ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu - Các TCKT - Cá nhân - Các TCTD Tổng vốn huy động
(Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV Tràng An qua các năm 2016-2020)
Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng, nguồn huy động từ khu vực dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khu vực tổ chức kinh tế.
Từ năm 2016 đến 2020, tỷ trọng nguồn huy động từ khu vực cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy đồng. Vốn huy động từ các cá nhân trong năm 2016 là 343 tỷ đồng, chiếm 62,94% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Sang năm 2017, huy động vốn của cá nhân tăng lên 402 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 17,20% so với năm 2016 và chiếm 61,66%tổng nguồn vốn huy động. Qua năm 2018 có sự bùng nổ mạnh mẽ của hoạt động huy động vốn cá nhân, khi tổng huy động vốn từ cá nhân tại chi nhánh là 570 tỷ đồng, tăng 168 tỷ đồng so với năm 2017 tương ứng với mức tăng 41,79% và đã nâng cao tỷ trọng huy động cá nhân tại chi nhánh lên mức 70,89%.
Trong 2 năm 2019 và 2020, huy động vốn từ khu vực cá nhân lần lượt là 677 tỷ đồng và 807 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng huy động cá nhân vẫn ổn định sấp xỉ gần 20% và chiếm tỷ trọng lần lượt là 70,23% và 73,73% trong tổng vốn huy động. Đây là kết quả của việc áp dụng mạnh mẽ các hoạt động marketing
46
nhằm tạo hình ảnh tốt, giới thiệu rộng rãi các sản phẩm dịch vụ tiết kiệm của ngân hàng đến với các tầng lớp dân cư.
Tiền gửi từ dân cư đa phần là tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn tuy không ẩn chứa nhiều rủi ro nhưng tính ổn định của nguồn vốn huy động không cao. Ngân hàng cần có biện pháp phòng tránh những rủi ro xảy đến đối với nhóm đối tượng trên.
Tuy nhiên, tiền gửi của TCKT tại chi nhánh có tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2016, tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 136 tỷ đồng, chiếm 24,95% trong tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2017, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng thêm 29 tỷ đồng đạt 165 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng là 25,31%. Nhưng qua năm 2018 có sự sút giảm mạnh về tiền gửi các tổ chức kinh tế khi tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế giảm xuống còn 140 tỷ đồng và chỉ chiếm 17,41% tổng nguồn vốn huy động. Trong năm 2019, nguồn vốn huy động được từ các tổ chức tín dụng có sự gia tăng trở lại , nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế là 202 tỷ đồng tuy tốc độ tăng trưởng cao đạt 44,29% nhưng tỷ trọng trong cơ cấu tổng vốn huy động vẫn chỉ ở mức xấp xỉ 21%.
Năm 2020, nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế là 216 tỷ đồng, chiếm 19,74% trong cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh. Việc tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm xuống như vậy là do doanh nghiệp gặp khó khăn về vấn đề tài chính khi nền kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Tuy đã đưa ra những chính sách ưu đãi và các sản phẩm tiết kiệm phù hợp với từng đối tượng, nhưng sự gia tăng tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn của các tổ chức kinh tế vẫn chưa được cải thiện. Do đó, ngân hàng cần tập trung nhiều hơn nhằm huy động tối đa nguồn tài chính từ các doanh nghiệp địa phương.
Đối với các khoản tiền gửi khác như tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tiền gửi kho bạc, tiền gửi khác. Trong 5 năm 2016 – 2020 thì cũng có biến động nhưng không đáng kể trên tổng nguồn vốn huy động vì tỷ trọng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng trong cơ cấu tổng nguồn vốn luôn ở mức thấp (khoảng 10%)
Qua những đánh giá trên có thể nhận xét, công tác huy động vốn tại chi nhánh BIDV Tràng An qua 5 năm được thực hiện khá tốt khi tổng nguồn vốn
huy động tăng qua các năm điều đó đảm bảo nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Trong các hoạt động tín dụng của NHTM thì hoạt động tín dụng cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Do vậy, BIDV Tràng An luôn quan tâm và chú trọng mở rộng hoạt động tín dụng cho vay tại chi nhánh. Để mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ tại chi nhánh đã chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng luôn quan tâm duy trì và củng cố lượng khách hàng truyền thống. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng các sản phẩm tín dụng của chi nhánh đã tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng cùng kinh doanh có hiệu quả. BIDV Tràng An đã đạt được một số những thành quả đáng khích lệ sau:
1000 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0
Hình 2.3. Tình hình dư nợ của BIDV Tràng An giai đoạn 2016 – 2020
(Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV Tràng An qua các năm 2016-2020)
Qua 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020, dư nợ hàng năm của ngân hàng
tăng lên từ 453 tỷ đồng lên 949 tỷ đồng. Năm 2017 dư nợ đạt 551 tỷ đồng, tăng 98 tỷ đồng so với năm 2016 với mức tăng là 21,63%. Đến năm 2018, tốc độ tăng
trưởng dư nợ đạt mức 25,04% ứng với mức tăng tương ứng là 138 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng ở mức 689 tỷ đồng. Năm 2019, tổng dư nợ là 834 tỷ đồng, tăng 145 tỷ đồng so với năm 2018, tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt 21,05% so với năm 2018. Năm 2020, dư nợ tăng thêm 115 tỷ động, tổng dư nợ đạt 949 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 13,79%. Đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Cơ cấu dư nợ của chi nhánh theo đối tượng khách hàng như sau: