Chế độ nhiệt độ nước biển lớp nước mặt

Một phần của tài liệu Hải dương học Biển Đông ( Lê Đức Tố ) - Chương 2 potx (Trang 74 - 78)

- Thời gian triều dâng kéo dài hơnthời gian triều

a. Lượng vận chuyển do hoàn b Vận chuyển do hoàn lưu mặt (triệu m3/s) lưu mặt (triệu m3/s) + Nước trồi o Dòng chìm c Hình thế mực biển (cm)

2.7.1. Chế độ nhiệt độ nước biển lớp nước mặt

Nhiệt độ nước biển Đông trên mặt không biến động trong phạm vi rộng như ở các biển ôn đới cũng không thuần nhất như các biển nhiệt đới khác : biên độ trung bình năm tương đối nhỏ ở phía nam (khoảng 2-30C) nhưng tăng dần khi càng đi lên phía bắc. ở phía bắc vịnh Bắc Bộ và lân cận eo Đài Loan, trị số này có thể đạt 12-150C lớn hơn giá trị biên độ nhiệt độ năm của khí hậu Việt Nam (100C).

Trong thời kỳ hạ thu, sự phân bố nhiệt độ nước tầng mặt giữa các vùng trên biển rất đồng đều. Đặc biệt trong tháng 8, vào thời kỳ thịnh hành của gió

mùa tây nam, nhiệt độ nước trung bình toàn biển đạt trị số lớn 280C - 290C (hình 21). Khu vực có nhiệt độ cao là vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và ven bờ Tây quần đảo Kalimanta nơi chịu ảnh hưởng nhiều của lục địa. Khu vực có nền nhiệt thấp là vùng nước ven bờ Nam Trung Bộ Việt Nam giá trị nhiệt độ luôn thấp hơn 270C theo số liệu thống kê nhiều năm và có thể gặp giá trị thấp nhất đến 24 - 260C theo số liệu khảo sát của các tàu Liên Xô và của các đề tài thuộc chương trình, nguyên nhân là hoạt động nước trồi gió mùa tây nam.

Trong mùa gió đông bắc, sự phân bố nhiệt độ nước trên mặt biển chịu ảnh hưởng rõ rệt của không khí lạnh cực đới chuyển về. Các đường đẳng nhiệt của nước biển tầng mặt tháng 2 đều uốn theo đông bắc - tây nam, hình thành các lưỡi nước lạnh ăn sâu xuống phía tây nam của biển, với trị số dưới 250C, thậm chí dưới 220C. Trong mùa đông gradien nhiệt độ nước theo vĩ độ đạt giá trị đáng kể, trung bình trên dưới 10C theo mỗi vĩ độ ở vùng biển từ vĩ độ 19o Bắc trở lên. Đặc biệt khi gió mùa đông bắc tràn về gradient này càng được tăng cường, ở phía bắc vịnh Bắc Bộ đã quan sát thấy những nhiệt độ trung bình tháng trong mùa đông dưới mức 170 - 180C (hình 20).

ở phía nam và đông nam của biển cũng như trong vịnh Thái Lan, nhiệt độ nước biển tầng mặt biến thiên ít theo không gian và tương đối ấm: khoảng 25-270C trong tháng 2 và 26-290C trong tháng 11. Có thể nói trong vùng rộng lớn ngoài khơi nam Biển Đông ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa đông bắc không mạnh bằng vùng ven bờ Việt Nam nơi hình thành các lưỡi nhiệt độ thấp xuống sâu đến vĩ tuyến 50N.

Người ta cho rằng ở vùng khơi Biển Đông, nhiệt độ nước của lớp bề mặt chịu ảnh hưởng trực tiếp của các qúa trình tương tác mạnh biển - khí quyển.

Hình 21 Nhiệt độ trung bình mùa mưa lớp nước mặt (oC)

Hình 21 b. Dị thường nhiệt độ tầng mặt, mùa đông ( 0 C )

Lớp nước mặt đó có bề dày khoảng 30-40m trong mùa hè và khoảng 70-90m mùa đông. Từ khoảng 100m xuống sâu hơn là lớp nước có nhiệt độ nhỏ hơn 250C, sâu hơn là khối nước lạnh ổn định.

Trên các bản đồ dị thường nhiệt độ lớp nước tầng mặt mùa hè (hình 21a), thể hiện rất rõ sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hoạt động nước trồi gió mùa tây nam lên vùng biển nam Trung Bộ và đông Nam Bộ. Một vùng rộng lớn dị thường nhiệt độ nước có giá trị âm kéo dài từ vĩ tuyến 15oN đến 10oN thậm chí còn lan tỏa xuống vùng miền nam Biển Đông (5oN, 113oE). Toàn bộ vùng nước xung quanh đảo Phú Quý và Côn Đảo thuộc vùng dị thường nhiệt độ âm. Đến đây có thể liên tưởng đến căn nguyên hiện tượng phân kỳ của hoàn lưu xoáy thuận nam Biển Đông. Chuyển sang mùa gió đông bắc, khối nước lạnh trên mặt biển với dị thường nhiệt độ âm lạnh hơn và rộng lớn hơn gần như phủ kín toàn bộ thềm lục địa phía tây của biển (hình 21.b). Khối nước lạnh nhất (dị thường -1oC) nằm sát ven bờ nam Trung Bộ Việt Nam và ven bờ vịnh Bắc Bộ, ở vịnh Bắc Bộ khối nước lạnh dị thường nhiệt độ bằng -1oC bao bọc xung quanh trung tâm vịnh có dị thường nhiệt độ âm như một hình vành khăn.

Song hai khối nước lạnh nói trên bị gián đoạn ở vĩ tuyến 15oN - 17oN do hoàn lưu gió mùa đông bắc trên Biển Đông đem khối nước biển khơi ấm hơn áp sát vào vùng nước nông ven bờ Việt Nam đè lên khối nước lạnh từ vịnh Bắc Bộ tải ra, với tốc độ lớn (>60 - 70cm/s), dòng nước lạnh này vẫn đủ khả năng

xâm nhập xuống nam Trung Bộ. Như vậy khác với mùa hè nguyên nhân của sự biến động khối nước lạnh phía bờ tây Biển Đông là hoàn lưu gió mùa Đông Bắc.

Một phần của tài liệu Hải dương học Biển Đông ( Lê Đức Tố ) - Chương 2 potx (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)