Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Đặc điểm, tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức cấp xã

1.3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức cấp xã

1.3.2.1. Thể lực

Tất cả công chức cấp xã đều phải có sức khỏe dù làm công việc gì, ở đâu. Sức khỏe là nền tảng quan trọng cho mọi hoạt động. Sức khỏe của công chức cấp xã là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng đội ngũ công chức cấp xã. Sức khỏe có tác động đến chất lượng lao động cả hiện tại và tương lai. Người lao động nói chung, công chức cấp xã nói riêng có sức khỏe tốt sẽ đem lại năng suất lao động cao hơn bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung công việc.

Sức khỏe của con người chịu tác động của nhiều yếu tố như: yếu tố về thu nhập, mức sống, chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế, tuổi tác, thời gian công tác, giới tính…

Đặt trên góc độ đánh giá thể lực thì yếu tố sức khỏe được xem xét bởi một số chỉ tiêu sau: Chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể BMI và các chỉ số

về bệnh tật như: tình trạng huyết áp, sự ảnh hưởng của các căn bệnh mãn tính như cận thị, viễn thị, tiểu đường, bệnh viêm gan B... Chiều cao, cân nặng luôn là những chỉ tiêu ban đầu để đánh giá về thể lực và qua đó cho biết một phần nào đó về khả năng lao động.

Yêu cầu về sức khỏe của công chức cấp xã không chỉ là tiêu chuẩn bắt buộc khi tuyển dụng công chức mà còn là yêu cầu được duy trì trong cả cuộc đời công vụ của công chức. Trước khi tham gia vào nên công vụ, họ phải đảm bảo đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, công vụ mới được dự tuyển công chức. Trong quá trình công tác, họ phải có đủ sức khỏe để duy trì thực hiện nhiệm vụ, công vụ liên tục với áp lực cao. Và cuối cùng thể lực được đánh giá rõ nhất qua hiệu quả công việc mang lại, nó tác động đến chất lượng của công việc qua hiệu quả hoạt động công việc.

- Theo quy định tại Quyết định số 1266/QĐ-BYT ngày 21 tháng 3 năm 2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển khám định kỳ” cho người lao động, thì sức khỏe của người lao động được phân thành 05 loại sau đây:

+ Loại A: Khỏe mạnh, không có bệnh, hoặc có mắc một số bệnh thông thường nhưng không ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 60.

+ Loại B1: Đủ sức khỏe công tác, mắc một hay một số bệnh mãn tính cần phải theo dõi, điều trị nhưng không hoặc ít ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 70.

+ Loại B2: Đủ sức khỏe công tác, mắc một số bệnh mạn tính cần phải theo dõi, điều trị thường xuyên nhưng đang trong thời kỳ ổn định, ít ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt, sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 80.

+ Loại C: Không đủ sức khỏe công tác tại thời điểm khám sức khỏe, mắc một số bệnh mạn tính nặng, bệnh đã có các biến chứng, phải nghỉ việc để điều trị bệnh từ 01 đến 03 tháng.

đoạn cuối, biến chứng nặng, khó hồi phục, sức khỏe sút kém, phải nghỉ hẳn để chữa bệnh và phục hồi chức năng [6].

Như vậy, loại A, B1 là những người có sức khỏe tốt, đảm bảo các chỉ tiêu về cân nặng chiều cao và các chỉ tiêu nhân trắc học khác, không mắc bệnh mãn tính và bệnh nghề nghiệp nào. Loại B2, là những người đạt các chỉ tiêu chung ở mức thấp hơn so với loại A và loại B1, có mắc một số bệnh tật nhưng vẫn đủ sức khỏe để làm việc (tuy nhiên cũng hạn chế ở một số nghề, công việc có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm). Loại C, D: là những người có nhiều chỉ tiêu sức khỏe không đạt, gặp khó khăn và yếu về thể lực, mắc các bệnh mãn tính và kể cả bệnh nghề nghiệp. Nếu người lao động được phân loại sức khỏe loại C, D sẽ không đảm bảo khả năng làm việc, lao động cũng như đảm bảo việc hoàn thành nhiệm vụ được giao [6].

- Ngoài ra, thể lực còn đánh giá qua tỷ lệ giới tính, tỷ lệ độ tuổi của đội ngũ công chức cấp xã, thời gian làm việc (tỷ lệ nghỉ phép vì lý do sức khỏe), cường độ làm việc của đội ngũ công chức cấp xã.

1.3.2.2. Trí lực

Trí lực là năng lực trí tuệ, tinh thần, là trình độ phát triển trí tuệ, là học vấn, chuyên môn kỹ thuật, là kỹ năng nghiệp vụ, tay nghề. Nó quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người, nó càng có vai trò quyết định trong phát triển nguồn lực con người đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay. Hay nói cách khác, trí lực còn có nghĩa biểu thị kiến thức về nhiều mặt liên quan đến hoạt động quản lý, chuyên môn, vừa tổng hợp, vừa chuyên sâu.

Trí lực thể hiện qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý hành chính nhà nước, ngoại ngữ, tin học của đội ngũ cán bộ cơ sở. Đội ngũ công chức cấp xã trước tiên phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ của ngành làm việc, phải am hiểu về nghề, thực hiện đúng và đầy đủ những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân.

hiệu quả nhiệm vụ được phân công. Biết phát huy năng lực, sở trường công tác, có sáng kiến trong đề xuất chính sách, chủ trương công tác và nghiệp vụ chuyên môn.

Có cái nhìn tổng quát, năng lực trí tuệ trong việc tiếp nhận thông tin, khả năng tư duy, linh hoạt, sáng tạo để khái quát, phán đoán và xử lý tình huống có hiệu quả, thể hiện tính quyết đoán trong giải quyết công việc, không máy móc, nguyên tắc, cứng nhắc.

Để nâng cao trí lực đội ngũ công chức cấp xã, trước hết bản thân mỗi công chức phải không ngừng học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết nhằm phục vụ tốt nhất cho công việc đang đảm nhận. Ngoài ra, đó là sự quan tâm của chính quyền địa phương trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã, giúp công chức cập nhật kịp thời những kiến thức liên quan lĩnh vực công tác một cách nhanh chóng, ngày càng củng cố vững chắc nền tảng chuyên môn.

+ Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao: Những yếu tố trình độ

văn hóa, trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế cũng như những yếu tố sức khỏe, phẩm chất đạo đức của công chức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của họ. Xây dựng đội ngũ công chức cấp xã có năng lực phẩm chất, đạo đức có khả năng hoàn thành tốt công việc được giao là một trong những mục tiêu quan trọng của cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.

Yêu cầu đặt ra hiện nay là xây dựng đội ngũ công chức cấp xã đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân, vì dân. Họ phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tận tụy phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, xây dựng được lòng tin trong nhân dân, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực không cơ hội, không tham nhũng quan liêu và kiên quyết đấu tranh chống tham

nhũng. Có sự hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mà tổ chức và nhân dân giao phó.

- Trình độ văn hóa: Theo quy định, cả cán bộ chuyên trách cũng như

công chức chuyên môn cấp xã phải có trình độ trung học phổ thông.

- Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn được đào tạo tương ứng

với hệ thống văn bằng được cấp như: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. Trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức được đo bằng: Số lượng và tỷ lệ công chức có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học. Ngoài ra, trình độ chuyên môn còn được đánh giá qua các chỉ tiêu như bố trí đúng chuyên môn được đào tạo, có kỹ năng kinh nghiệm, có phương pháp giải quyết công việc, có ý thức tự rèn luyện bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ.

+ Đối với công chức chuyên môn thì đánh giá theo số lượng và tỷ lệ công chức có ít nhất là trình độ trung cấp.

- Trình độ lý luận chính trị: Chỉ tiêu này bao gồm số lượng và tỷ lệ công chức có trình độ lý luận chính trị sơ, trung, cao cấp và cử nhân.

- Trình độ Quản lý nhà nước: Bao gồm các chỉ tiêu: Số lượng công

chức đã qua bồi dưỡng về QLNN; có trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học, sau đại học về quản lý nhà nước.

- Trình độ tin học và ngoại ngữ: Đánh gíá tiêu chí này theo Thông tư

01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 03 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Chuẩn kỹ năng sử dụng sử dụng công nghệ thông tin.

1.3.2.3. Tâm lực

Tâm lực là sức mạnh tâm lý của con người. Tâm lực cao hay thấp thể hiện ở mức độ nhận thức, ý thức trách nhiệm về động cơ làm việc, ý chí phấn

đấu, thái độ và tác phong làm việc, kỷ luật lao động, tính tự lập trong thực thi nhiệm vụ, tinh thần hợp tác tương trợ, khả năng làm việc tập thể và lòng trung thành với cơ quan, tổ chức. Tâm lực phản ánh nhân cách, thẩm mỹ, quan điểm sống, thể hiện nét văn hóa của người lao động là cơ sở tâm lý cho việc nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong lao động.

Tâm lực là nội dung quan trọng trong nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã. Tâm lực ở đây có nghĩa là tâm huyết, tận tâm, tận lực với tấm lòng trong sáng trong công việc, coi công việc là tất cả ý nghĩa cuộc sống, quên cả mệt mỏi. Đó cũng chính là ý thức trách nhiệm cao trong công việc của công chức nói chung. Làm việc gì cũng phải có cái “tâm”, nếu công chức cấp xã tâm huyết, yêu nghề, phục vụ nhân dân tận tụy như phục vụ người thân trong gia đình thì mỗi công chức cấp xã sẽ càng thêm gắn bó và thấy vinh dự khi được đại diện cho Đảng, Nhà nước quan tâm, làm “công bộc” cho nhân dân.

Tâm lực là năng lực và ý chí, là sự ham muốn sử dụng sức lực của mình: sức mạnh của ý chí, tinh thần dồn hết vào công việc, để hoàn thành công việc. Vì vậy, nếu thiếu tâm lực sẽ dẫn đến sự thờ ơ trong công việc, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tâm lực còn được hiểu là lương tâm nghề nghiệp. Đó là ý thức, thái độ lương thiện, không lừa bịp, sách nhiễu công dân, không lợi dụng quyền hành để làm những việc trái lương tâm, pháp luật. Là người nắm và sử dụng quyền lực công chức cấp xã phải là người có đức tính liêm khiết, minh bạch. Tâm lực còn thể hiện là lòng tự trọng, khiêm nhường, chân thành, biết cư xử lịch thiệp, giao tiếp với đồng nghiệp, với quần chúng.

- Phẩm chất chính trị: Phẩm chất chính trị của công chức thể hiện

thông qua thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần gương mẫu trong công tác, tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân, sự tin tưởng tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, không dao động trước những khó khăn, thử thách.

chất đạo đức, lối sống tác phong và thái độ phục vụ nhân dân.

1.3.2.4. Hợp lý hóa cơ cấu đội ngũ công chức

Những năm qua, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai chủ trương của Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, công chức và đạt được một số kết quả quan trọng. Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về công chức có nhiều tiến bộ; đã sửa đổi, bổ sung và ban hành mới hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức; từng bước xây dựng cơ cấu đội ngũ công chức, công chức một cách hợp lý.

Đã triển khai xây dựng vị trí việc làm; đổi mới cơ chế, chính sách tuyển dụng, đánh giá, phân loại, bổ nhiệm, luân chuyển... Công tác quản lý nhà nước về nguồn nhân lực được quan tâm và nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Quá trình thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, được thực hiện công khai, dân chủ, tạo được sự đồng thuận của các cấp, các ngành. Nhiều công chức, công chức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe, phẩm chất được đưa ra khỏi bộ máy nhà nước; tuyển chọn những người có trình độ, năng lực chuyên môn cao hơn, đáp ứng yêu cầu công việc để bổ sung vào các cơ quan thuộc hệ thống chính trị. Chất lượng và cơ cấu của đội ngũ công chức có sự chuyển biến tích cực.

Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội công chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức; thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan đảng, nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương.

Đánh giá về cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã căn cứ vào các tiêu chí: chỉ tiêu biên chế được giao, vị trí việc làm theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của các phòng, tỷ lệ cán bộ trên đầu dân, tỷ lệ chuyên môn nghiệp vụ giữa các chuyên ngành…Các chỉ tiêu của từng tiêu chí được xác định

thông qua thống kê của Phòng Nội vụ. Từ đó đưa ra cơ cấu đội ngũ công chức hợp lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)