Các nghiên cứu thống kê về các ảnh hƣởng sức khỏe của Amiăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao nhận thức của người dân vùng sâu vùng xa về ảnh hưởng của tấm lợp chứa amiang đến sức khỏe và môi trường (Trang 51 - 53)

1. Phơi nhiễm với Amiăng

1.9. Các nghiên cứu thống kê về các ảnh hƣởng sức khỏe của Amiăng

Amiăng là chất gây ung thư nghề nghiệp quan trọng nhất ước tính gây ra

½ số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp trên thế giới. Gánh nặng bệnh tật toàn cầu do Amiăng là mỗi năm có hơn 100.000 người chết và hơn 1,5 triệu năm phải sống với khuyết tật. Số người chết do ung thư phổi là 41.000 người. Số người chết do ung thư trung biểu mô ác tính là 59.000 người. Amiăng là nguyên nhân của 80% các trường hợp bị ung thư trung biểu mô ác tính ở người. Số người chết do ung thư trung biểu mô ác tính ngày càng gia tăng ở các nước phát triển đã sử dụng nhiều Amiăng trong quá khứ.

Theo Trung tâm thống kê sức khoẻ Mỹ, từ 1968-1994 có 12.179 trường hợp tử vong do bệnh liên quan đến Amiăng. Nghiên cứu của đại học Mount Sinai, Mỹ, trong những năm giữa thập kỷ 90, hàng năm có 9.700 công nhân Mỹ chết vì các bệnh có liên quan đến Amiăng, trong đó tỷ lệ tử vong do ung thư liên quan đến Amiăng của ngành xây dựng chiếm 34% trong các ngành công nghiệp. Từ 1991-1994, 24% ca bệnh bụi phổi-Amiăng bị chết là công nhân xây dựng, 7% là công nhân đóng tàu.

Hầu hết các tác giả cho rằng Amiăng liên quan đến sự bất thường của màng phổi là mảng màng phổi, dày màng phổi và được phát hiện qua phim Xquang phổi. Ung thư trung biểu mô là loại ung thư hiếm gặp, tỷ lệ mắc thấp khoảng 1-2

phần triệu và trong thập kỷ gần đây tỷ lệ này tăng vọt ở các nước công nghiệp hoá từ 10-25 phần triệu/ năm vào năm 1990 ở các nước Tây Âu và trong đó cũng có các trường hợp là tiếp xúc với Amiăng. Người ta cũng cho rằng bệnh thường xuất hiện sau 30 năm tiếp xúc (Peto J và cộng sự 1999) [20].

Viện Hàn lâm Y học lao động Nga kết hợp với Viện quốc gia an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của Mỹ (NIOSH) và Viện sức khỏe nghề nghiệp của Phần Lan (FIOH) (2002) khám lâm sàng chụp X-quang cho 2.003 công nhân có tiếp xúc nghề nghiệp với Amiăng thấy có khoảng 10% công nhân có hình ảnh tổn thương kiểu đám mờ nhỏ không đều trên phim chụp X-quang phổi và 4% canxi hoá màng phổi với tuổi nghề trên 10 năm, tuổi đời trên 47 năm.

Ở Nhật Bản, từ năm 1995 đến 1999, ước tính tử vong trung bình hàng

năm do ung thư trung biểu mô màng phổi là khoảng 500. Số ca ung thư hô hấp nghề nghiệp được bồi thường hàng năm do phơi nhiễm amiăng cũng đang tăng lên. Tính đến cuối tháng 3 năm 2000, 162 trường hợp ung thư trung biểu mô ác tính và 197 trường hợp ung thư phổi đã được bồi thường [21].

Báo cáo tại hội nghị về Amiăng tháng 9 năm 2002 tại Kytakyusu, năm 1985 có 784 trường hợp bị bệnh bụi phổi - Amiăng, năm 1994 có 462 trường hợp. Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng khó xác định nguyên nhân ung thư phổi do tiếp xúc với Amiăng. Hàng năm chỉ có từ 10-20 ca ung thư phổi được xác định là do tiếp xúc nghề nghiệp có Amiăng (con số này thông qua hệ thống bồi thường bệnh nghề nghiệp).

Shixiong Cai, Zhang Chaohe (2001) cho biết qua 25 nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 1960-1999 trên 16.193 đối tượng làm ở các mỏ và nhà máy của Trung Quốc, tỷ lệ trung bình bệnh bụi phổi-Amiăng phổ biến là 13,6% và thời gian tiếp xúc trung bình là từ 10-15 năm [22].

Theo Yiping Feng, Jian Liu và Tianhu Zhang (2002), Trung Quốc là nước sản xuất Amiăng lớn sau Nga và Canada và sản xuất tăng nhanh vào những năm 1990. Từ năm 1949-1986 có 4.289 ca bệnh bụi phổi – Amiăng. Dựa trên tỷ lệ số ca bệnh bụi phổi-Amiăng trên số ca bệnh bụi phổi, ước tính

39

có 4.690 ca bệnh bụi phổi-Amiăng trên tổng số 425.000 bệnh nhân bệnh bụi phổi vào năm 2000.

Theo tác giả Sariton Taptagaporn (2002) Thái Lan là nước sử dụng nhiều Amiăng nhưng cho đến nay chưa phát hiện một trường hợp bệnh nào bị bệnh bụi phổi-Amiăng. Tác giả nghiên cứu trên 701 công nhân thấy có 13 trường hợp dày màng phổi và có tiếp xúc nghề nghiệp trên 10 năm với Amiăng.

Các báo cáo về các trường hợp ung thư ở Hàn Quốc cho biết ung thư phổi tăng nhanh hơn so với 15 năm trước đây, số tử vong cũng tăng gấp 3 lần [10]. Năm 1993, chụp X-quang phổi cho các công nhân dệt Amiăng, kết quả là có 3% có biểu hiện bệnh bụi phổi-Amiăng, 1/2 số này thấy có biến đổi chức năng hô hấp hạn chế. Người ta cũng thấy có mối liên quan rõ ràng về liều đáp ứng trong nhóm nghiên cứu, không có ai trong nhóm dưới 10 năm làm việc có biểu hiện bệnh, trong khi đó 8% số người làm trên 20 năm có các biểu hiện bất thường trên phim X-quang phổi.

Ở Việt Nam, bệnh bụi phổi Amiăng được công nhận là Bệnh nghề nghiệp (BNN) được đền bù từ năm 1976, nhưng cho đến năm 2008 cũng mới chỉ giám định và đền bù được 3 trường hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao nhận thức của người dân vùng sâu vùng xa về ảnh hưởng của tấm lợp chứa amiang đến sức khỏe và môi trường (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w