Thực trạng hợp lý cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 84)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức cấp xã trên địa

2.2.4. Thực trạng hợp lý cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện

bàn huyện Lương Tài

2.2.4.1. Về số lượng

Bảng 2.2, cho thấy số lượng cán bộ cấp xã của huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đã được đảm bảo đầy đủ các chức danh. Đối với công chức cấp xã,

còn một số vị trí chưa đảm bảo về mặt số lượng giữa các xã, thị trấn. Đặc biệt là vị trí Trưởng công an xã và chỉ huy trưởng quân sự cấp xã. Hiện tại, huyện Lương Tài có 14 xã và thị trấn, song có 14 Trưởng công an xã và 14 Chỉ huy trưởng quân sự. Như vậy, số lượng này chưa đảm bảo trong trường hợp trong trường hợp dịch bệnh, các vấn đề phát sinh tại địa phương. Một số xã trên địa bàn huyện chưa xây dựng, kiện toàn lực lượng công an xã theo quy định. Nhiều xã có xây dựng lực lượng công an viên nhưng chưa có người đứng đầu lực lượng công an xã. Về lực lượng của ban chỉ huy quân sự cấp xã, tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thành lập được ban chỉ huy quân sự, tuy nhiên, tại một số xã, kiêm nhiệm chức danh chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự xã, do vậy, đến 31/12/2020, toàn huyện có 14 Chỉ huy trưởng quân sự. Ngoài ra, số lượng công chức các xã, thị trấn của huyện Lương Tài, năm 2020 cho thấy, số lượng công chức như hiện nay là chưa đảm bảo cơ cấu giữa các xã. Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại các văn bản pháp luật về số lượng công chức cấp xã, có thể thấy, hầu hết các xã thiếu về số lượng công chức và chưa đảm bảo về cơ cấu số lượng phân bổ công chức giữa các xã trong toàn huyện. Chẳng hạn như xã An Thịnh là xã có dân số cao nhất, với 7.906 người, tuy nhiên, số lượng công chức cấp xã chỉ có 19 người, trung bình mỗi công chức cấp xã phải phục vụ 456 công dân, một số lượng quá lớn, không thể đảm bảo chất lượng phục vụ và hiệu quả giải quyết công việc. Thị trấn Thứa là địa phương đầu não của huyện, có nhiều đơn vị hành chính, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện của huyện được đóng tại đây, tình hình an ninh trật tự cũng tương đối phức tạp hơn các địa phương, tuy nhiên, số lượng công chức cấp xã như hiện nay (21 công chức), trung bình mỗi người phải phục vụ 373 công dân là tương đối mỏng, do vậy thường xuyên dẫn đến tình trạng ùn ứ công việc. Như vậy, cơ cấu công chức như trên là chưa hợp lý giữa các xã và thực trạng chung là thiếu công chức. Trung bình mỗi công chức cấp xã của huyện Lương Tài phải phục vụ 299 công dân, như vậy, khối lượng công việc còn tương đối nhiều. Ngoài ra, cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, có nhiều xã tập trung các khu, cụm công nghiệp như Cụm Công nghiệp Lâm Bình, Thị trấn Thứa... có nhiều người nước ngoài tới sinh sống, làm việc, có nhiều công nhân nhập cư, dẫn đến những khó khăn trong việc quản lý an ninh, trật tự xã hội của địa phương mà lực lượng công chức của các xã này còn mỏng, việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã và chất lượng, hiệu quả hoạt động của các xã, thị trấn.

2.2.4.2. Về quy mô, cơ cấu

Thời gian qua, cấp ủy và chính quyền các xã đã nâng cao nhận thức về công tác quy hoạch đội ngũ công chức và coi đó là nhiệm vụ trọng. Ban đầu, một số ý kiến cho rằng, nếu công khai quy hoạch sẽ gây ra tình trạng đơn,thư nặc danh làm mất đoàn kết nội bộ hoặc quy hoạch cũng chỉ là hình thức; một số ý kiến khác cho rằng, quy hoạch công chức cấp xã sẽ làm giảm sự phấn đấu của số đông cán bộ ngoài quy hoạch. Song, thời gian qua, công tác quy hoạch công chức cấp xã đã được cấp ủy và chính quyền các xã thực hiện và bước đầu mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Hầu hết các chức danh được quy hoạch nằm trong đội ngũ công chức xã chuyên trách và không chuyên trách đương nhiệm đang hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách Nhà nước. Tại đề án quy hoạch cán bộ cấp cơ sở của huyện Lương Tài, giai đoạn 2021-2025, huyện Lương Tài đã quy hoạch được 79 cán bộ lãnh đạo, quản lý nguồn cho các xã, thị trấn, trong đó: Số cán bộ nguồn được quy hoạch cho Bí thư, Phó Bí thư xã: 22 người (trong đó nữ là 8 người, chiếm 36,4%). Số cán bộ được quy hoạch cho chủ tịch HĐND, UBND các xã, thị trấn: 19 người (trong đó nữ là 7 người, chiếm 36,8%). Nhìn chung, đội ngũ công chức cấp xã được đưa vào quy hoạch có mặt bằng trình độ học vấn tương đối tốt, phẩm chất đạo đức tốt, 100% công chức cấp xã thuộc diện được quy hoạch đều là đảng viên. Về trình độ của đội ngũ công chức cấp xã được quy hoạch: trình độ Trung cấp: 2 công chức cấp xã, chiếm tỷ lệ 4,9%; trình độ cao đẳng 8 công chức cấp xã, chiếm

tỷ lệ 19,5%; trình độ đại học 31 công chức cấp xã, chiếm tỷ lệ 75,6%. Công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện tương đối tốt, là nguồn nhân sự phục vụ đại hội Đảng bộ các cấp trong Đảng bộ nhiệm kỳ 2021-2025, là nguồn phục vụ công tác bổ nhiệm và các khâu khác trong.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác quy hoạch đội ngũ công chức cấp xã của huyện Lương Tài trong thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế. Việc xây dựng quy hoạch của một số xã chưa có tính khả thi, đối tượng được quy hoạch còn non kinh nghiệm, chưa đủ điều kiện vẫn đưa vào quy hoạch nên khi tiến hành bổ nhiệm gặp khó khăn; quy trình, cách làm quy hoạch còn lúng túng, chưa thực sự đồng bộ. Việc nhận xét, đánh giá công chức cấp xã trước khi đưa vào quy hoạch trong một số trường hợp chưa chặt chẽ; việc phát hiện, giới thiệu nguồn công chức cấp xã đưa vào quy hoạch còn hạn chế. Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch có nơi chưa được đề cao, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng công chức cấp xã.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)