7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực tại trụ sở ca Công ty cổ
2.2.2. Thực trạng trí lực
Theo số liệu thống kê của bộ phận tổ chức nhân sự Công ty Cổ phần Vinafor thì số lượng lao động đã qua đào tạo theo các chuyên ngành cụ thể tính đến hết năm 2020 được thể hiện như sau:
Bảng 2.7. Tỷ lệ nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật tại Công ty Cổ phần Vinafor từ 2018 -2020 ĐV : % Trình độ 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 TS, PGS.TS 1 2,5 2,4 1,5 -0,1 Thạc sĩ 23 25 28 2 3 Đại học 76 72,5 69,6 -3,5 -2,9
(Nguồn số liệu: Tính toán từ số liệu của Phòng Tổ chức lao động)
Qua bảng số liệu 2.7 ta thấy tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn cao tăng đều qua các năm, tỷ lệ lao động có trình độ Đại học có xu hướng giảm từ 76% năm 2018 xuống còn 72,5% năm 2019 và 69,6% năm 2020. Tỷ lệ nhân lực có trình độ thạc sĩ tăng qua các năm; năm 2019 so với năm 2018 tăng 2%; năm 2020 so với năm 2019 tăng 3%. Tuy nhiên tỷ lệ nhân lực có trình độ Tiến sỹ, Phó Giáo sư năm 2019 so với năm 2018 tăng 1,5% nhưng năm 2020 so với năm 2019 lại giảm 0,1 %. Đây chính là điều kiện thuận lợi bởi công ty có nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng chuyên môn ngày càng cao, tạo cơ sở cho việc áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên nhìn tổng thể ta thấy lực lượng lao động của công ty có trình độ trên Đại học còn hạn chế, mặc dù tỷ lệ đã tăng qua các năm nhưng mức tăng thấp, chưa rõ rệt; năm 2018 tỷ lệ lao động có trình độ trên Đại học chiếm 24%,
năm 2019 là 27,5 % và năm 2020 chiếm 30,4%. Tỷ lệ CBCNV có trình độ Cử nhân vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn. Vì thế trong công tác nâng cao CLNNN, Công ty nên chú trọng vào đào tạo và phát triển tổng thể nguồn nhân lực để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất và vì sự phát triển bền vững của công ty, tạo sự cạnh tranh trên thị trường và thu hút các nhà đầu tư, nâng tầm doanh nghiệp.
+ Về kinh nghiệm làm việc: Nhân lực được tuyển dụng vào công ty thường gắn bó làm việc lâu dài cùng công ty, gần như không có trường hợp nào bỏ việc, nghỉ việc giữa chừng. Theo thông tin từ phòng Tổ chức cán bộ của công ty, trong 5 năm qua tại công ty không có trường hợp nào nghỉ việc, chỉ có các trường hợp luân chuyển công tác đến các công ty thành viên. Điều này cho thấy, kinh nghiệm làm việc của người lao động tại công ty sẽ tăng lên cùng với tuổi nghề của người lao động. Số liệu tại bảng 2.4 (cơ cấu lao động theo độ tuổi) cũng cho thấy tỷ lệ nhân lực có độ tuổi từ 21 đến 40 chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động tại công ty. Tuy nhiên, số liệu của phòng Tổ chức lao động cũng cho thấy số lao động có độ tuổi dưới 30 là rất nhỏ. Có thể khẳng định, lao động của công ty có kinh nghiệm làm việc tốt. Đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý tại công ty cũng khẳng định, nhân lực tại công ty có kinh nghiệm làm việc tốt, có tính chuyên môn hóa cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Về nâng cao kỹ năng cho NNL: Kinh nghiệm, thâm niên làm việc lâu năm tại công ty cũng là yếu tố giúp công ty có kỹ năng làm việc tốt. Phần lớn nhân lực được tuyển chọn theo vị trí công việc, ứng viên được tuyển là người được đào tạo chuyên ngành phù hợp nên kỹ năng cứng của NNL tại công ty đều khá tốt. Ngoài ra, công ty nhận thức rõ để người lao động có thể sử dụng hiệu quả các kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế thì những kỹ năng mềm là vô cùng cần thiết như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian hay kỹ năng tin học, ngoại ngữ… nên hàng năm công ty thường cử cán bộ, nhân viên tham gia các lớp rèn luyện kỹ năng mềm. Một số năm, công ty có mời chuyên gia về chia sẻ các kỹ năng thiết yếu cho người lao động tại công ty.
Bảng 2.8 Trình độ tin học, ngoại ngữ c a cán bộ công nhân viên công ty trong năm 2018 - 2020
(Đơn vị: %)
Trình độ Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Trình độ ngoại ngữ - có ít nhất một chứng chỉ 34 45 60 - có từ 2 chứng chỉ trở lên 66 52 40 Trình độ tin học - có chứng chỉ 45 70 85 - không có chứng chỉ 55 27 15 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)
Kiến thức tin học là yếu tố quan trọng và hỗ trợ người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Trong bối cảnh hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin là ưu tiên chiến lược. Theo bảng tổng hợp, nếu năm 2018 bộ phận lao động gián tiếp, tỷ lệ có chứng chỉ tin học là 45% thì đến năm 2020 tỷ lệ này là 85% chiếm tỷ trọng lớn trong công ty. Trình độ ngoại ngữ của CBCNV cũng rất tốt, tỷ lệ nhân viên có từ ít nhất 1 chứng chỉ ngoại ngữ trở lên chiến 40%, điều này cho thấy, đây chính là lợi thế phát triển và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị tường trong và ngoài nước khi nguồn nhân lực vừa có trình độ, vừa có kỹ năng ngoại ngữ, tin học, sức trẻ nhiệt huyết sáng tạo.
Ngoại ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và cần thiết khi nền kinh tế nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Tại công ty với một số vị trí quan trọng, việc nâng cao trình độ ngoại ngữ là một yếu tố bắt buộc và đang được ban lãnh đạo chú trọng rất nhiều trong những năm gần đây. Qua biểu đồ ta thấy, việc nâng cao trình độ ngoại ngữ có thể giúp người lao động tự tin hơn trong việc giao tiếp với đối tác nước ngoài, là phương tiện giúp họ chủ động học hỏi, nghiên cứu chuyên môn từ tài liệu trong nước và trên thế giới. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển như hiện nay, sự cần thiết
củatin học và ngoại ngữ ngày càng được đề cao, mang tính cấp thiết, vì vậy Công ty có tổ chức cho cán bộ, lao động gián tiếp được học tập nâng cao kỹ năng đáp ứng công việc đặc biệt là hợp tác với đối tác nước ngoài: các lao động trước và sau khi làm việc tại công ty đều được kiểm tra trình độ tin học ứng dụng và ngoại ngữ chuyên ngành qua các cuộc phỏng vấn , test các bài tập và sau đó được thống kê lại, số lao động chưa đạt tiêu chuẩn có thể bị cắt giảm lương thưởng hoặc không có cơ hội thăng tiến, số lao động đó sẽ được công ty khuyến khích cho đi đào tạo lại tại các lớp bồi dưỡng uy tín.