Tác động của sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 94 - 106)

9. Kết cấu của luận văn

3.1. Các yếu tố tác động đến vai trò của truyền thông đại chúng thành

3.1.1. Tác động của sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương

Như đã phân tích ở trên, thành phố Thanh Hóa là một địa điểm có vị trí đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.

Đây là nơi giữ vai trò, vị trí trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật và quốc phòng – an ninh của tỉnh Thanh Hóa, là cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với Bắc Trung Bộ, là đầu mối giao lưu của tỉnh Thanh Hóa với cả nước.

Cùng với thành phố Huế và thành phố Vinh, thành phố Thanh Hóa là một trong ba đô thị lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ và là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích và dân số lớn nhất cả nước. Đây là nơi hội tụ những giá trị truyền thống tốt đẹp, tinh thần dân tộc và ý chí cách mạng của người Thanh Hóa với bề dày 216 năm xây dựng và phát triển Đô thị tỉnh lỵ (1804 – 2020).

Có thể thấy, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII các nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, XVIII, đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đi liền với công tác quy hoạch, thành phố Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối các khu vực, cũng như các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh nói riêng và ngoài tỉnh nói chung. Giai đoạn 2016 – 2020, thành phố Thanh Hóa đã đầu tư, nâng cấp hơn 154 km đường giao thông, 239 km cống, rãnh thoát nước, hạ ngầm 81 km đường điện chiếu sáng, lắp đặt 165 trạm biến áp và 119,5 km

đường dây điện. Bên cạnh đó, thành phố còn quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt cho năm xã gồm: Quảng Đông, Quảng Cát, Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân. Sự đổi thay của thành phố Thanh Hóa còn được thể hiện rõ khi nhiều tuyến đường lớn được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng như các đường vành đai phía Tây, Đông - Tây, Voi - Sầm Sơn, nâng cấp Quốc lộ 1A, Quốc lộ 47 đoạn qua thành phố. Nổi bật hơn cả và tạo nên vẻ đẹp, điểm nhấn về kiến trúc của bộ mặt đô thị thành phố phải kể đến Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Thanh Hóa và các Shophouse khu dân cư phường Điện Biên, Dự án Vinhome Star City Thanh Hóa, khu đô thị Đông Hải, khu đô thị núi Long, Trung tâm hành chính thành phố. Khoảng 4 năm về trước, dọc Đại lộ Nguyễn Hoàng và Đại lộ Nam sông Mã là những cánh đồng. Giờ đây, với dòng vốn đầu tư của các tập đoàn các khu đô thị Vinhomes Star City Thanh Hóa, Eurowindow Garden City, Đông Hải với quần thể công trình mang kiến trúc hiện đại, mang phong cách châu Âu không chỉ tô điểm cho diện mạo của thành phố Thanh Hóa, mà còn trở thành nơi “đáng sống” của người dân xứ Thanh. Thành phố Thanh Hóa đang thay da đổi thịt từng ngày. Điều đó không chỉ thể hiện ở diện mạo đô thị mà khu vực ngoại thành cũng có nhiều đổi thay toàn diện.

Vận dụng những cách làm sáng tạo, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, thành phố Thanh Hóa đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới sớm trước 1 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra. Đáng kể nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ. Cùng với phát triển kinh tế, Đảng bộ thành phố luôn chăm lo đến các lĩnh vực văn hóa – xã hội.

Nhiều chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục, thể thao thành tích cao tiếp tục dẫn đầu cả tỉnh. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm, đặc biệt là trong công tác phòng chống đại dịch COVID-19 vừa qua, thành phố đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh, góp phần

quan trọng để Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung bước đầu kiểm soát và khống chế thành công đại dịch hết sức nguy hiểm này. An sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo ở mức thấp, chỉ còn 0,13%. Cuộc vận động “Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện” được tập trung chỉ đạo; nếp sống văn minh đô thị có chuyển biến tích cực. Chính trị – xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, sự phối hợp với các ban, sở, ngành trong tỉnh ngày càng hiệu quả; sự liên kết, hợp tác với các địa phương, các đô thị trong và ngoài nước được mở rộng; vai trò, vị thế, uy tín của thành phố ngày càng được nâng cao. Khoảng cách thu nhập giữa người dân khu vực ngoại thành và nội thành đã rút ngắn lại. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của các xã ngoại thành đạt 43,6 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã sau khi về đích nông thôn mới giảm xuống dưới 5% [13]. Đây thực sự là những “quả ngọt” mà thành phố Thanh Hóa gặt hái được trong xây dựng nông thôn mới.

Có thể khẳng định rằng, chưa bao giờ thành phố Thanh Hóa có được tiềm lực và vị thế như ngày nay. Đời sống của người dân thành phố Thanh Hóa càng ngày càng được nâng cao, hạ tầng cơ sở, kĩ thuật càng ngày càng được cải thiện, việc hưởng thụ văn hoá, tiếp cận truyền thông đại chúng của người dân trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, người dân được sử dụng mạng internet kết nối vạn vật, điện thoại thông minh, máy vi tính, được đọc báo cả in và điện tử, xem truyền hình, nghe đài.

Trẻ em chính là đối tượng gián tiếp được thừa hưởng những thành tựu về sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Trẻ em trong các gia đình được nhà nước quan tâm hỗ trợ trong việc sinh hoạt, học hành, vui chơi giải trí, tiếp cận thông tin, được chăm sóc sức khoẻ và hỗ trợ mua bảo hiểm xã hội… Càng thấy rõ hơn trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 căng thẳng trên cả nước nói chung, địa bàn thành phố Thanh Hóa nói riêng, hầu hết các trường học phải đóng cửa, tuy nhiên đa phần trẻ em vẫn được đào tạo dạy và học qua hình thức trực tuyến (Online), trẻ em

vẫn được cung cấp đầy đủ phương tiện để có thể tham gia học tập, sử dụng máy tính điện tử, điện thoại thông minh - những vật dụng mà chỉ cách đây mười, hai mươi năm, số lượng người sở hữu được chỉ đếm trên đầu ngón tay, và được kết nối trực tiếp, nhanh chóng với mạng viễn thông 4G bao phủ khắp nơi.

Trẻ em được trực tiếp hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ dân trí được nâng cao nên nhận thức về quyền trẻ em và trách nhiệm thực hiện quyền đã tốt hơn trước rất nhiều. Trình độ dân trí dần được nâng cao, kinh tế - xã hội tiến triển có tác động không nhỏ đến việc thực hiện quyền trẻ em và các hoạt động truyền thông đại chúng về công tác thực hiện quyền trẻ em. Các phong tục tập quán lạc hậu, thói quen sinh hoạt không khoa học ảnh hưởng không tốt tới trẻ em được nhìn nhận lại và xóa bỏ.

Đây vừa là cơ hội và cũng là thách thức đặt ra cho đội ngũ những người làm công tác thực hiện quyền trẻ em của thành phố, cũng như đội ngũ những người làm truyền thông phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi thực hiện quyền trẻ em trên nhiều phương tiện chứ không chỉ gói gọi trên báo hay truyền hình truyền thanh, đưa phương tiện truyền thông đại chúng tại thành phố trở thành kênh thông tin về quyền trẻ em duy nhất và chủ yếu nhất đến với công chúng thành phố thanh Hóa.

3.1.2. Tác động của chính sách, pháp luật về truyền thông đại chúng và quyền trẻ em ở thành phố Thanh Hóa

Với mục đích nhằm cụ thể hóa các chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung, và của thành phố Thanh Hóa nói riêng. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng với UBND thành phố Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo sát sao cũng như có những hành động thực tế.

Ngày 25 tháng 5 năm 2016, UBND tỉnh Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 -2020. Ngày 27/6/2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-UBND về việc

tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em trên địa bàn.

Ngày 16/9/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công văn số 12871/UBND-VX về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống tình trạng trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi bị lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc lang thang xin ăn, bán hàng rong. Tổ chức các lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em hàng năm.

Sáng ngày 11/06/2021, đồng chí Phạm Thị Việt Nga – Ủy viên ban thường trực Thành ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Thanh Hóa cùng đại diện các đồng chí trong HĐND, UBND, phòng, ban, đoàn thể thành phố đã đến thăm, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhân Tháng hành động vì trẻ em năm 2021. Ban hành một số thủ tục hành chính áp dụng tại Ủy ban nhân dân thành phố (phòng Lao động thương binh - xã hội) thuộc lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc quyền trẻ em trên địa bàn thành phố có thể kể đến như “Áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em (cấp huyện)” (mã số: T-THA-289263-TT), chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội do UBND cấp huyện quản lý (mã số: T-THA-289272-TT). Mở lớp tập huấn tuyên truyền phòng chống tai nạn đuối nước cho thanh thiếu nhi trên địa bàn phường. Lớn tập huấn diễn ra khá sôi nổi, tạo không khí hào hứng, thu hút đông đảo các em học sinh tham gia. Chỉ đạo giám sát việc thực hiện Công văn số 7020/BYT-MT ngày 25/8/2021 về việc cách ly phòng, chống dịch Covid – 19 đối với trẻ em, trên địa bàn thành phố. Cùng với đó, sở Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan truyền thông đại chúng trên địa bàn thành phố tuyên truyền theo các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các hoạt động lớn liên quan đến trẻ em như kỷ niệm ngày quốc tế thiếu nhi, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường hay tháng hành động vì trẻ em. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình còn sơ sài. Các sai phạm liên quan đến việc đưa tin về trẻ em trên truyền thông đại chúng thành

phố Thanh Hóa hầu như chưa bao giờ bị kiểm tra, xử lý. Đó là một trong những lý do làm cho hoạt động truyền thông về công tác thực hiện quyền trẻ em chất lượng chưa cao. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu Tỉnh ủy các văn bản chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, trong đó có tuyên truyền trên truyền thông đại chúng địa phương, nhưng kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện chủ yếu nhằm vào các đợt sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết. Không có kế hoạch, hướng dẫn, chiến lược truyền thông về trẻ em một cách cụ thể, chi tiết như những vấn đề khác như chính trị, an ninh, kinh tế...

Hoạt động tuyên truyền đã được lãnh đạo ban ngành thành phố chỉ đạo lồng ghép trong các văn bản chỉ đạo, nhưng theo quan sát thì lại chưa có văn bản hay kế hoạch riêng công tác tuyên truyền về quyền trẻ em. Các văn bản đều chỉ đạo các cơ quan truyền thông đại chúng tập trung vào các nhiệm vụ chính: tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em; chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; phê phán hành vi vi phạm quyền trẻ em. Nghĩa là các chính sách chỉ đạo đã đề cập không đầy đủ các vai trò của truyền thông đại chúng trong công tác thực hiện quyền trẻ em, cũng thiếu cách tiếp cận quyền trẻ em.

Việc kiểm tra, giám sát và tổng kết, đánh giá là có, nhưng còn sơ sài, qua loa, chưa quy định cơ chế xử phạt khi cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên không thực hiện tốt chính sách, làm ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm lý của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, phần nào làm sao nhãng công tác tuyên truyền về quyền trẻ em trên truyền thông đại chúng tại thành phố.

Trong bối cảnh khó khăn chung do đại dịch Covid, công tác thực hiện quyền trẻ em còn nhiều khó khăn, sự quan tâm của thành phố cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em dù chưa đáp ứng tốt được yêu cầu của công tác này, nhưng đã quan tâm hơn rất nhiều so với hoạt động báo chí truyền thông qua những hành động thực tiễn. Các hoạt động chỉ đạo xử lý vụ

việc nổi cộm về trẻ em trên báo chí rất hạn chế. Với những vấn đề thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức còn bỏ ngỏ như vấn đề trẻ em khát sân chơi lành mạnh, trẻ em bỏ học, trẻ em bị xâm hại, cộng với việc như đã phân tích ở trên, việc đưa tin về trẻ em trên truyền thông đại chúng Thanh Hóa chưa bao giờ bị kiểm tra, xử lý. Đó cũng là một lý do làm cho hoạt động truyền thông về quyền trẻ em ở địa phương chất lượng chưa cao.

Tóm lại, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là điều kiện thuận lợi để truyền thông đại chúng thực hiện công tác tuyên truyền về quyền trẻ em. Trong khi đó, sự quan tâm dành cho báo chí truyền thông còn khiêm tốn so với yêu cầu công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của thành phố, trong đó có việc thực hiện quyền trẻ em.

3.1.3. Tác động của các cơ quan truyền thông và các hoạt động truyền thông

Mục đích và cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan truyền thông đại chúng ảnh hưởng lớn đến hoạt động truyền thông về quyền trẻ em. Nằm trong địa phận thành phố Thanh Hóa có báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và chính quyền tỉnh cũng như thành phố nên các phóng viên, biên tập viên phần lớn sinh hoạt tại Hội Nhà báo tỉnh địa chỉ tại phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa bao gồm 14 phòng/tổ chuyên môn: Phòng Thời sự chính trị; Phòng Chuyên đề, chuyên mục; Phòng Biên tập chương trình; Phòng Phát thanh; Phòng Văn nghệ - Thể thao; Phòng Bạn nghe đài – bạn xem truyền hình; Phòng Khai thác chương trình; Phòng Tiếng dân tộc; Phòng Kỹ thuật sản xuất chương trình; Phòng Kỹ thuật phát sóng - truyền dẫn; Phòng Kế hoạch - Tài vụ; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Thông tin quảng cáo; Tổ quay phim, Ngoài ra còn có 3 đơn vị trực thuộc gồm: Trung tâm Dịch vụ Phát thanh Truyền hình và tổ chức sự kiện; Trung tâm Triển lãm

- Hội chợ - Quảng cáo; Trường Trung cấp nghề Phát thanh Truyền hình. Điều

kiện tác nghiệp rất thuận lợi hơn về máy móc thiết bị, phương tiện đi lại, thiết bị phát sóng, thời lượng phát sóng, dung lượng và số lượng sản phẩm truyền thông... Đài có ưu thế rất lớn về thời lượng phát sóng truyền hình và ưu thế về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông đại chúng với công tác thực hiện quyền trẻ em ở thành phố thanh hóa hiện nay (Trang 94 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w