7. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát về Công đoàn Viên chức Việt Nam và công đoàn cấp trên
trên trực tiếp cơ sở trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Cùng với sự ra đời của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, Công đoàn Viên chức xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ
AX dưới hình thức các hội, đoàn. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước cũng như sự phát triển của tổ chức công đoàn, ngày 02/7/1994, Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN đã ra Quyết định 739/QĐ-TLĐ về việc thành lập CĐVCVN. Sự ra đời của CĐVCVN đã đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng, thực hiện chủ trương đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần VII đề ra; đồng thời thể hiện ý nguyện của đông đảo công chức, viên chức trên cả nước, cũng như các cấp công đoàn cơ sở, thể hiện sự lớn mạnh của phong trào công nhân, viên chức, lao động và Công đoàn Việt Nam. Đây cũng là một mốc son mới đánh dấu sự phát triển của quá trình hòa nhập giữa Công đoàn Việt Nam với các tổ chức công đoàn quốc tế nhằm tranh thủ sự ủng hộ của bè bạn đối với Việt Nam. Từ đây cái tên CĐVCVN (VPSU) đã xuất hiện và dần trở nên quen thuộc với bè bạn quốc tế, ngày 02/7 trở thành ngày đáng ghi nhớ của đội ngũ công chức, viên chức, lao động Việt Nam đã đi vào lịch sử của phong trào công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, hoạt động của CĐVCVN không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực với phương châm đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, lấy phong trào hoạt động và xây dựng công đoàn cơ sở làm nền tảng, làm trọng tâm, lấy nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và công đoàn trong từng giai đoạn làm mục tiêu tổ chức hoạt động.
Qua 26 năm xây dựng và phát triển với 05 kỳ Đại hội, CĐVCVN không ngừng phát triển đồng bộ. Với những đóng góp to lớn của phong trào CBCCVCLĐ và phong trào công đoàn của CĐVCVN trong những năm qua đã có nhiều tập thể, cá nhân được tặng danh hiệu thi đua, phần thưởng cao quý của Nhà nước, các ngành, các cấp, TLĐLĐVN.
2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động
2.1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc ngành.
- Nghiên cứu tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội thuộc ngành:
+ Nghiên cứu tham gia với bộ, ngành về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, gắn với việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động thuộc ngành.
+ Nghiên cứu tham gia xây dựng pháp luật, các chế độ, chính sách lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến người lao động cùng ngành, nghề; tham gia cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
+ Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách thuộc ngành, nghề; kiến nghị với cơ quan nhà nước bổ sung, sửa đổi và giải quyết những chế độ, chính sách ngành, nghề đáp ứng yêu cầu phát triển ngành.
+ Phối hợp hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm ngành.
- Nghiên cứu đề xuất với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về mô hình tổ chức; chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp thuộc công đoàn ngành; hướng dẫn chỉ đạo đại hội các công đoàn cấp dưới; thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp.
+ Hướng dẫn, chỉ đạo công đoàn cấp dưới.
+ Triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn Viên chức Việt Nam.
+ Tham gia quản lý, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; thương lượng và ký thoả ước lao động tập thể.
+ Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến đoàn viên và người lao động, vận động đoàn viên, người lao động nâng cao trình độ, nghề nghiệp. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm ngành.
- Chủ động phối hợp với liên đoàn lao động tỉnh, thành phố chỉ đạo hướng dẫn các công đoàn viên chức tỉnh, thành phố thực hiện các nội dung: Chế độ, chính sách lao động ngành; tuyên truyền, giáo dục truyền thống ngành; phương hướng nhiệm vụ phát triển ngành.
- Chủ động phối hợp với liên đoàn lao động tỉnh, thành phố xây dựng quy chế phối hợp chỉ đạo các công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Thực hiện công tác đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng
- Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2.1.2.2. Tổ chức hoạt động của Công đoàn Viên chức Việt Nam
Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 883/QĐ-TLĐ ngày 16/7/2009 của Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN thì CĐVCVN thuộc loại I. Trên cơ sở đó, cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan CĐVCVN biên chế cán bộ, chuyên viên, nhân viên hưởng lương ngân sách công đoàn tại cơ quan CĐVCVN là 35 người (không tính lao động hợp đồng). Hệ thống cơ quan CĐVCVN bao gồm 03 cấp cơ bản sau:
bộ máy giúp ban chấp hành, ban thường vụ, được thành lập theo mô hình 07 ban chuyên đề: Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Nữ công, Ban Chính sách
- Pháp luật, Ban Tài chính, Văn Phòng, Văn phòng Ủy ban Kiểm tra.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Hiện tại có 25 đơn vị.
- Công đoàn cơ sở (CĐCS): Hiện tại, CĐVCVN có 36 công đoàn cơ sở trực thuộc, được tổ chức theo hình thức CĐCS thành viên hoặc không có CĐCS thành viên, CĐCS có công đoàn bộ phận hoặc không có công đoàn bộ phận, CĐCS có tổ công đoàn hoặc không có tổ công đoàn.
Sơ đồ 2.1. Tổ chức Công đoàn Viên chức Việt Nam
(Nguồn: Văn phòng CĐVCVN) 2.1.2.3. Một số đặc điểm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam
Cơ cấu tổ chức
Theo Luật Công đoàn 2012, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ sở theo
quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:
- Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Công đoàn ngành địa phương;
- Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
- Công đoàn tổng công ty;
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
Theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là cấp thứ 3 trong 4 cấp của tổ chức công đoàn, là cấp có điều kiện sâu sát nắm tình hình công nhân, lao động tại doanh nghiệp. Các hoạt động của tổ chức Công đoàn muốn đến được với người lao động, đoàn viên đều thông qua công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS.
Mô hình tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hiện nay được tổ chức rất đa dạng, thích ứng với mọi điều kiện hoạt động công đoàn tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia tổ chức công đoàn. Sự đa dạng về mô hình tổ chức của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là động lực để thúc đẩy các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chủ động tập hợp, thu hút công nhân, lao động tham gia tổ chức công đoàn, thành lập tổ chức công đoàn trên mọi địa bàn, ngành nghề, hạn chế sự trì trệ trong phát triển lực lượng và hoạt động công đoàn. Hiện nay phần lớn các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đă thực hiện tốt việc đại diện tham gia với cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương những vấn đề có liên quan đến quyền lợi CNVCLĐ và hoạt động công đoàn; thực hiện tốt vai trò đại diện và hướng dẫn đối với cấp CĐCS theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Nhiệm vụ của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là tạo cho công đoàn cơ sở mạnh hơn. Công đoàn cấp trên tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở, nhất là ở những việc
công đoàn cơ sở chưa giải quyết được. Bên cạnh đó, công đoàn cấp trên đánh giá, ghi nhận công đoàn cơ sở; có chính sách để chăm lo cho công đoàn cơ sở. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong hệ thống Công đoàn Viên chức Việt Nam gồm 25 đơn vị, bao gồm:
STT Đơn vị
1 Công đoàn BHXH Việt Nam
2 Công đoàn Bộ Tài nguyên &
Môi trường
3 Công đoàn Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội
4 Công đoàn Bộ KH & ĐT
5 Công đoàn Bộ Tài chính
6 Công đoàn Bộ Tư pháp
7 Công đoàn Bộ Nội vụ
8 Công đoàn Bộ Khoa học và
Công nghệ
9 Công đoàn Bộ Ngoại giao
10 Công đoàn Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch
11 Công đoàn Văn phòng Chính phủ
12 Công đoàn Văn phòng Quốc hội
13 Công đoàn Văn phòng Trung
ương Đảng
14 Công đoàn Đài Truyền hình VN
17 Công đoàn Thông tấn xã VN
18 Công đoàn Kiểm toán Nhà nước
19 Công đoàn Học viện CTQG
STT Đơn vị
20 Công đoàn Ngân hàng Phát
triển Việt Nam
21 Công đoàn cơ quan Trung
ương Đoàn
22 Công đoàn Liên hiệp các hội
KHKT Việt Nam
23 Công đoàn các cơ quan, đơn vị
trực thuộc Tổng Liên đoàn
24 Công đoàn Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam
25 Công đoàn Viện Hàn lâm
KHCN Việt Nam
Cộng
(Nguồn: Văn phòng CĐVCVN)
Điều 17 - Luật Công đoàn 2012 quy định công đoàn cấp trên trực tiếp cơ
sở có quyền, trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở khi người lao động ở đó yêu cầu. Theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có nhiều nhiệm vụ (10 nhiệm vụ theo điều 18) mang tính chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và kết nối với cơ sở, với cấp trên; ngoài ra các nhiệm vụ của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở còn mang tính hướng về cơ sở, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ trong các lĩnh vực hoạt động.
Chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam
tác của công đoàn cấp trên; chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy, nghị quyết đại hội công đoàn. Tham gia với Đảng ủy, lãnh đạo về công tác quản lý, lãnh đạo
cơ quan về các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Phối hợp với lãnh đạo chuyên môn thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan theo quy định. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ sở trực thuộc.
- Tổ chức phong trào thi đua yêu nước, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan; vận động đoàn viên và người lao động tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh và tham gia các hoạt động xã hội; hướng dẫn các hình thức, biện pháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng cơ quan văn hóa, tham gia cải cách hành chính, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
- Phát triển đoàn viên, thành lập và xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo phân cấp của CĐVCVN
- Quản lý tài chính, tài sản công đoàn theo quy định của pháp luật và tổ chức công đoàn.
Một số kết quả hoạt động của công đoàn cấp trên cơ sở trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây, các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức đã bám sát chương trình, kế hoạch của Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam đề ra để triển khai nhiều hoạt động đạt kết quả tốt. Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã vận động cán bộ, đoàn viên của đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ chính trị của mình chủ động tham mưu xây dựng các nghị quyết liên quan đến CBCCVCLĐ về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp; cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của đất nước;
Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với đoàn viên, người lao động để kiến nghị, đề nghị với người
sử dụng lao động thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật; tham gia các hội đồng nâng lương, nâng ngạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ…; phối hợp cùng lãnh đạo đơn vị cải thiện môi trường, điều kiện làm việc; chăm lo đời sống, vật chất, cải thiện thu nhập cho đoàn viên công đoàn; đồng thời phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, hội nghị người lao động; tổ chức đối thoại giữa thủ trưởng, giám đốc, ban chấp hành công đoàn và người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ.
Thực hiện công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động; đẩy mạnh triển khai thực hiện “Chương trình phúc lợi cho đoàn viên và người lao động”, tranh thủ những điều kiện thuận lợi để ký kết với những đối tác phù hợp, không ngừng chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên; triển khai việc cung cấp thông tin về các dự án phát triển nhà ở xã hội hiện đang triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội cho đoàn viên; trợ cấp thường xuyên cho đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng; xây dựng các mô hình chăm lo đời sống cán bộ, công chức, người lao động: Mô hình “Cung cấp, chế biến thực phẩm an toàn cho đoàn viên”, “Tiết kiệm gửi góp giúp đoàn viên khó khăn”,... Tổ chức các ngày lễ, tết cho cán bộ, đoàn viên; kịp thời thăm hỏi, động viên, chia sẻ với đoàn viên, gia đình đoàn viên khi ốm đau, hoạn nạn, tạo không khí đoàn kết trong cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc CĐVCVN đã tích cực tham gia cùng cấp ủy và chuyên môn đồng cấp tập trung thực hiện hiệu quả "nhiệm vụ kép” vừa chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Tổ chức tư vấn, tuyên truyền pháp luật miễn phí cho CBCCVCLĐ; chủ động triển khai các hoạt động xã hội từ thiện đạt kết quả cao.
Cụ thể hoá phong trào thi đua theo từng tiêu chí để đánh giá sát, phù hợp với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, từ khâu phát động,