7. Kết cấu của luận văn
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng đội ngũ chuyên viên
viên trong doanh nghiệp
1.4.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Thứ nhất, quan điểm lãnh đạo:
Quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp sẽ định hướng đến việc hình thành các chính sách quản trị nhân lực. Lãnh đạo là người đề ra các chủ trương, chính sách, mục tiêu cho doanh nghiệp. Có rất nhiều quan điểm lãnh đạo về đội ngũ chuyên viên chủ yếu theo hai trường phái chính: coi đội ngũ chuyên viên là chi phí hoặc coi đội ngũ chuyên viên là động lực phát triển. Nếu người lãnh đạo coi đội ngũ chuyên viên là yếu tố trọng tâm, then chốt thì sẽ hình các thành chính sách về quản trị nhân lực theo hệ thống tạo điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên. Chiến lược đội ngũ chuyên viên có xu hướng tích hợp với chiến lược kinh doanh và có vai trò như một giải pháp trọng tâm.
Thứ hai, sự nỗ lực phấn đấu của mỗi chuyên viên
Mỗi chuyên viên cần chủ động trong quá trình làm việc, tích cực đề xuất những công việc thuộc phạm vi cũng như trách nhiệm của bản thân mà không chờ cấp trên sai khiến. Chủ động tìm kiếm, phát hiện đề tài và các rủi ro đang có và có thể xảy ra trong tương lai là biểu hiện của tính tự giác trong công việc. Chủ động lên kế hoạch tổ chức công việc với các vấn đề như: rào cản, nguyên nhân, giải pháp thực hiện,...Chủ động đánh giá, kiểm tra cũng như phản biện vấn đề trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ chuyên viên phát huy tính tự giác. Chuyên viên câp cao thường có động lực làm việc hơn trong điều kiện họ làm việc trên những cái mới mẻ. Chuyên viên lúc này có thể có quyền quyết định lựa chọn. Điều này giúp thúc đẩy lòng tự trọng của chuyên viên và khiến họ tự giác trong công việc. Nên xây dựng các đội nhóm cùng nhau làm
việc để thúc đẩy sự tự giác làm việc của chính các thành viên trong nhóm. Vừa có thể nâng cao hiệu suất làm việc, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm lại có thể có những ý tưởng mới mẻ hơn trong công việc.
Với doanh nghiệp, hãy xây dựng nhóm những chuyên viên có ý thức tự giác trong công việc để tạo thành những tấm gương cho chuyên viên khác.
Thứ ba, bộ máy và cán bộ làm công tác nhân sự
Nếu như phòng kinh doanh giữ vai trò mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp thì phòng nhân sự chính là bộ phận tạo nên nền móng vững chắc và là hậu phương vững vàng của doanh nghiệp. Hai yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chính là vốn và nguồn lực nhân sự. Mà nhân sự là nguồn lực phức tạp và khó kiểm soát do bản chất hành vi và tâm lý con người là phạm trù không dễ gì nắm bắt được. Để có thể chiêu mộ và quản lý thành công đội ngũ chuyên viên, phòng nhân sự cần được tổ chức thành các bộ phận đảm nhận các chức năng chuyên môn khác nhau.
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Thứ nhất, thị trường lao động
Thị trường lao động là tập hợp các hoạt động nhằm trao đổi, mua bán hàng hóa sức lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động; qua đó giá cả, điều kiện và các quan hệ hợp đồng lao động được xác định.
Hiện nay, thị trường lao động nước ta có chất lượng chưa cao phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ chuyên viên các doanh nghiệp. Cung lao động và cầu lao động tạo nên thị trường lao động; trong đó có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cung lao động và cầu lao động trên thị trường lao động.
Chiến lược, chính sách phát triển con người mỗi thời kỳ cho thấy sự quan tâm của Chính phủ tới việc phát triển đội ngũ chuyên viên, thể hiện ở các chính sách nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, chăm lo sức khỏe, an sinh xã hội,...
Bên cạnh đó, các nhân tố giáo dục đào tạo, chăm lo sức khỏe và dinh dưỡng, hội nhập quốc tế,... cũng góp phần không nhỏ tác động đến chất lượng
đội ngũ chuyên viên trên thị trường lao động.
Chất lượng của cầu lao động phụ thuộc vào quy mô, trình độ kỹ thuật, quản lý,… ngoài ra còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, các chính sách của Chính phủ và chất lượng cung lao động.
Trong nền kinh tế thị trường, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm nhưng cũng có không ít những thách thức, do vậy người lao động cần phải được đào tạo, tái đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề, có sức khỏe và tác phong làm việc tốt hơn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Thứ hai, đối thủ cạnh tranh và hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập hiện nay, cạnh tranh có vai trò hết sức quan trọng trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Cạnh tranh là động lực giúp xã hội cũng như tư duy con người ngày càng phát triển. Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp ngày càng có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, song những thách thức mang lại cho doanh nghiệp cũng là không ít đặc biệt là từ các đối thủ cạnh tranh.
Các đối thủ cạnh trạnh có ảnh hưởng rất lớn và có thể quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì thế, sự cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải đủ mạnh về các nguồn lực để có thể tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, trên góc độ sử dụng nhân lực đặt ra yêu cầu và đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có những cơ chế và chính sách thích hợp nhằm thu hút và giữ chân được những lao động chất lượng cao trên thị trường lao động để có thể tạo ra được một đội ngũ chuyên viên đủ sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Nếu không chú trọng chất lượng đội ngũ chuyên viên thì doanh nghiệp không thể cạnh tranh bởi nguồn lực yếu kém, không phát triển được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đội ngũ chuyên viên là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bởi nguồn lực con người chính là nguồn lực quan trọng nhất cho mọi thành công
của bất kỳ tổ chức nào. Với một đội ngũ nhân lực chất lượng, doanh nghiệp có thể làm được tốt tất cả những gì doanh nghiệp mong muốn, đội ngũ nhân lực này sẽ làm tăng các giá trị các nguồn lực khác trong doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Do vậy, muốn vượt qua được các đối thủ cạnh tranh thì nhất định doanh nghiệp phải sở hữu được một đội ngũ chuyên viên chất lượng cao.
Sự hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các các nhà nước, tổ chức kinh tế trên phạm vi khu vực và thế giới làm nảy sinh nhu cầu về đội ngũ chuyên viên chất lượng cao có khả năng đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập. Để đáp ứng nhu cầu đó, đội ngũ chuyên viên phải trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết để tham gia vào hội nhập.
Thứ ba, các nhân tố khoa học công nghệ.
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đặt ra những yêu cầu rất cao về trí tuệ của đội ngũ chuyên viên. Khoảng cách từ nghiên cứu khoa học đến thực tế sản xuất ngày càng được rút ngắn. Điều này làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh luôn thay đổi, nhiều ngành nghề mới ra đi làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của doanh nghiệp thu hút thêm nhiều lao động nhưng đòi hỏi người lao động cần được giáo dục, đào tạo, phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, sức khỏe và đạo đức tốt. Đồng thời cuộc cách mạng khoa học công nghệ cũng thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa, thương mại quốc tế phát triển dẫn đến sự cạnh tranh về hàng hóa dịch vụ, khi đó chất lượng đội ngũ chuyên viên trong thành một nhân tố chủ yếu trong cạnh tranh giữa các quốc gia nói chung và trong mỗi danh nghiệp nói riêng.
Thứ tư, nhân tố về văn hóa
Nền văn hóa nước ta rất đa dạng, phong phú, trải qua hơn bốn nghìn năm lịch sử, nền văn hóa này đã tạo ra những đức tính tốt đẹp trong con người Việt Nam, trong hoạt động xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong các hoạt động mỗi con người đều chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa như: Sự hiếu học, ý chí tiến thủ cao của Nho giáo, lòng nhân ái vị tha của Phật giáo, sự tiến bộ của nhân loại. Qua đó, có thể thấy đây là một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến
năng lực hiệu quả sản xuất của người lao động trong doanh nghiệp.
Phong tục tập quán ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực ở mức độ đầu tư cho học tập và hình thành nên ý thức trong lao động sản xuất, chấp hành kỷ luật, nội quy.