Bảng ngành nghề kinh doanh doanh của Công ty cổ phầnVinafor

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tổng công ty lâm nghiệp việt nam công ty cổ phần vinafor (Trang 56)

STT Tên ngành

ngành

1 Trồng, quản lý và kinh doanh rừng, giống lâm nghiệp 4620 2 Sản xuất và chế biến gỗ: đồ mộc mỹ nghệ, chế biến gỗ 4631 3 Hợp tác quốc tế 4661 4 Kinh doanh XNK 4933 5 Du lịch và dịch vụ 5510 6 Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, các loại ván nhân tạo như ván

dăm, ván sợi MDF, ván ghép thanh

5621

7 Kinh doanh thương mại và dịch vụ: cho thuê văn phòng, kinh doanh khách sạn,kinh doanh xuất nhập khẩu gỗ

5221

8 Sản xuất máy nông nghiệp,lâm nghiệp 4520

Công nghiệp chế biến gỗ là quá trình chuyển hóa gỗ nguyên liệu dưới tác dụng của máy móc, thiết bị hoặc công cụ hóa chất để tạo thành các sản phẩm có hình dáng, kích thước, thành phần hóa học làm thay đổi hẳn so với nguyên liệu ban đầu. Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã có những phát triển đáng kể, đặc biệt là công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng lên và đồ gỗ Việt Nam hiện đang có mặt tại hơn 120 quốc gia khác nhau. Số lượng doanh nghiệp tăng lên thu hút nhiều nguồn nhân lực tham gia lao động sản xuất. Với đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến gỗ có sự phân tán và tập trung nhất định; có những diễn biến theo tình hình lịch sử của đất nước ảnh hưởng đến ngành; Theo kỹ thuật chế biến lại có những đặc điểm riêng dẫn đến những yêu cầu, những đòi hỏi khác nhau về kiến thức đối với NNL trong từng thời điểm và giai đoạn khác nhau để đáp ứng sự phát triển và nhu cầu SX đáp ứng nhu cầu thị trường.

. . . . Đặc điểm về nguồn nhân lực

Danh sách lao động thường xuyên của Công ty cổ phần Vinafor tính đến thời điểm ngày 31/12/2020 là 125 người, được phân loại theo giới tính, trình độ, hợp đồng lao động, độ tuổi, cụ thể tại bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Cơ cấu l o động theo giới tính tại Công ty Cổ phần Vinafor

(ĐV : người)

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/2018 So sánh 2019/2020 Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Tăng giảm Tỷ lệ % Tăng giảm Tỷ lệ % Tổng LĐ 100 100 120 100 125 100 20 20 5 4 Nam 71 71 84 70 87 70 13 18,3 3 3,6 Nữ 29 29 36 30 38 30 7 24,13 2 5,56 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)

Năm 2019 tổng số lao động là 120 người tăng 20 người so với năm 2018, tương ứng tăng 20%. Năm 2020 tổng số lao động là 125 người tăng 5

người so với năm 2019 tương ứng giảm 4%. Năm 2020 là năm hoạt động kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng mạnh mẽ do đại dịch covid và tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế vì vậy hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn, công ty rất hạn chế việc tuyển dụng NNL từ bên ngoài.

Năm 2019 tổng số lao động nữ là 36 người chiếm 30% trong tổng số lao động, tăng thêm 7 so với năm 2018, tương ứng tăng 24,13%. Năm 2020 số lao động nữ là 38 người chiếm 30% tổng số lao động, tăng 2 người so với năm 2019, tương ứng tăng 5,56%.

Năm 2019 số lao động nam là 84 người chiếm 70% trong tổng số lao động, tăng 13 người so với năm 2019, tương ứng tăng 20%. Năm 2020 số lao động nam là 87 người chiếm 70% trong tổng số lao động, tăng 3 người so với năm 2019, tương ứng với 3,6%.

Tỷ trọng lao động nam nhiều hơn là do cơ cấu ngành chủ yếu là sản xuất, chủ yếu cần những người sức khỏe, có tay nghề và sự bền bỉ nhất định. Vào đầu năm 2019 số lao động nữ có tăng cao là do công ty có chính sách tuyển công nhân bên bộ phận cắt và là nhiều nên số lượng nữ tăng đáng kể, bởi nữ cần những người khéo léo, có tay nghề và sự bền bỉ nhất định.

Bảng 2.3. Bảng thể hiện trình độ c a cán bộ nhân viên Công ty cổ phần Vinafor

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%) Tổng LĐ 100 100 120 100 125 100 TS, PGS.TS 1 1 3 2,5 3 2,4 Thạc sĩ 23 23 30 25 35 28 Đại học 76 76 87 72,5 87 69,6 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)

Số liệu này cho thấy trình độ chuyên môn nguồn nhân lực của công ty lâm nghiệp Việt Nam về lực lượng cử nhân còn cao trong khi Thạc sĩ và Tiến sĩ, Phó giáo sư còn thấp. Cụ thể: Trong năm 2019, lao động có trình độ tiến sĩ,

PGS.TS là 3 người tăng 2 người so với năm 2018 và không thay đổi so với năm 2020, chiếm 2,5% tổng số lao động toàn công ty. Người lao động có trình độ thạc sĩ năm 2019 là 30 người, chiếm 25% tổng số lao động, tăng thêm 7 người so với năm 2018; đến năm 2020 con số này được tăng lên thành 35 người năm 2020, chiếm 28% tống số lao động toàn công ty.Người lao động có trình độ đại học năm 2019 là 87 người chiếm 72,5% tổng số lao động toàn công ty, tăng thêm 11 người so với năm 2018, và tiếp tục tăng thêm 15 người ở năm 2020. Do đó cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

* Theo tính chất công việc.

Bảng 2.4. Cơ cấu l o động theo độ tuổi tại Công ty Cổ phần Vinafor

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%) Tổng LĐ 100 100 120 100 125 100 Độ tuổi 21 -40 78 78 100 83,33 101 80,8 Độ tuổi 41-50 20 20 16 13,33 20 16 Độ tuổi trên 50 2 2 4 3,34 4 3,2 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)

Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy cơ cấu lao động theo tuổi của công ty được chia thành 3 cơ cấu tuổi chính: 21-40, 41-50, trên 50. Công ty chủ yếu là lực lượng lao động trẻ từ 21 - 40 do đây là công ty sản xuất nên lực lượng trẻ đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng cũng như năng suất lao động, nhằm tạo ra giá trị cho công ty. Năm 2019 là 100 người, chiếm 83,33% tổng số lao động trong công ty. Đây là năm vàng về lực lượng lao động trong công ty, số người lao động vào làm việc trong công ty vào năm này tăng đột biến, thứ nhất do dịch chuyển lao động, nên số lao động chuyển việc làm mới và đến với công ty khá nhiều, thứ 2 là mức lương của công ty khá ổn định phù hợp với mọi lứa tuổi. Năm 2020, số lao động trong độ tuổi 21-40 là 101 người, chiếm 80,8% tổng số lao động.

Lao động từ 41-50, đây là lao động vừa có tuổi đời, vừa có tay nghề, nên mức lao động ở công ty luôn giao động trong độ tuổi này một cách hài hòa. Năm 2019, số người LĐ trong độ tuổi này là 16 người chiếm 13,33% con số không phải khá thấp, nhưng do năm đó công ty tuyển khá nhiều lao động trẻ, nên số lao động trong độ tuổi này có tăng nhưng tăng ít và đến năm 2020, lao động ở độ tuổi thêm 4 người chiếm 16% tổng số lao động.

Độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ ít nhất. Năm 2019 có 4 người tăng thêm 2 người so với năm 2018 chiếm 3,34% tổng số lao động, năm 2020 độ tuổi này không có sự thay đổi về mặt số lượng.

2.1.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018~2020

Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5. Kết quả hoạt động sản xuất c a Công ty gi i đoạn (2018 – 2020) Đơn vị: tỷ đồng Chi tiêu Năm So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 2018 2019 2020 +/- % +/- % 1. Tổng doanh thu 1849 1850 1781 1 100.05 -69 96,27 2. Tổng chi phí 957 1268 1441 311 132,5 173 113,64 3. Các khoản giảm trừ doanh thu 1472 1310 1228 -162 89,12 -82 93,74 4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 254 308 291 54 121,26 37 94,48

5. Lợi nhuận trước thuế

892 592 340 -300 66,37 -252 57,43 4. Thuế thu nhập DN 178,4 118,4 68 -60 66,37 -50,4 57,43 5. Lợi nhuận sau thuế 713,6 473,6 272 -240 66,37 -201,6 57,43

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)

Từ kết quả của bảng 2.5, ta có thể thấy được, tổng doanh thu của công ty vào năm 2019 tăng so với năm 2018 nhưng tăng không đáng kể, chỉ tăng 1

tỷ đồng, điều này cho thấy chất lượng tuyển dụng cũng như khả năng đào tạo của công ty vào giai đoạn này chưa tốt, chưa mang lại hiệu quả.

Vào năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid - 19, nên nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng, đình trệ. Điều này dẫn đến tổng doanh thu của công ty giảm 69 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng giảm 3,73%. Nguyên nhân một phần là do tình hình dịch covid 19 hết sức phức tạp, các doanh nghiệp trong nước gặp không ít khó khăn trong việc kinh doanh các mặt hàng sản phẩm. Tháng 4 năm 2020 Đất nước thực hiện dãn cách 3 tuần, khiến cho các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn về việc thu mua nguyên vật liệu dẫn đến sản xuất cầm chừng, ko tạo ra nhiều doanh thu về cho đơn vị.

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là tiền lương bình quân của công ty tương đối ổn định, không có sự chênh lệch nhiều, mức lương luôn đảm bảo ở mức cân bằng, tạo điều kiện cho người lao động gắn bó lâu dài với công ty hơn. Điều này được thể hiện rõ qua năng suất lao động bình quân của lao động, năm 2018 là 10,14 triệu đồng/người. Năm 2019 là 10,79 triệu đồng/ người và năm 2020 là 11,87 triệu đồng/người.

Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giảm dần qua từng năm. Điều này một phần do sự điều tiết còn chưa chặt chẽ của Nhà nước, phần vì sự biến động của nền kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt và ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Song công ty vẫn đứng vững trên thị trường và đạt được những thành tựu nhất định như:

Một là kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, xây dựng các kịch bản sản xuất – kinh doanh theo mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh để kịp thời ứng phó, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị, đảm bảo sức khỏe, công việc cho người lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội, đặc biệt là các đơn vị tại vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên giới.

Hai là đẩy mạnh đầu tư trồng rừng bằng những giống mới chất lượng cao, áp dụng biện pháp cơ giới vào trồng rừng thâm canh để tạo vùng nguyên

liệu chất lượng cao phục vụ chế biến sâu, tích cực chủ động làm việc với các địa phương trong công tác quy hoạch để duy trì và phát triển quỹ đất đai, chống lấn chiếm, trồng rừng thâm canh.

Ba là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng và quản lý phần vốn nhà nước.

2.2. Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực tại trụ sở c a Công ty cổ phần Vinafor thông qua các tiêu chí cổ phần Vinafor thông qua các tiêu chí

2.2.1. Thực trạng thể lực

Thể lực là tình trạng sức khỏe của người lao động. Đây là chi tiết rất quan trọng vì nếu tình trạng sức khỏe người lao động không đảm bảo thì không thể thực hiện tốt công việc của mình cũng như hoàn thành kế hoạch chung của doanh nghiệp đề ra. Vì vậy, mà Công ty rất chú trọng đảm bảo cho người lao động có sức khỏe tốt, thể lực tốt, sức chịu đựng, sự bền bỉ và dẻo dai cần thiết để phục vụ cho công việc. Hằng năm, Công ty cổ phần Vinafor tổ chức khám sức khỏe, khám chữa bệnh nghề nghiệp định kỳ cho 100% cán bộ, công nhân viên và khám chuyên khoa cho chị em lao động phụ nữ.

Kết quả khám sức khỏe cho người lao động tại công ty hàng năm thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6. Tình hình sức khỏe c ngƣời l o động tại Công ty gi i đoạn 2018 - 2020

Chất lƣợng sức khỏe

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số ngƣ ời Tỷ trọng (%) Số ngƣời Tỷ trọng (%) Số ngƣời Tỷ trọng (%)

Sức khỏe loại A – rất khỏe 73 73 81 67,5 87 69,6 Sức khỏe loại B1 – Khỏe 18 18 22 18,33 21 16,8 Sức khỏe loại B2 – Trung bình 9 9 17 14,17 17 13,6 Sức khỏe loại C - Yếu 2 1,18 0 0 4 5

Cộng 100 100 120 100 125 100

Hiện tại, số cán bộ công nhân viên tại công ty có sức khỏe loại A chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 67,5% vào năm 2019 và 69,6% vào năm 2020), sau đó là sức khỏe loại B1 và đang có xu hướng tăng theo từng năm.

Nhìn chung sức khỏe người lao động trong Công ty bảo đảm đáp ứng yêu cầu công việc. Qua số liệu tại Phòng Tổ chức – Lao động, trong giai đoạn 2018-2020 không có trường hợp nào ốm nặng, phải nằm việc điều trị dài ngày và hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Những trường hợp ốm nhẹ, đột xuất xin nghỉ tự điều trị có nhưng rất ít và đa số được phát hiện và điều trị một cách kịp thời. Để phòng chống dịch bệnh và tăng cường sức đề kháng, bồi bổ về sức khỏe để chống các bệnh nghề nghiệp Công ty cũng đã nhờ các cơ sở có uy tín tư vấn về sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí (thuốc phòng, thuốc điều trị, thuốc bổ, thực phẩm chức năng…vv) cho người lao động, cụ thể trong giai đoạn 2016-2019, Công ty đã thực hiện các biện pháp trên cho hàng nghìn lượt người.

Để đánh giá được tình hình sức khỏe của NLĐ tại Công ty tác giả đã điều tra 80 người lao động trong Công ty về mức độ bị ốm trong 6 tháng trở lại đây và nhận được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.1. Tình trạng sức khoẻ ngƣời l o động trong Công ty

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Như vậy trong số 80 người được hỏi thì chỉ có 4 người chiếm 5% trong tổng số cho rằng sức khỏe của mình bị yếu – bị ốm dài ngày trong năm vừa qua, có 15% cho rằng sức khỏe đạt mức trung bình, có 11,25% cho rằng có sức khỏe đạt mức khỏe và 68,75% là đạt mức rất khỏe. Với câu hỏi: “Nếu

ốm anh chị có phải nghỉ làm không?” thì trong số 50 người bị ốm thì chỉ có 4 người cho rằng mình phải nghỉ làm. Điều này phần nào thấy được tình trạng sức khỏe của người lao động tại Công ty là tương đối tốt. Như vậy Công ty đã luôn quan tâm đến tình trạng sức khỏe của NLĐ và đó cũng là một trong những lý do khiến tai nạn lao động trong những năm qua của công ty giảm một cách đáng kể, năm 2019 không có số tai nạn lao động nào.

2.2.2. Thực trạng trí lực

Theo số liệu thống kê của bộ phận tổ chức nhân sự Công ty Cổ phần Vinafor thì số lượng lao động đã qua đào tạo theo các chuyên ngành cụ thể tính đến hết năm 2020 được thể hiện như sau:

Bảng 2.7. Tỷ lệ nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật tại Công ty Cổ phần Vinafor từ 2018 -2020 ĐV : % Trình độ 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 TS, PGS.TS 1 2,5 2,4 1,5 -0,1 Thạc sĩ 23 25 28 2 3 Đại học 76 72,5 69,6 -3,5 -2,9

(Nguồn số liệu: Tính toán từ số liệu của Phòng Tổ chức lao động)

Qua bảng số liệu 2.7 ta thấy tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn cao tăng đều qua các năm, tỷ lệ lao động có trình độ Đại học có xu hướng giảm từ 76% năm 2018 xuống còn 72,5% năm 2019 và 69,6% năm 2020. Tỷ lệ nhân lực có trình độ thạc sĩ tăng qua các năm; năm 2019 so với năm 2018 tăng 2%; năm 2020 so với năm 2019 tăng 3%. Tuy nhiên tỷ lệ nhân lực có trình độ Tiến sỹ, Phó Giáo sư năm 2019 so với năm 2018 tăng 1,5% nhưng năm 2020 so với năm 2019 lại giảm 0,1 %. Đây chính là điều kiện thuận lợi bởi công ty có nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng chuyên môn ngày càng cao, tạo cơ sở cho việc áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tổng công ty lâm nghiệp việt nam công ty cổ phần vinafor (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)