Thực trạng tâm lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tổng công ty lâm nghiệp việt nam công ty cổ phần vinafor (Trang 67 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực tại trụ sở ca Công ty cổ

2.2.3. Thực trạng tâm lực

Kết quả phỏng vấn đội ngũ lãnh đạo công ty cho thấy, công ty đánh giá khá cao về tâm lực của NNL tại công ty. Công ty cũng chú trọng đến công tác phạt, kỷ luật đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm hợp đồng lao động, vi phạm quy chế của công ty đề ra. Những cá nhân không có tinh thần trách nhiệm, vi phạm lợi ích cá nhân phải có hình thức kỷ luật.

Nội quy công ty đề ra:

Đối với người lao động vi phạm kỷ luật nhưng chưa tới mức gây hậu quả nghiêm trọng như: vi phạm thời gian lao động, kỷ luật nếp sống văn minh, cần nhắc nhở người lao động nghiêm chỉnh thực hiện theo đúng quy định.

Nếu người lao động gây ra hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến tài sản, cơ sở vật chất trong công ty thì người lao động phải có trách nhiệm bồi thường, mức bồi thường phụ thuộc vào mức độ gây thiệt hại. Với những người lao động có hành vi trộm cắp tài sản, tham nhũng hoặc có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và lợi ích của công ty thì buộc thôi việc.

Thường xuyên nhắc nhở, phê bình các cá nhân có dấu hiệu vi phạm về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, kịp thời xử lý nghiêm minh, không bao che cho các cán bộ, công nhân vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp làm giảm uy tín của công ty.

Hằng năm, công ty cũng tổ chức những buổi nói chuyện, những buổi hội tháo chuyên ngành học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho

toàn thể cán bộ công nhân viên giúp cho họ nâng cao hiểu biết cũng như học tập những việc tốt nên làm, tránh những điều có thể dẫn đến vi phạm kỷ luật.

Biểu đồ 2.2. Tình trạng vi phạm nội quy l o động c a khối l o động trực tiếp sản xuất quý 4 năm 2020

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)

Tình trạng vi phạm an toàn lao động vẫn còn xảy ra (không đội mũ bảo hiểm, không đeo khẩu trang….) được thể hiện qua con số 28%, nguời lao động vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tự bảo đảm an toàn cho tính mạng và sức khỏe của họ.

Đối với những lao động vi phạm kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức gây hiệu quả nghiêm trọng, vi phạm thời gian lao động, vi phạm kỷ luật nếp sống văn minh, cần phải nhắc nhở người lao động thực hiện nghiêm chỉnh, thực hiện theo đúng quy định đề ra.

Nếu người lao động gây ra hiệu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tài sản, cơ sở vật chất trong Công ty thì người lao động phải có trách nhiệm bồi thường cho Công ty. Mức độ bồi thường phụ thuộc vào mức độ thiệt hại. Đối với những hành vi trộm cắp tài sản, tham ô, tham nhũng hoặc có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và lợi ích của công ty thì buộc phải thôi việc:

28%

Vi phạm nội qui

72%

Bảng 2.9. Bảng số liệu các về các sai phạm thƣờng mắc phải c a nhân viên STT Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 (%) 2020/2019 (%) 1 Đi muộn về sớm 80 67 40 -16,25 -40,29 2 Vắng mặt không lý do 15 12 8 -20 -33,34 3 Rời bỏ vị trí làm việc 90 60 35 -33,34 -41,67 4 Sử dụng lãng phí thiết bị công ty 16 12 6 -25 -50

5 Uống bia, hút thuốc lá khi đang làm việc

56 43 37 -13 -6

6 Gây gổ đánh nhau với đồng nghiệp

6 3 1 -50 -66,67

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)

Qua bảng số liệu 2.9 thống kê cho thấy số trường hợp vi phạm nội quy, kỷ luật, vi phạm kỷ luật phẩm chất đạo đức làm việc của Công ty có chiều hướng giảm mạnh. Đặc biệt là tình trạng đi sớm về muộn đã giảm mạnh qua 3 năm từ cụ thể năm 2018 số lần đi làm muộn của toàn nhân viên viên trong công ty đã giảm 16,25% so với năm 2018, đến năm 2019 thì giảm xuống 27 người tương ứng với giảm 40,29% so với năm 2018. Tình trạng rời bỏ vị trí làm việc trong giờ làm cũng giảm mạnh năm 2018 là 90 lần nhưng đến năm 2018 đã giảm xuống 30 lần tương ứng với giảm 33,34% so với năm 2018 và năm 2019 giảm tương ứng 41,67% so với năm 2018. Do công ty đã kịp thời thắt chặt quản lý, giám sát kiểm tra CBCNV trong việc thực hiện nội quy. Tuy vậy công ty vẫn cần phải nâng cao ý thức người lao động cũng như tăng thêm các chế tài xử lý đối với các trường hợp, đặc biệt là các trường hợp làm tổn hại đến uy tín và hình ảnh của công ty trên thương trường.

Tâm lực của NNL của công ty được đánh giá cao còn thể hiện ở chỗ số lượng nhân viên được khen thưởng tại công ty thường xuyên tăng cao. Phương châm của Công ty: “Trả lương NLĐ càng cao thì trình độ chuyên môn càng tốt, họ nghĩ cho mình nhiều hơn, họ giúp mình nhiều hơn, họ phục vụ khách hàng tận tình hơn. Họ mang lại cho mình nhiều tiền hơn, sự ổn định, thương hiệu và sự ài lòng của khách hàng”. Kết quả thực hiện công việc là căn cứ quan trọng nhất để đánh giá chất lượng lao động cũng như chất lượng NNL, mức độ hoàn thành công việc cũng phần ào phản ánh thái độ, ý thức trách nhiệm của NLĐ khi làm việc. Công ty cần phải có những chính sách khen thưởng, kỷ luật đúng đắn vừa để người lao động tự giác tuân thủ quy định và cũng là động lực để họ hăng say làm việc, nâng cao năng suất lao động.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tổng công ty lâm nghiệp việt nam công ty cổ phần vinafor (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)