9. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát tình hình truyền thông về đề tài trẻ e mở thành phố Thanh
2.1.1. Thực trạng tình hình truyền thông về đề tài trẻ e mở thành phố Thanh
HÓA HIỆN NAY
2.1. Khái quát tình hình truyền thông về đề tài trẻ em ở thành phốThanh Hóa hiện nay Thanh Hóa hiện nay
2.1.1. Thực trạng tình hình truyền thông về đề tài trẻ em ở thành phố phố
Thanh Hóa
Về tình hình chung, trong thời gian qua, góp phần vào sự phát triển của tỉnh Thanh Hoá nói chung, thành phố Thanh Hóa nói riêng, các cơ quan báo chí, truyền thông đã và đang thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, công tác lãnh đạo, điều hành trên toàn thành phố, thực hiện tốt quyền thông tin và được thông tin của người dân; phát hiện, đề xuất xây dựng, hoàn thiện các quy định về pháp luật và chính sách phát triển kinh tế - xã hội; nêu gương người tốt, việc tốt, gương điển hình tiên tiến, đồng thời tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội và các hiện tượng tiêu cực khác; tích cực tuyên truyền, quảng bá tiềm năng và lợi thế của Thanh Hóa đến bạn bè trong và ngoài nước. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã làm được và làm tốt, thì thực tế là nhiều lĩnh vực vẫn chưa có nhiều thể hiện đúng với vai trò của truyền thông đại chúng cả về chất và lượng. Trong đó về tình hình truyền thông về đề tài trẻ em ở thành phố Thanh Hóa hiện nay rất đáng lo ngại khi vẫn còn quá ít các sản phẩm xứng tầm, xứng về chất lượng, chưa làm thỏa mãn được nhu cầu góp phần thực hiện một cách tối ưu nhất về quyền trẻ em.
Xuất xứ chính của các sản phẩm truyền thông về trẻ em hiện nay phần lớn là do các cơ quan truyền thông đại chúng trong tỉnh tự thực hiện. Truyền thông đại chúng thành phố Thanh Hóa chú ý nhiều đến sự kiện, vụ việc bề nổi về chủ đề trẻ em, ít có những bài viết thực tế, chủ yếu là các tin ngắn. Theo quan sát của tác giả, từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2021, các sản phẩm truyền
thông về trẻ em thành phố Thanh Hóa cả trên báo in và điện tử do các phóng viên, cộng tác viên thực hiện cực kì hiếm với số lượng rất ít các tác phẩm với khoảng dưới 10 tác phẩm, hầu hết là về các đề tài như giáo dục, thông báo ngoài ra trên đây không có những sản phẩm truyền thông dành cho trẻ em cũng như không có chuyên mục nào dành riêng cho trẻ em, nội dung hoàn toàn không tiếp cận đến đối tượng công chúng là trẻ em. Đài truyền thanh và truyền hình cấp thành phố thường xuyên lấy sản phẩm truyền thông từ các báo chung của tỉnh cũng như sản phẩm từ Đài phát thanh và truyền hình chung của tỉnh là chính. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa (TTV) mua bản quyền các chương trình về trẻ em nhiều nhất trong các phương tiện truyền thông của tỉnh Thanh Hóa, phục vụ truyền thông chung về các đề tài trẻ em cho toàn tỉnh chứ không riêng gì thành phố, hàng thàng thì các tác phẩm về đề tài trẻ em có 250 sản phẩm chỉ chiếm 1,0384 % trong tổng số 24074 tổng sản phẩm (số lượng theo dõi trên trang thông tin điện tử chính thức của TTV) số lượng sản phẩm dành riêng cho trẻ em chỉ có 14 tác phẩm, chiếm 0.0582 %, đây là một con số đáng báo động, có thể thấy rõ rằng trẻ em với tư cách là độc giả, và là đối tượng phản ánh đều chưa được các cơ quan truyền thông báo chí quan tâm đúng mức như trách nhiệm của một cơ quan truyền thông đại chúng với việc thực hiện quyền trẻ em.
Các sản phẩm, tiết mục truyền thông về đề tài trẻ em xuất hiện không đều đặn trên Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, trung bình khoảng hai đến ba chương trình một tuần. Theo quan sát của tác giả, trên truyền thanh cấp thành phố, các tin bài về trẻ em phát song rất không thường xuyên, rất khó để bắt gặp một tin đề tài về trẻ em, thường là những tin bề nổi như tấm gương học tốt, vượt khó, thông tin tựu trường… các sản phẩm dành riêng cho trẻ em như kể chuyện hoặc nhạc thiếu nhi thì hoàn toàn vắng bóng. Các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em thường đứng sau các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, thể thao. Nếu được ở chương trình thời sự, đó là những vấn đề bức xúc như việc học tập, tấm gương tốt xấu, sân chơi cho trẻ em…
thu hút công chúng, còn lại những gì liên quan đến trẻ em đều được đưa vào các chuyên trang/chuyên mục giáo dục, thanh niên, văn hóa... Phần lớn các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em được phát sóng trên Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa không phải vào những khung giờ vàng, đây chỉ là những chương trình lồng vào khung phát song theo kiểu “lấp vào chỗ trống”, tuy vậy vẫn thuận tiện cho công chúng và đặc biệt là công chúng như trẻ em theo dõi. Ví dụ, từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2021, chương trình Thiếu nhi: “Thiếu nhi: dạy trẻ em tập nhảy” vào lúc 15 giờ 41 ngày 27 tháng 6 trên TTV, cũng là chương trình đó tập tiếp theo, “Thiếu nhi: Những chú ong chăm chỉ” được phát song vào 11 giờ 39 ngày 14 tháng 7, tập tiếp theo là tập: “Thiếu nhi: Mùa hè vùng cao” được phát song vào 15 giờ 58 ngày 14 tháng 7. Chương trình về trẻ em được phát lại nhiều lần và được phát trên trang tin điện tử của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa. Nhưng cũng có chương trình phát sóng vào khung giờ vàng thu hút đông công chúng theo dõi như “Cuộc thi tìm kiếm tài năng: Hoa Phượng Đỏ - tỉnh Thanh Hóa” hay được chiếu vào 20 giờ tối chủ nhật hàng tuần nhưng thường thì một năm chỉ có một tháng chương trình này diễn ra.
Nắm bắt được xu thế của thời đại, tiến lên tới hiện đại, truyền thông đại chúng thành phố cũng đã và đang được kết nối chặt chẽ với mạng xã hội, đây là điều đã được triển khai và phát triển từ nhiều năm nay, các trang thông tin, truyền thông được có mặt trên những trang mạng xã hội có đông đảo công chúng cũng đang sử dụng như Facebook, Youtube,… từ đó làm những thông tin về công tác thực hiện quyền trẻ em của thành phố được lan truyền nhanh chóng, công chúng cũng dễ dàng tiếp cận và tương tác hơn.