Những báo cáo ảnh hƣởng sức khỏe của Amiăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao nhận thức của người dân vùng sâu vùng xa về ảnh hưởng của tấm lợp chứa amiang đến sức khỏe và môi trường (Trang 46 - 49)

1. Phơi nhiễm với Amiăng

1.7. Những báo cáo ảnh hƣởng sức khỏe của Amiăng

Tác hại của Amiăng là gây xơ hoá phổi và chủ yếu là bệnh bụi phổi - Amiăng và các bệnh liên quan đến Amiăng như: mảng màng phổi, dầy màng phổi, ung thư phổi, ung thư trung biểu mô, ung thư đại trực tràng, ung thư mạc treo...

Tính đến năm 2014, có khoảng 125 triệu người trên thế giới đang bị phơi nhiễm với Amiăng tại nơi làm việc [12]. Theo ước tính toàn cầu, ít nhất có 107.000 người hàng năm chết do ung thư phổi, ung thư trung biểu mô liên

33

quan đến Amiăng và bệnh bụi phổi Amiăng do phơi nhiễm nghề nghiệp [11], [13], [15]. Ngoài ra, có khoảng 400 ca tử vong do phơi nhiễm không liên quan đến nghề nghiệp với Amiăng. Gánh nặng các bệnh liên quan tới Amiăng vẫn đang gia tăng ngay cả ở các nước đã cấm sử dụng Amiăng trong những năm đầu thập niên 1990. Vì thời gian ủ bệnh dài đến khi phát bệnh vẫn còn là một vấn đề đang tranh cãi, việc dừng sử dụng Amiăng hiện nay sẽ chỉ dẫn đến sự suy giảm về số tử vong liên quan đến Amiăng sau nhiều thập kỷ nữa [16].

1.7.1. Mỹ

Là một trong những nước có nhiều nghiên cứu nhất về tác hại của Amiăng đã thống kê từ năm 1968 đến năm 1994 có 12.179 trường hợp tử vong liên quan đến nghề nghiệp có Amiăng, trong đó ung thư màng phổi, ung thư trung biểu mô, bệnh bụi phổi-Amiăng gây suy hô hấp là những nguyên nhân chính gây tử vong.

1.7.2. Nga

Slovakia thống kê từ năm 1980-1996 có 15 trường hợp bị bệnh bụi phổi- Amiăng, 11 trường hợp bị ung thư phổi (có liên quan đến amiăng).

Viện Hàn lâm y học lao động Nga kết hợp với NIOSH của Mỹ và FIOH của Phần Lan khám lâm sàng chụp Xquang cho 2003 công nhân có tiếp xúc nghề nghiệp với Amiăng thấy có khoảng 10% công nhân có hình ảnh tổn thương mờ nhỏ không đều (irregular opacities) trên phim chụp Xquang phổi và 4% canxi hoá màng phổi với tuổi nghề trên 10 năm, tuổi đời trên 47 năm.

Tại Hội nghị quốc tế về Amiăng ở Nga năm 2001 có 35 bản báo cáo khoa học, có 2 tác giả đề nghị cấm sử dụng Amiăng còn 33 tác giả thì vẫn đề nghị tiếp tục sử dụng amiăng với điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

Hiện nay một số nước tiên tiến như Thuỵ Điển, Phần Lan, Pháp, Anh… đã hoàn toàn không sử dụng Amiăng và đã nghiên cứu thành công các vật liệu sợi thay thế amiăng. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế và kỹ thuật khác nhau nên

hiện tại vẫn có hàng trăm quốc gia vẫn tiếp tục sử dụng Amiăng thậm chí cả Mỹ vẫn sử dụng trở lại.

1.7.3. Châu Á

Ở Châu Á, hiện tại Nhật Bản, Singapore đã cấm sử dụng, tất cả các nước khác vẫn tiếp tục sử dụng .

- Tại Nhật Bản, tác giả Takahashi, Furuyas, Murayama báo cáo tại hội nghị về Amiăng tháng 9 năm 2002 tại Kyakyusu, ở Nhật năm 1985 có 784 trường hợp bị bệnh bụi phổi - Amiăng, năm 1994 có 462 trường hợp, năm 1999: Trên 200.000 công nhân được khám có 36 trường hợp bị mảng màng phổi. Số người được đền bù vì bệnh ung thư phổi, ung thư trung biểu mô toàn nước là 42 người và năm 2000 có 229 trường hợp. Nhật Bản Ngày 29/06/2005, nhiều công nhân tại nhà máy ống fibro xi măng Kanzaki Kubota trước kia đã bị ung thư do tiếp xúc với Amiăng. Tháng 03/2006, 105 nhân viên nhà máy này (chiếm 10% tổng số lao động) đã chết vì bệnh liên quan đến Amiăng tạo ra một cú sốc trên các phương tiện truyền thông. Năm (05) người dân sống trong bán kính 1km cách nhà máy đã bị bệnh bụi phổi do Amiăng và 2 người đã chết. Cú sốc Kobuta làm cho Chính phủ Nhật Bản phải tổ chức ngay một cuộc họp khẩn cấp bàn về vấn đề Amiăng và sau đó ban hành đạo luật cấm hoàn toàn Amiăng tại Nhật Bản. Tính đến tháng 07/2014, công ty Kubota đã chi trả cho 274 người dân và người từng sống tại các nhà máy với tổng số tiền gần 100 triệu USD.

- Tại Trung Quốc theo báo cáo của Yiping Feng, JianLiu Tiahu Zhang (Thượng Hải) Trung Quốc là nước khai thác, sử dụng và xuất khẩu Amiăng; hiện tại có 120 mỏ với 23.000 người khai thác, số người tiếp xúc nghề nghiệp vài trăm ngàn người. Theo kết quả 25 nghiên cứu từ 1960-1999 trên 16.193 đối tượng làm ở các mỏ và nhà máy, thì tỷ lệ trung bình bệnh bụi phổi-Amiăng phổ biến là 13.6% .Thời gian tiếp xúc trung bình khoảng 10-15 năm. Dựa trên tỷ lệ số ca bệnh bụi phổi-Amiăng trên số ca bệnh bụi phổi ước tính có 4.690 trên

35

tổng số 425.000 bệnh nhân bệnh bụi phổi bị mắc bệnh bụi phổi-Amiăng vào năm 2000.

- Singapore: theo báo cáo của HockSiang Lee, Huping Oei hiện nay chỉ có 38 trường hợp bị bệnh bụi phổi - Amiăng và đã có các trường hợp bị ung thư trung biểu mô do tiếp xúc với Amiăng.

Sariton Taptagaporn (2002) Thái Lan là nước sử dụng nhiều Amiăng nhưng cho đến nay chưa phát hiện một trường hợp bệnh nào bị bệnh bụi phổi -Amiăng. Tác giả nghiên cứu trên 701 công nhân có 13 trường hợp dầy màng phổi có tiếp xúc nghề nghiệp trên 10 năm với Amiăng.

Qua thực nghiệm và trên thực tế các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng Amiăng nhóm Amphibol rất độc gây xơ hoá phổi, ung thư phổi, ung thư trung biểu mô và hậu hoạ vẫn có thể tiếp tục thậm chí sau hơn 40 năm ngừng tiếp xúc vẫn có thể bị bệnh. Chính vì vậy Amiăng thuộc nhóm này hiện nay đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới. Trong khi đó tính độc hại của Amiăng nhóm Chrysotil ít độc hơn nên hiện nay vẫn có rất nhiều nước đang dùng.

Tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều thống kê, báo cáo về tình hình bệnh tật do các nhóm Amiăng gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao nhận thức của người dân vùng sâu vùng xa về ảnh hưởng của tấm lợp chứa amiang đến sức khỏe và môi trường (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w