Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, xếp hạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây i (Trang 104 - 105)

6. Cấu trúc đề tài

3.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, xếp hạng

khách hàng và nghiêm túc thực hiện đúng quy trình cho vay

RRTD bắt đầu từ những kết quả phân tích, thẩm định tín dụng không cẩn trọng, thiếu chính xác của các cán bộ thẩm định và không tuân thủ các quy định cho vay nên đã dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Vì vậy, để hạn chế được RRTD với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất thì đòi hỏi cán bộ thẩm định phải nghiêm túc thực hiện quy trình cho vay. Thực hiện cho công tác phân tích và thẩm định khách hàng thật tốt, phản ánh đúng bản chất về tình hình tài chính cũng như hoạt động của khách hàng, tuân thủ các quy định cho vay.

Để giải quyết các đòi hỏi này thì ngân hàng cần phải thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua việc xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ. Từ đó Agribank chi nhánh Hà Tây I có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của khách hàng, để từ đó nhận thấy được những rủi ro của khách hàng, định ra một giới hạn tín dụng hợp lý, nằm trong giới hạn chịu nợ của khách hàng đối với Chi nhánh.

Muốn vậy, Cán bộ thẩm định tín dụng cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường nội bộ của khách hàng, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng…). Khi đi vào phân tích cần được thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và điều kiện kinh tế Việt Nam, không nên cứng nhắc theo những tính toán của các nước có điều kiện không tương đồng. Thông qua việc sử dụng các mô hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng.

Khi xem xét cho vay cán bộ thẩm định cũng phải chú ý tới đặc thù của từng ngành cho vay, phải nắm bắt được kiến thức cơ bản về thị trường, các ngành nghề, các thành phần kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất với những thị trường riêng biệt

và sản phẩm đầu ra của dự án kinh doanh của khách hàng. Cán bộ thẩm định cần phải xem xét lại việc thẩm định khách hàng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thẩm định, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Thẩm định về khách hàng nên tập trung vào một số nội dung như: thẩm định tư cách pháp lý của bên đi vay; thẩm định về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của bên đi vay; tính toán, xác định mức thu nhập của khách hàng vay; thẩm định lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn.

Cần thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, chặt chẽ các điều kiện tín dụng, không hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án, các tài sản đảm bảo,… để đảm bảo thu lợi ích tương xứng với mức độ rủi ro. Ngân hàng cần xây dựng chặt chẽ các điều kiện trong hợp đồng. Các điều kiện pháp lý trong hợp đồng tín dụng càng chặt chẽ càng đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng khi xảy ra rủi ro, đồng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong sử dụng vốn vay, hạn chế rủi ro xảy ra.

Đồng thời, Chi nhánh cũng cần nhanh chóng hoàn thiện mô hình chấm điểm, định hạng tín dụng khách hàng cá nhân. Mục tiêu cơ bản của hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ là nhằm thực hiện việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay một cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp về nền kinh tế nói chung trong mối liên hệ đến quy mô khách hàng hiện tại của ngân hàng. Hệ thống này là một phương pháp chấm điểm nhất quán dựa trên các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính trong hoàn cảnh thực tế hiện tại của ngân hàng theo các loại hình doanh nghiệp cơ bản khác nhau nhằm đánh giá các rủi ro liên quan tới khách hàng vay. Trên cơ sở hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ ngân hàng có thể tính toán được xác xuất xảy ra rủi ro, giá trị rủi ro trong trường hợp sảy ra sự cố, tỷ lệ thu hồi theo từng loại khoản vay, mức độ tổn thất dự kiến, từ đó áp dụng các biện pháp đo lường, quản trị rủi ro thích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây i (Trang 104 - 105)