Thành lập bộ phận Marketing và thực hiện hoạt động Marketing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh tại xí nghiệp xăng dầu k133 công ty xăng dầu hà sơn bình (Trang 92)

24 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu K

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí

3.2.4. Thành lập bộ phận Marketing và thực hiện hoạt động Marketing

Từ khái niệm đơn giản, thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện có và sẽ có, có thể nhận thấy rằng việc mở rộng thị trường để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng là rất cần thiết và quan trọng. Vì có khách hàng tiềm năng thì công ty sẽ thu được lợi nhuận, muốn làm được như vậy thì một phần phải dựa vào công tác Marketing. Công tác Marketing rất quan trọng trong việc mở rộng thị trường và khách hàng. Marketing bao gồm rất nhiều dạng hoạt động phong phú, trong đó có hoạt động nghiên cứu và dự báo về thị trường, về khách hàng để xí nghiệp có những thông tin chính xác, từ đó ban lãnh đạo có được thông tin cập nhật cần thiết để điều chỉnh hoạt động kinh doanh và dịch vụ sao cho có hiệu quả nhất.

Trong công tác Marketing thì các mục tiêu cơ bản của hệ thống Marketing mix (Marketing hỗn hợp) rất quan trọng và cần thiết vì nó sẽ:

- Tối đa hoá tiệu thụ: bán được nhiều hàng doanh thu tối đa làm cho

sản xuất kinh doanh phát triển, thu nhiều lợi nhuận, tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp, đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng cao.

- Tối đa hoá là việc thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng: nhu cầu ở đây không ngững về mẫu mã chất lượng, giá cả mà còn loại hình thức, trong và sau khi bán hàng, thời gian và tính thuận tiện.

- Tối đa hoá sự lựa chọn: Đa dạng hoá loại hình, phương thức, quy mô kinh doanh, dịch vụ khiến cho khách hàng có thể lựa chọn tuỳ ý sao cho phù hợp với thị hiếu của mình.

- Tối đa hoá chất lượng kinh doanh dịch vụ: chất lượng dịch vụ được

đánh giá bằng số lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ, tiến hành dịch vụ đơn giản, thuận tiện, kịp thời và giá cả hợp lý… cụ thể, một số phương thức mở rộng mạng lưới kinh doanh, dịch vụ của công ty:

+ Nghiên cứu hình thành các chương trình trọng điểm như thị trường mục tiêu, để từ đó phát triển, mở rộng mạng lưới kinh doanh và dịch vụ. Đây là công tác quan trọng của marketing vì xí nghiệp muốn xây dựng, phát triển được thì phải có một số bàn đạp vững chắc là thị trường. Ở đây thông qua việc lựa chọn và tìm kiếm và dẫn đến hình thành thị trường mục tiêu, từ đó ta có thể căn cứ vào thị trường này mà xây dựng các kế hoạch mới để mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh của xí nghiệp.

+ Tăng cường các dịch vụ Marketing, tư vấn cho bạn hàng và khách hàng tiềm năng có thể hiểu thêm về xí nghiệp và sử dụng dịch vụ của mình. Xí nghiệp có thể giới thiệu về những đặc tính, đặc điểm nổi bật và ưu thế của mình cho khách hàng về các loại hình kinh doanh, dịch vụ của xí nghiệp.

.2.5. Tăng cường quản lý lao động

Ảnh hưởng của chất lượng lao động đến hiệu quả lao động là rất lớn nên có được một đội ngũ thợ lành nghề có tâm huyết với công việc chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao dẫn đến hiệu quả kinh doanh cao.

Muốn nâng cao hiêun quả kinh doanh, xí nghiệp cần phải xây dựng các chế độ khuyến khích người lao động có tinh thần trách nhiệm, hăng hái làm việc. Các biện pháp tạo động lực và khuyến khích phải được xây dựng trên cơ sở kết hợp hài hòa các yếu tố vật chất và tinh thần của người lao động. Xí nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Cần xây dựng môi trường thuận lợi, thoải mái trong sinh hoạt cho người lao động.

- Xí nghiệp luôn tạo cơ hội để người lao động học tập nâng cao trình độ

giúp họ có được những cơ hội thăng tiến

- Tạo lập mối quan hệ tốt giữa các cấp, các bộ phận với nhau, giữa người quản lý và công nhân trong xí nghiệp.

- Khen thưởng biểu dương công khai kết hợp với tiền thưởng và nâng cao lương đối với những người có thành tích thực sự, có sáng kiến làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho xí nghiệp. Song song với nó xí nghiệp phải có hình thức phạt đối với những người không hoàn thành chỉ tiêu trên giao xuống. Đối với những người không hoàn thành chỉ tiêu trên giao xuống thì phạt theo %.

Ảnh hưởng của chất lượng lao động đến hiệu quả lao động là rất lớn nên có được một đội ngũ thợ lành nghề có tâm huyết với công việc chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao dẫn đến hiệu quả kinh doanh cao.

Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, xí nghiệp cần phải xây dựng các chế độ khuyến khích người lao động có tinh thần trách nhiệm, hăng hái làm việc. Các biện pháp tạo động lực và khuyến khích phải được xây dựng trên cơ sở kết hợp hài hòa các yếu tố vật chất và tinh thần của người lao động. Xí nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Cần xây dựng môi trường thuận lợi, thoải mái trong sinh hoạt cho người lao động.

- Xí nghiệp luôn tạo cơ hội để người lao động học tập nâng cao trình độ giúp họ có được những cơ hội thăng tiến

- Tạo lập mối quan hệ tốt giữa các cấp, các bộ phận với nhau, giữa người quản lý và công nhân trong xí nghiệp.

- Khen thưởng biểu dương công khai kết hợp với tiền thưởng và nâng cao lương đối với những người có thành tích thực sự, có sáng kiến làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho xí nghiệp. Song song với nó xí nghiệp phải có hình thức phạt đối với những người không hoàn thành chỉ tiêu trên giao xuống. Đối với những người không hoàn thành chỉ tiêu trên giao xuống thì phạt theo %.

3.2.6. Tổ chức lao động hợp lý và nâng cao trình độ năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên tác cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên

Con người là nhân tố quyết định đến mọi khâu, mọi lĩnh vực trong quá trình hoạt động kinh doanh. Để đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp thì nhất thiết phải có đội ngũ lao động có chất lượng, nghĩa là có trình độ tay nghề, có nhiệt huyết công việc, có tinh thần trách nhiệm cao.

Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo công tác tổ chức, quản lý; chấp hành tốt các quy định quản lý của Nhà nước; tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống quy chế quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là các quy chế về quản lý tài chính, lao động và tiền lương, quản lý chất lượng sản phẩm; biên soạn quy chế hoạt động để chuẩn bị hoạt động theo mô hình mới, phát huy tính chủ động sáng tạo và nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh.

Phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng bền vững cho Công ty.

Nhằm xây dựng đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, sử dụng hợp lý nguồn lực lao động để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động và tiền lương, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Trong bối cảnh mặt bằng về trình độ lao động ở tại địa phương là tương đối thấp thì Công ty cần thực hiện các giải pháp sau:

Sắp xếp hợp lý cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhất là các phòng ban cho đỡ cồng kềnh như có thể ghép phòng thiết kế với phòng công nghệ làm một; ghép phòng quản trị với phòng bảo vệ làm một, trong đó bộ phận bảo vệ thuộc phòng quản trị.

Xây dựng các nội quy kỷ luật lao động, quy chế đánh giá, bình xét phân loại lao động rõ ràng, minh bạch để đảm bảo phân phối và khen thưởng công bằng, dân chủ.

Tuyển và sử dụng lao động đúng chuyên môn, trình độ tránh sử dụng lao động có trình độ chuyên môn cao với công việc giản đơn vì lương trả cho lao động này là cao. Ngược lại không nên vì mức chi trả lương thấp mà tuyển và sử dụng người có tình độ nghiệp vụ thấp vào vị trí đòi hỏi trình độ tay nghề cao.

Phân công lao động hợp lý, hiệp tác lao động chặt chẽ.

Áp dụng hài hòa các biện pháp để nâng cao năng suất lao động. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn dưới nhiều hình thức (đào

tạo dài hạn, ngắn hạn) và phương pháp đào tạo, phát triển nhân viên (kèm cặp, đào tạo nghề...) để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật và năng lực công tác cho cán bộ (kể cả cán bộ quản lý) và công nhân viên. Để làm được việc này thì cần phải có một khoản chi phí, song đầu tư cho con người là sự đầu tư khôn ngoan nhất.

Bộ phận kỹ thuật, kế hoạch, kế toán kết hợp để tăng cường việc áp dụng các định mức tiêu chuẩn kỹ thuật vào sản xuất như: định mức cho năng suất lao động, định mức tiêu hao nhiên liệu, định mức tiêu hao nguyên vật liệu… để công nhân và các bộ phận khác buộc phải có ý thức thực hành tiết kiệm và sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào cho sản xuất.

Đánh giá công bằng và đãi ngộ thỏa đáng, công bằng cho người lao động. Có cơ chế phân loại lao động, khen thưởng rõ ràng đối với công nhân lao động tốt hay có những sáng kiến cải tiến lao động; đồng thời xử phạt đối với công nhân có ý thức kém gây tổn thất cho Công ty.

Biện pháp này giúp cho Công ty có được đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, có tầm nhìn chiến lược và đội ngũ công nhân lành nghề đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

3.2.7. Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội

Đổi mới công nghệ phải đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt công tác kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu sản phẩm, tránh để cho những sản phẩm chất lượng kém ra tiêu thụ trên thị trường.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, sản xuất của các doanh nghiệp mở rộng theo hướng sản xuất lớn, xã hội hóa và mở cửa làm cho mối quan hệ lẫn nhau trong xã hội ngày càng chặt chẽ. Doanh nghiệp nào biết sử dụng mối quan hệ sẽ khai thác được nhiều đơn hàng, tiêu thụ tốt. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao cần tranh thủ tận dụng các lợi thế, hạn chế khó khăn của môi trường kinh doanh bên ngoài. Đó là:

Giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng: là mục đích ý đồ chủ yếu trong kinh doanh, vì khách hàng là người tiếp nhận sản phẩm, người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng có được thỏa mãn thì sản phẩm mới được tiêu thụ.

Tạo ra sự tín nhiệm, uy tín trên thị trường đối với doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, tác phong kinh doanh, tinh thần phục vụ, … bất cứ doanh nghiệp nào muốn có chỗ đứng trên thị trường đều phải gây dựng sự tín nhiệm. Đó là quy luật bất di bất dịch để tồn tại trong cạnh tranh trên thương trường.

Giải quyết tốt mối quan hệ với các đơn vị tiêu thụ, đơn vị cung ứng. Giải quyết tốt mối quan hệ với các tổ chức quảng cáo, các cơ quan lãnh đạo doanh nghiệp, … thông qua các tổ chức này để mở rộng ảnh hưởng của doanh nghiệp, tạo cho khách hàng, người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn, đồng thời bảo vệ uy tín và sự tín nhiệm đối với doanh nghiệp.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở thực tiễn về nâng cao hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu K133- Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình thời gian qua, từ dự báo về triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam, triển vọng mở cửa thị trường xuất khẩu cho mặt hàng mới của Việt Nam, dự báo nhu cầu các xăng dầu Việt Nam từ năm 2017 đến 2020 và phân tích môi trường cạnh tranh, chương 3 đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp. Những giải pháp đã nêu ở chương này là cơ sở để Xí nghiệp xăng dầu K133- Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình nói riêng và các Công ty xăng dầu khác ở Việt Nam nói chung vận dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, nguồn lực, trình độ, quản lý... để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.

ẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề cấp thiết của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh thì mỗi doanh nghiệp lại đề ra cho mình những tiêu thức khác nhau.

Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp nói chung, Xí nghiệp xăng dầu K133 nói riêng trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Từ thực trạng hoạt động của kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu K133, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xăng dầu K133 – Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình ” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Đề tài đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đề ra là:

- Hệ thống hóa lý luận về hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xăng dầu K133 trong giai đoạn 2018 - 2020.

- Trên cơ sở những kết quả đạt được và những hạn chế của Xí nghiệp

xăng dầu K133 trong giai đoạn vừa qua, kết hợp với các quan điểm, những lý thuyết hiện đại về hiệu quả hoạt động kinh doanh, đề tài luận văn đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp như: Nâng cao chất lượng sản phẩm; Đẩy mạnh hoạt động Marketing; Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; Tổ chức lao động hợp lý và nâng cao trình độ năng lực công tác cho đội ngũ CBCNV; Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội.

Do thời gian có hạn, những giải pháp nêu ra có thể chưa toàn diện, chưa thấy hết các khía cạnh của vấn đề và Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thành với chất lượng tốt hơn.

DANHMỤCTÀ L UT M ẢO

1. Nguyễn Như Anh (2017), Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang.

2. Nguyễn Tấn Bình (2008), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Thống kê - TP. Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Thế Biền, Nguyễn Ngọc Quân (2006), Giáo trình Quản trị nhân l c, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

4. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội

5. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình Phân tích kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

6. Đặng Đình Đào (1998), Kinh tế thương mại dịch v , Nxb Thống Kê, Hà Nội

7. Trần Minh Đạo (2006), Gi o trình M r eting căn ản, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

8. Phạm Văn Được, Đặng Thị Kim Cương (2005), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ (2009), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Giao thông vận tải, TP.Hồ Chí Minh.

10. Vương Đình Huệ, Đoàn Xuân Tiên (2002), Kế toán quản trị, Nxb Tài chính, Hà Nội.

11.Lưu Thị Hương,Vũ Duy Hào (2007), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,

12. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

13. Michael E. Porter (1996),Chiến ư c cạnh tranh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Mỵ, Phan Đức Dũng (2010), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.

15. Đỗ Hoàng Toàn (1994), Những v n đ cơ ản của quản trị doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh tại xí nghiệp xăng dầu k133 công ty xăng dầu hà sơn bình (Trang 92)