- Thời gian triều dâng kéo dài hơnthời gian triều
a. Lượng vận chuyển do hoàn b Vận chuyển do hoàn lưu mặt (triệu m3/s) lưu mặt (triệu m3/s) + Nước trồi o Dòng chìm c Hình thế mực biển (cm)
2.6.1. Sóng trong mùa gió đông bắc (tháng 11 đến tháng 3 năm sau)
Hướng sóng chủ yếu trên biển khơi là hướng đông bắc, sau đó là hướng bắc và đông, các hướng còn lại không đáng kể. Tháng 11 và tháng 12 trường sóng hướng đông bắc chiếm ưu thế nhưng miền có độ cao sóng lớn trên 3m là không rộng ở phía bắc Biển Đông. Tháng 1 và tháng 2 ở vùng giữa biển tồn tại một miền có độ cao sóng lớn hơn 4m với hướng đông bắc. Do ảnh hưởng điều kiện địa hình và đà gió, nên ở phía bắc, sóng gió hướng đông bắc cao hơn so với phía nam (tần suất khoảng 70-85% ở phía bắc và 60-75% ở phía nam), sóng gió hướng đông ở phía bắc cũng cao hơn so với phía nam (tần suất 7-15%) còn ở phía đông của biển hầu như không thấy. Trong mùa đông, sóng gió theo hướng đông bắc khá ổn định và cường độ mạnh hơn do gío mùa đông bắc thổi ổn định với cường độ lớn hơn gió mùa tây nam. Trong mùa đông, sóng lừng cũng được hình thành cùng với sóng gió. Trước, và sau những đợt gió mùa đông bắc gió chuyển hướng hoặc giảm tốc độ hình hành loại song lừng, về cơ bản cùng hướng với sóng gió chính. Dọc ven bờ Việt Nam, sóng gió và sóng lừng mùa đông có thể đạt giá trị trung bình khoảng 2-3 m về độ cao và 7-10 giây về chu kỳ.
Thanh Hoá trở vào.Việc vận tải trên biển ở vùng phía tây của biển gặp nhiều khó khăn do sóng lớn trong mùa gió đông bắc. Các đê biển cũng cần đề phòng trường hợp sóng lớn khi gió mùa về trùng với thời kỳ triều cường vào cuối năm và đầu năm. Sóng gió và sóng lừng trong mùa đông khá ổn định dù có các hệ thống thời tiết khác xen kẽ, các hệ sóng hướng đông bắc chỉ thay đổi rất ít.
Tháng 4 đến tháng 5 là thời gian chuyển tiếp giữa hai mùa chính, sóng gió chuyển hướng dần từ đông bắc sang tây nam.