Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây i (Trang 105 - 107)

6. Cấu trúc đề tài

3.2.2 Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Khi phân tích về thực trạng các hoạt động trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Agribank chi nhánh Hà Tây I giai đoạn

2018-2020, nghiên cứu đã nhận thấy rằng: Quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại đây còn chưa mạch lạc, thiếu, yếu; các khâu quản trị cụ thể vẫn chưa đạt đến độ yêu cầu, trong đó khâu nhận diện rủi ro là khâu yếu đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro.

- Sự yếu kém của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Agribank chi nhánh Hà Tây I hể hiện trong toàn bộ hoạt động tín dụng cũng như với từng khoản tín dụng cụ thể. Các hoạt động nhận diện rủi ro đã không được triển khai đầy đủ và

đúng mức, chất lượng hoạt động này không cao, hầu như chỉ có hình thức. Nó chưa làm hết vai trò là cửa chặn đầu tiên cho hoạt động tín dụng. Chính vì thế, trong thời gian qua rất nhiều nguy cơ rủi ro đã không được phân tích, nhận diện để đưa ra các phương án ứng phó, dẫn đến khi diễn biến xấu xảy ra, chính sách ứng xử của Chi nhánh đã tỏ ra lúng túng và khách hàng đã phải hứng chịu những quyết định mang tính bất thường, gây sốc, mà rủi ro tổn thất vẫn không được ngăn chặn.

Để thực hiện yêu cầu nâng cao năng lực nhận diện rủi ro tín dụng vừa nêu, Agribank chi nhánh Hà Tây I cần phải xử lý tốt một số vấn đề cụ thể như sau:

- Hiện nay, Agribank chi nhánh Hà Tây I chưa có bảng thống kê các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng. Xuất pháp từ yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Chi nhánh cần thiết lập bảng thống kê các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng với nội dung sau: Thường xuyên thu thập thông tin liên quan đến tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng, cơ chế chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng và môi trường nội bộ cấp tín dụng của ngân hàng để phân tích, đánh giá nguyên nhân phát sinh nợ xấu trên các phương diện về phía khách hàng; về phía chính sách tín dụng, quy trình cấp tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng; về tác động của môi trường kinh doanh; phân tích, dự báo

tác động của việc thay đổi môi trường bên ngoài, bên trong tác động không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để tổng kết, xây dựng hệ thống các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng đã, đang và sẽ xảy ra để phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng và nhận diện rủi ro tín dụng của cán bộ ngân hàng một cách hệ thống, chủ động, khoa học.

- Trong quá trình tác nghiệp tín dụng, yêu cầu các cán bộ làm công tác tín dụng và đội ngũ quản lý trực tiếp phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy trình, hướng dẫn về phân tích các dấu hiệu nhận biết rủi ro của khách hàng/khoản vay đã được quy định. Các quy định, hướng dẫn hiện nay của Vietinbank về vấn đề này cũng đã khá đầy đủ và được cập nhật thường xuyên từ lý luận và thực tiễn. Nếu thực hiện đúng và thực chất thì kết quả cũng sẽ rất tốt. Vấn đề còn lại chỉ là do từ trước đến nay Chi nhánh vẫn chưa khai thác hết, hoặc quá trình tác nghiệp thực tế thường bỏ qua một số dấu hiệu, hoặc do chất lượng các phân tích chưa cao. Vì thế, bây giờ Chi nhánh cần phải chấn chỉnh lại việc tuân thủ thực hiện các nội dung tác nghiệp. Yêu cầu này tùy thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo và sự kiểm soát của đội ngũ cán bộ quản lý nghiệp vụ(cấp quản lý trung gian).

- Thường xuyên cập nhật những vấn đề mới, diễn biến mới của tình hình rủi ro tín dụng, các khuyến nghị từ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên vào quá trình nhận diện rủi ro tín dụng và thực hiện các quyết định tín dụng. Chẳng hạn như phải đặc biệt quan tâm vấn đề“ nhóm khách hàng liên quan”

trong quá trình cấp tín dụng dây chuyền (là vấn đề lâu nay vẫn còn chưa được quan tâm kiểm soát), hay vấn đề tư cách pháp lý, lý lịch tín dụng khách hàng…

- Một nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng là thông tin không đầy đủ, do khách hàng hoặc do bản thân ngân hàng. Vì vậy, để công tác nhận dạng rủi ro tín dụng khi thực hiện quá trình cấp tín dụng, Chi nhánh cần thiết phải xây dựng các bảng câu hỏi liệt kê các yếu tố nghi vấn về điều kiện rủi ro để qua đó nhận diện nguy cơ rủi ro. Từ đó, giúp Chi nhánh nhận biết được các điều kiện gây ra rủi ro, nguy cơ rủi ro để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Ngoài ra, trong quá trình phân tích, nhận diện các nguồn rủi ro đối với toàn bộ hoạt động tín dụng, cần phải quan tâm đến vấn đề các rủi ro phát sinh từ quá trình quyết định tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây i (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w