí cần phải được điều chỉnh ngay lập tức để ổn định lại hệ thống.
Chức năng kiểm tra là để đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống, bao gồm cả việc đo lường các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động, là một chức năng có liên quan đến mọi cấp quản lý căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch đã định. Kế hoạch hướng dẫn việc sử dụng các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu, còn kiểm tra xác định xem chúng hoạt động có phù hợp với mục tiêu và kế hoạch hay không.
Chức năng đánh giá và hoạch toán là nhằm cung cấp cho cơ quan quản lý các thông tin cần thiết để đánh giá đúng tính hính của đối tượng quản lý và dự kiến quyết định bước phát triển mới.
Tóm lại, quản lý thường do cán bộ quản lý thực hiện theo từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Mỗi lĩnh vực quản lý đòi hỏi các yêu cầu đặc thù về phương pháp, cách thức, quy trính, nguyên tắc, phương tiện, nguồn lực quản lý riêng [7]
Quản lý là giữ cho hệ thống tổ chức hoạt động trơn tru, dự báo và ra lệnh cho nhân sự cấp dưới hoạt động theo đúng quy trính đã được định ra. Lập kế hoạch và dự trù ngân sách, kiểm soát và giải quyết vấn đề. Tổ chức và bố trì nhân sự phù hợp với mục tiêu đề ra. Dẫn dắt nhân sự hòa nhập vào văn hóa của tổ chức.
Trong đề tài này, sự quản lý của phụ nữ được thể hiện qua những tiêu chí: Khai phá khả năng của mỗi người trong khoa để nâng cao hiệu quả, giải quyết vấn đề, và sắp xếp công việc hợp lí; Liên kết mọi người để hoàn thành các mục tiêu; Thu thập các thông tin từ cấp dưới, phổ biến các thông tin của cấp trên; Đưa ra các quyết định, chịu trách nhiệm về những quyết định đó trước cấp trên và các cộng sự, nhân viên.
1.1.3. Khái niệm tham gia
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tham gia là góp phần của mình vào một hoạt động chung nào đó” [14].
Tuy nhiên, sự tham gia xã hội và sự tham gia kinh tế không phải lúc nào cũng liên hệ với nhau một cách tích cực. Trong một vài trường hợp, sự tham gia kinh tế đi kèm với chi phí bỏ ra trong các hoạt động tham gia xã hội. Theo Hough và cộng sự, khi những tình nguyện viên chuyển sang làm việc được trả công do kỹ năng của họ được nâng cao thì có thể làm giảm số lượng người sẵn sàng cho công việc tình nguyện không được trả lương. Đối với các gia đính có con nhỏ còn phụ thuộc và những người có trách nhiệm chăm sóc người khác thì sự căng thẳng giữa việc tham gia xã hội và kinh tế lại càng rõ ràng trong vấn đề cân bằng giữa công việc và gia đính [43]. (Hough, Kaye Stevens and Gary (2008), Economic and Social Participation, RMIT University Circle.)
Piskur và cộng sự cho rằng, sự tham gia xã hội được đề cập trong ba cách: (1) sự tham gia của người tiêu dùng (consumer participation), trong đó bao gồm quyền tự quyết định tham gia của họ trong xã hội; (2) hoạt động xã hội, khái niệm này giới hạn sự tham gia xã hội đối với sự tương tác giữa con người với môi trường trong những hoạt động xã hội với người khác; (3) mức độ tham gia trong xã hội, trong đó nhấn mạnh rằng sự tham gia xã hội có thể là cả một mục tiêu và một kết quả chủ quan trên một chuỗi hành động liên tục từ tương đối thụ động đến rất tích cực[41].
Tổng hợp nhiều định nghĩa của các tác giả trong nước cũng như trên thế giới về sự tham gia xã hội, có thể nhận thấy rằng, tùy thuộc vào cách tiếp cận từng lĩnh vực nghiên cứu, sự tham gia xã hội sẽ có các chỉ báo ở mức độ cụ thể và chi tiết hơn, phù hợp hơn với đặc điểm và nhu cầu của từng cá nhân, nhóm.
Như vậy, có thể nói tham gia là một phạm vi rất lớn. Theo đó, tham gia được hiểu như là góp phần của người tham gia vào một hoạt động nào đó trên nhiều lĩnh vực.
Đề tài này sẽ tiến hành nghiên cứu sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý trong các lĩnh vực: Chuyên môn, đào tạo; Nghiên cứu khoa học; Tổ chức đoàn thể, quần chúng để làm rõ hơn về sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại HVPNVN.
1.1.4. Khái niệm lãnh đạo, quản lý
Trong đời sống xã hội, tồn tại đồng thời hai khái niệm Quản lý và Lãnh đạo. Có không ìt người và một số nhà nghiên cứu đã đồng nhất hai khái niệm này với nhau. Ví họ cho rằng, nội hàm của hai khái niệm này giống nhau và khó phân biệt rạch ròi ranh giới của chúng. Có một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, không nên tách chúng thành hai khái niệm riêng biệt mà nên xếp chúng bên cạnh nhau, dường như thành một khái niệm lãnh đạo, quản lý. Vấn đề cần được đây là hai khái niệm khác nhau song chúng lại có những điểm giống