- Thời gian triều dâng kéo dài hơnthời gian triều
a. Lượng vận chuyển do hoàn b Vận chuyển do hoàn lưu mặt (triệu m3/s) lưu mặt (triệu m3/s) + Nước trồi o Dòng chìm c Hình thế mực biển (cm)
2.6.2. Sóng trong mùa hè (tháng 6 đến tháng 8)
Sóng gió trùng với hướng của gió mùa tây nam, song cường độ và tần suất đều yếu hơn sóng gió mùa đông bắc. Nhìn chung, hướng sóng gió tây nam thịnh hành và ổn định trên vùng khơi với tần suất 60-70% ở phía nam và 50-60% ở phía bắc. ở phía nam của biển sóng gió mùa tây nam mạnh hơn so với vùng phía bắc và ngoài hướng chính là tây nam còn xuất hiện sóng gió hướng tây với tần suất nhỏ 5-10% và sóng gió hướng nam ở phía bắc.
ở vùng vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, hướng gió thịnh hành chịu ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện địa phương, ở vịnh Bắc Bộ hướng thịnh hành là đông nam. ở vịnh Thái Lan ngoài hướng chính là tây nam với tần suất lớn 40- 50% còn có các hướng sóng tây bắc là 15% và hướng tây là 10%.
Trong mùa hè, sóng lừng cũng phát triển khá mạnh với tần suất cao, chiếm 50-60% ở phía nam của biển chiếm 40-50% ở phía bắc của biển. Trong mùa hè sự phân biệt giữa sóng gió và sóng lừng dễ thấy nhất. Vào mùa này ở ven bờ nước ta có thể phân biệt rất rõ sóng lừng truyền từ ngoài khơi theo hướng đông nam vào trong những ngày gió tây thổi theo hướng từ bờ ra khơi. Chính nhờ kinh nghiệm đó mà ngư dân ven biển phía nam vịnh Bắc Bộ, trong điều kiện trời mù trên biển đã tìm được đường ra khơi dựa vào hướng sóng lừng truyền vào.
Nếu không kể đến các trường hợp bão, sóng gió và sóng lừng trong mùa hè có cường độ nhỏ hơn so với mùa đông, độ cao trung bình khoảng 1,2 m có khi tới 3m và chu kỳ khoảng 5-9 giây.
Vào các thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa gió, sóng gió và sóng lừng tuỳ vẫn còn chịu ảnh hưởng của các hệ thống gió mùa sóng đã yếu dần. Trong
các thời kỳ chuyển tiếp này, có thể có nhiều hệ sóng gió khác nhau ít ổn định về hướng và cường độ theo thời gian và sóng lừng càng ít bền vững hơn so với các mùa gió chính.