24 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu K
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí
3.2.1. Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh
doanh Cơ sở giải pháp
Trong điều kiện kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì tiết kiệm chi phí là vấn đề có tính chiến lược lâu dài của xí nghiệp, là yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh trong kinh doanh và tạo ra mức tích lũy cần thiết cho quá trình tái sản xuất.
Mặc dù trong những năm vừa qua, xí nghiệp đã xây dựng được những định mức kinh tế kỹ thuật tiết kiệm, tuy nhiêm chi phí kinh doanh xăng dầu còn cao đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do địa bàn kinh doanh rộng, địa bàn công ty lại chủ yếu là miền núi với 2 tỉnh Hòa Bình và Sơn La. Vì vậy đã làm tăng chi phí vận chuyển và bảo quản xăng dầu, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của xí nghiệp.
Như vậy, vấn đề đặt ra là phải tiết giảm đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển và hao hụt trong quá trình bảo quản và vận chuyển.
-Phương thức th c hiện
Để thực hiện được điều này, công ty cần phải áp dụng các biện pháp:
+ Giảm phí tổn vận tải thông qua tính toán sự vận động của hàng hóa hợp lý từ nguồn hàng đến nơi tiêu dung, lựa chọn tuyến đường, phương tiện
vận chuyển phù hợp, tổ chức tốt công tác bốc dỡ hai đầu, sử dụng phương thức vận chuyển tiên tiến.
+ Giảm chi phí bảo quản, hao hụt hàng hóa trong kinh doanh thông qua áp dụng phương tiện, thiết bị bảo quản tiên tiến, kiểm tra số lượng chất lượng hàng nhập xuất để hạn chế hao hụt mất mát, không ngừng hoàn thiện các định mức hao hụt, nâng cao trình độ nghiệp vụ kỹ thuật bảo quản của cán bộ trong kho, thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất trong bảo quản sử dụng hàng hóa, tài sản của xí nghiệp.
Ngoài ra, xí nghiệp cần tiếp tục thực hiện chương trình “thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” với các giải pháp tích cực, chủ động hơn theo hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, lãi gộp, quản lý chặt chẽ doanh thu, chi phí, hợp lý hóa cung đường vận động hàng hóa, ưu tiên áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để giảm hao hụt, tổ chức lại sản xuất, tăng năng suất chất lượng lao động … nhằm giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp.
3.2.2. Quản lý nguồn thu
- Cơ sở giải pháp
Qua thực tế tìm hiểu ta thấy trong năm 2019 và 2020, số vốn xí nghiệp chiếm dụng nhiều hơn so với số vốn xí nghiệp bị chiếm dụng. Tuy các khoản phải thu ngắn hạn của xí nghiệp giảm nhưng các khoản phải thu của khách hàng và khoản phải thu khác đều tăng mạnh. Lượng vốn mà công ty bị khách hàng chiếm dụng không những không sinh lời mà còn khiến xí nghiệp bị mất chi phí, cơ hội khác khi tạm thời không được quyền sử dụng số vốn này. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nền kinh tế trong nước các năm gần đây thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng gây nhiều khó khăn cho khách hàng trong việc trả nợ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải thấy rằng xí nghiệp bị khách hàng chiếm dụng một lượng vốn đáng kể là từ các đối tác lâu năm.
- Phương thức th c hiện
+ Xí nghiệp cần có các biện pháp để đẩy nhanh công tác thu hồi các khoản phải thu của khách hàng. Xí nghiệp nên áp dụng nhiều tỷ lệ chiết khấu khác nhau tùy theo từng thời hạn thanh toán nhằm khuyến khích tạo động lực khách hàng thanh toán trước thời hạn. Xí nghiệp cũng cần đánh giá kỹ tình hình tài chính của khách hàng để trong quá trình thu hồi nợ tránh gặp phải những khó khắn không mong muốn.
+ Bên cạnh với việc áp dụng các hình thức khuyến khích khách hàng
thanh toán trước thời hạn thì xí nghiệp cũng cần phải có những biện pháp với các khoản nợ quá hạn.
+ Hàng tháng đề nghị khách hàng đến đối chiếu công nợ, xác định công nợ. Số nợ quá hạn cần phải yêu cầu khách hàng thanh toán ngay, đối với những khách hàng cố tình chiếm dụng, chiếm dụng vốn của công ty quá lâu thì cần có biện pháp cứng rắn. Ngay từ khi ký kết hợp đồng, công ty cần phải chú trọng đến phần thanh toán, có thể ghi rõ các luật thanh toán trong hợp đồng nhằm ràng buộc khách hàng.
+ Xí nghiệp cần có kế hoạch cụ thể trong việc thu hồi khoản phải thu khác, tránh các tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi.
3.2.3. Quản lý nợ
-Cơ sở giải pháp
Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho công nhân viên và các khoản phải trả khác.
Thực tế cho thấy Nợ phải trả của xí nghiệp trong 2 năm 2019 và 2020 chiếm tỷ trọng hơn 52%. Trong đó Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng Nợ phải trả của xí nghiệp, xí nghiệp phải dùng một phần nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn, không đáp ứng nguyên tắc cân bằng tài chính của xí nghiệp, khả năng thanh toán của công ty giảm đã làm ảnh hưởng tới mức độ an toàn tài chính của xí nghiệp.
- Phương thức th c hiện
Xí nghiệp cần có những biện pháp nhằm giảm nợ phải trả ngắn hạn giúp làm tăng khả năng thanh toán, đáp ứng đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính của xí nghiệp. Dựa trên thực tế hoạt động của xí nghiệp, xí nghiệp cần có các biện pháp nhằm quản lý, cắt giảm khoản phải trả nội bộ của xí nghiệp.
Đồng thời với việc lãi suất ngân hàng được nhà nước kiểm soát ở mức lãi trần 12% như hiện nay, xí nghiệp có thể tăng các khoản nợ vay trung và dài hạn để đầu tư cho tài sản cố định nhằm đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, cải thiện khả năng thanh toán của xí nghiệp.