7. Kết cấu của luận văn
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.4.2.1. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ càng tiến bộ thì khoảng cách từ khoa học công nghệ đến sản xuất càng rút ngắn, sản xuất kinh doanh liên tục thay đổi theo hướng tích cực, cơ cấu kinh tế của doanh nghiệp cũng vì vậy mà thay đổi theo. Sự phát triển không ngừng và những tiến bộ khoa học kĩ thuật đã cho ra đời những máy móc, thiết bị hiện đại mà nó đòi hỏi NNL có chất lượng cao mới đáp ứng được. Việc áp dụng các thành tựu công nghệ mới quyết định đến việc lựa chọn chính sách sử dụng nhiều hay ít lao động và đòi hỏi những điều kiện nhất định về lao động của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến cả quy mô và chất lượng NNL trong doanh nghiệp.
1.4.2.2. Chính sách giáo dục, đào tạo của đất nước
Giáo dục, đào tạo là những nhân tố cơ bản tạo nên chất lượng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Giáo dục, đào tạo nhằm vào việc giáo dục lòng yêu nước, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, chuyên môn và khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn. Đó chính là những nhân tố tạo nên chất lượng NNL. Chính vì vậy chính sách giáo dục, đào tạo của mỗi quốc gia sẽ góp phần quan trọng vào việc quyết định chất lượng NNL của quốc gia đó.
1.4.2.3. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường
Đối với doanh nghiệp, tổ chức, tài sản giá trị hàng đầu chính là con người, là nguồn nhân lực, cụ thể hơn chính là số lượng và chất lượng của đội ngũ nhân lực. Một doanh nghiệp có số lượng lớn và chất lượng lao động cao, sẽ có được một lợi thế cạnh tranh cực mạnh đối với các doanh nghiệp đối thủ trong ngành cũng như trên thị trường. Việc tuyển dụng ban đầu và đào tạo sau khi tuyển dụng, bố trí sử dựng các nguồn nhân lực đó luôn được nhà quản trị chú trọng ưu tiên nhất. Các doanh nghiệp hiện nay càng tập trung vào việc
làm thế nào để phát triển cho tổ chức mình một đội ngũ nguồn nhân lực có khả năng so với các doanh nghiệp đối thủ khác, đây là vấn đề sống còn trong kinh doanh bởi các cá nhân có năng lực sẽ giải quyết và nắm bắt tình huống nhanh hơn, đưa ra các phương pháp hiệu quả cho từng trường hợp kinh doanh, giao tiếp với khách hàng, dành hợp đồng, sẵn sàng dành tâm huyết của mình để cống hiến và bảo vệ thành quả của doanh nghiệp…đây là một yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Không chỉ đối với các doanh nghiệp thương mại hay sản xuất, đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khách hàng, sự chuyên nghiệp của nhân viên giúp chiếm được thiện cảm của khách hàng hơn, sự tin tưởng và gắn bó với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, khi có sự cạnh tranh trên thị trường, tùy vào mức độ khốc liệt hay không mà doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược, kế hoạch để đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Sự cạnh tranh càng cao, đòi hỏi doanh nghiệp cần có một đội ngũ nguồn nhân lực đủ về số lượng, về chất lượng, về khả năng hoàn thành chỉ tiêu công việc, có những kỹ năng tốt để giải quyết công việc nhanh chóng. Cho nên, việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cần được chú trọng khi mức cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao hơn.
1.4.2.4. Môi trường pháp lý và các yếu tố chính trị
Môi trường pháp lý: các yếu tố cần thiết làm cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ giữa người lao động, là tiền đề cho các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển NNL là bộ luật lao động, các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề lao động, sử dụng lao động,... Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hoạch định các chính sách tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý cho sự phát triển NNL cả về chất và lượng như: chính sách xã hội hóa giáo dục; chính sách phát triển các cơ sở giáo dục đào tọa chất lượng cao đạt chuẩn khu vực và quốc tế; chính sách cải cách nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo;
chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe người lao động, chính sách an toàn vệ sinh lao động,…
Các yếu tố chính trị: bao gồm các mục tiêu, đường lối chính trị đối ngoại của Nhà nước trong mỗi thời kì nhất định. Về cơ bản, nền chính trị ở nước ta tương đối ổn định vững vàng, xây dựng nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các mục tiêu kinh tế gắn với lợi ích của nhân dân. Sự gia nhập ASEAN, WTO,… đã tạo nên những cơ hội và thách thức để các doanh nghiệp Việt Nam phát huy hết tiềm năng của mình trong quá trình hội nhập quốc tế, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một NNL đủ mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh khi hội nhập.
1.5. Kinh nghiệm n ng c o chất lƣợng nguồn nh n lực c một số doanh nghiệp v b i học r t r cho Công ty cổ phần Vinafor