Sóng khi có bão và áp thấp nhiệt đớ

Một phần của tài liệu Hải dương học Biển Đông ( Lê Đức Tố ) - Chương 2 potx (Trang 73 - 74)

- Thời gian triều dâng kéo dài hơnthời gian triều

a. Lượng vận chuyển do hoàn b Vận chuyển do hoàn lưu mặt (triệu m3/s) lưu mặt (triệu m3/s) + Nước trồi o Dòng chìm c Hình thế mực biển (cm)

2.6.3. Sóng khi có bão và áp thấp nhiệt đớ

Trường sóng trên biển có dạng riêng và thường đạt giá trị cực đại trong năm. Khi trên biển có bão thường hình thành nhiều hệ sóng cách trung tâm bão khoảng vài trăm kilômét (tuỳ theo cường độ bão), và cách xa trung tâm bão hàng nghìn kilomét có thể thấy sóng lừng do bão truyền đến. Theo kết quả đo đạc trên Biển Đông đã thu được các giá trị sau đây về sóng trong trường hợp bão (và gió mạnh).

 ở biển khơi độ cao sóng trung bình trên 5m, độ cao lớn nhất có thể vượt quá 10m (có trường hợp tới 11-12m). Chu kỳ trên 10 giây (đã thu được số liệu đo bằng sóng ký là 10,5m ở thềm lục địa phía nam, khi gió 25-27m/s). Sóng bão ở vịnh Bắc Bộ đã đo được bằng máy quang học lớn hơn 6m, chu kỳ 11 giây, độ dài 210m.

 ở vùng ven bờ có độ sâu nhỏ hơn 25m, độ cao sóng trung bình lớn hơn 3m, lớn nhất trên 6m và chu kỳ trên 9 giây.

ở vùng biển nước ta, có thể quan sát thấy những sóng lừng báo hiệu bão từ nhiều ngày trước khi bão tới. Khi bão còn đang ở ngoài khơi Biển Đông, các đợt sóng lừng từ các hệ sóng gió ở trung tâm bão được truyền ra xa ở xa nơi có hướng gió đã khác và tốc độ gió đã giảm rõ rệt. Tốc độ di chuyển của bão trên biển thường ít khi vượt quá 25 km/giờ, trong khi đó tốc độ truyền của sóng bão có thể đạt 30 km/giờ, thậm chí tới 50km/giờ hoặc hơn. Chính vì lẽ đó mà sóng có thể tiến tới bờ trước khi bão tới. Càng xa dần tâm bão, sóng lừng càng giảm rõ rệt về độ cao, có dạng rất đều đặn với sườn sóng thoai thoải và chu kỳ sóng tăng lên tới trên 15 giây, ở bờ biển phía Bắc nước ta có thể quan sát thấy loại sóng lừng báo hiệu này tới bờ theo hướng đông nam hoặc đông (đối với bờ biển Trung Trung Bộ), trong khi đó gió vẫn thổi theo hướng khác hoặc ngược hẳn với hướng truyền sóng. Nếu bão lớn hoặc bão đang tới gần thì hướng gió ở gần bờ biển nước ta chuyển sang hướng tây. Đó cũng là một trong những kinh nghiệm đoán bão phổ biến nhất của ngư dân vùng biển nước ta.

Sự phân bố sóng trên biển khi có bão không đơn giản như khi có gió mùa vì đồng thời có nhiều hệ sóng với hướng và cường độ rất khác nhau, diễn biến nhanh theo không gian và theo thời gian. Hiện nay ta chưa có tài liệu quan sát đầy đủ và tin cậy về trường sóng biển cụ thể trong trường hợp bão ở gần. Tuy nhiên, có thể suy ra gần đúng từ các kết quả khảo sát sóng bão bằng các thiết bị hiện đại một số vùng biển khác.

Sóng biển ở khu vực tâm bão là những sóng cực lớn, rất dốc, hỗn độn xem kẽ nhau và không có hướng xác định rất nguy hiểm đối với tàu thuyền, ở vùng này và vùng lân cận không có sóng lừng. Càng xa tâm bão, chừng nào mà gió còn khá mạnh thì năng lượng gió vẫn tiếp tục truyền cho sóng và các hệ sóng vẫn tồn tại theo hướng gió thổi, nhưng độ cao sóng giảm dần cho đến khi hướng gió đã thay đổi đáng kể (khoảng trên 450) so với hướng truyền sóng hoặc khi tốc độ gió đã trở nên nhỏ hơn tốc độ truyền sóng một cách khá rõ rệt thì sóng gió chuyển thành sóng lừng. Khi đó sóng truyền đi xa dưới dạng dao động tắt dần. Càng xa tâm bão, độ cao sóng càng giảm nhưng chu kỳ sóng lại tăng lên có thể tới 30 giây hay hơn (xa tâm bão hàng trăm, hàng nghìn hải lý). Theo kết quả quan sát từ nhiều năm nay, sóng bão lớn và nguy hiểm nhất thường ở bên phải, góc phía trước theo đường di chuyển của bão.

2.7. Đặc điểm chế độ nhiệt - muối

Trên nền khí hậu nhiệt đới, có tác động sâu sắc của gió mùa, các điều kiện địa phương (địa hình, độ sâu, nước lục địa) và ảnh hưởng của vùng biển lân cận, sự phân bố nhiệt độ và độ muối nước biển Đông bị xoá đi tính quy luật địa đới qui mô toàn cầu.

Một phần của tài liệu Hải dương học Biển Đông ( Lê Đức Tố ) - Chương 2 potx (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)